Storytelling - Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện như thế nào? (Part 1)

Storytelling hay còn được gọi là hình thức kể chuyện chính là trợ thủ đắc lực giúp một thương hiệu tỏa sáng. Những cái tên có thể dễ bị lãng quên nhưng những câu chuyện hay thì sẽ luôn được ghi nhớ. Vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này trong chiến lược Marketing của mình.

"Đừng bán sản phẩm. Trước tiên hãy cố gắng bán một câu chuyện thật hấp dẫn". Ngày hôm nay, ACCESSTRADE sẽ chia sẻ cách 1 doanh nghiệp sử dụng nghệ thuật Storytelling để áp dụng vào chiến lược marketing của mình.

Bạn đã hiểu được tại sao doanh nghiệp của bạn cần một câu chuyện. Cần những gì để tạo nên một câu chuyện thật tuyệt vời. Đầu tiên bạn phải định hình được câu chuyện bạn định kể. Bạn cần phải giữ khách hàng lắng nghe và nhập tâm vào câu chuyện. Nhưng để định hình được câu chuyện thương hiệu, bạn phải hiểu được lý thuyết về "Vòng tròn vàng".

Vòng tròn vàng? Nghe có vẻ huyền bí nhỉ? Simon Sinek từng nói "Khách hàng không mua cái mà bạn làm. Họ mua việc tại sao bạn lại làm ra cái đó". Simon Sinek là một cựu chuyên gia advertising người được biết đến nhiều nhất với lý thuyết "Vòng tròn vàng".

Lý thuyết "Vòng tròn vàng" luôn bắt đầu với câu hỏi WHY. Theo Sinek, mọi người khi giao tiếp với nhau chủ yếu bắt đầu vớicái họ đã làm, rồi sau đó mới nói đến việc họ làm nó như thế nào và tại sao lại làm như thế. Nhưng những công ty - biểu tượng cho sự độc đáo và thành công như Apple và Google lại giao tiếp theo hình thức - Họ bắt đầu với câu hỏi tại sao, sau đó mới đến như thế nào và cuối cùng là cái gì. Nói cho dễ hiểu, "tại sao" là "tại sao bạn làm cái này?" "Như thế nào" nghĩa là "Nó giúp ích như thế nào cho khách hàng?". Và "cái gì" nghĩa là "Bạn sẽ đưa cho họ sản phẩm gì?"


Vậy tại sao thứ tự câu hỏi bạn thường đưa ra khi giao tiếp lại có vấn đề?


Vấn đề này nằm ở não bộ của chúng ta. Khi nói về cái bạn làm, não bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích. Nhưng khi đề cập đến việc "tại sao" và "như thế nào", bạn đang giao tiếp với cảm xúc và đối mặt với hành vi của con người. Hãy ghi nhớ rằng, kể chuyện chính là kết nối cảm xúc. Khi lên kế hoạch cho một câu chuyện, hãy dành thời gian nghĩ về
cách mà bạn sẽ kể nó.

Để thực sự kết nối với hoàn cảnh và khách hàng, hãy đưa ra lý do cho câu chuyện. Hãy chạm vào những khía cạnh của cảm xúc và từ đó bắt đầu giáo dục, xây dựng nhận thức cho khách hàng. Lý thuyết "Vòng tròn vàng" có thể giúp bạn tạo nên những tuyên bố mang tầm sứ mệnh và tạo sức nặng cho nội dung của bạn.

Bây giờ, bạn đã hiểu được trình tự để tạo ra một câu chuyện. Tiếp theo, việc xem xét đến những yếu tố dùng để xây dựng nên câu chuyện cũng rất quan trọng. Dù bạn có đang kể câu chuyện nào theo cách nào đi chăng nữa
có 3 yếu tố rất quan trọng: Nhân vật, xung đột và giải pháp. Nhưng làm thế nào để 3 yếu tố này kết nối với câu chuyện và content marketing? Hãy bắt đầu với nhân vật. Câu chuyện nào cũng cần phải có nhân vật. Mọi câu chuyện phải có ít nhất một nhân vật. Bạn cần giới thiệu những người có liên quan

Với content marketing, những người có liên quan chính là độc giả cũng như khán giả. Một câu chuyện không thể xảy ra với sự thiếu hiểu biết về khách hàng của bạn. Bạn phải luôn luôn lắng nghe và phản hồi trước nhu cầu của họ. Nếu những khách hàng tiềm năng nhận được câu trả lời cho những thắc mắc của họ và thấy bản thân mình trong câu chuyện của bạn. Họ rất có thể sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.


Xây dựng đoạn kết là một trải nghiệm "happy ending"!


Dành một vài phút suy nghĩ về một bài viết (có thể là một post trên blog) bạn cảm thấy hữu ích và "khớp" với bản thân. Bạn đang nghĩ về nó rồi chứ? Được rồi. Vậy tại sao bài viết đó lại đáng nhớ như vậy?

Có một vài lý do, nhưng một số mẩu content hoặc câu chuyện có thể hằn sâu vào tâm trí khán giả là bởi tuyến nhân vật trong đó. Câu chuyện bạn đang nghĩ đến, bạn có nhận thấy bản thân mình trong đó không? Có phải bạn cảm thấy "cộng hưởng" với câu chuyện bởi vì nó giúp bạn thỏa mãn những thắc mắc hay giải quyết các vấn đề?

Các nhân vật là mối liên kết giữa bạn, người kể chuyện và khách hàng của bạn. Hãy chắc chắn bạn đang tập trung vào đúng nhân vật bằng việc bắt đầu từ chân dung khách hàng. Việc hình dung về chân dung của khách hàng lý tưởng sẽ giúp bạn nhận thức được mục tiêu và thách thức mà các nhân vật trong câu chuyện của bạn phải đối mặt.

Khách hàng của bạn là một bà nội trợ toàn thời gian? Bạn biết rằng họ hầu như không có thời gian rảnh và họ sẽ tự mô tả bản thân là một người vô cùng bận rộn. Hãy nhớ lấy điều đó để đưa vào câu chuyện của bạn.

Hay khách hàng của bạn là một bà chủ đang tìm kiếm một giải pháp tốt hơn để đối thoại với các thành viên khác trong team? Bà ấy có thể nhận thấy bản thân mình trong câu chuyện nếu các nhận vật của bạn ở trong cùng một team.

Hoặc nếu bạn là một tổ chức giáo dục đang tìm cách thu hút học sinh, những người quan tâm đến các khóa học online. Họ có thể bị thu hút bởi những câu chuyện thành công của những học viên giống họ. Không quan trọng khách hàng của bạn là ai, câu chuyện bạn kể phải tạo được sự đồng cảm và liên quan đến khách hàng.

Trong lúc ghi nhớ chân dung khách hàng, đừng quên xác định góc nhìn của câu chuyện. Ngôi thứ nhất? Thứ hai hay thứ ba? Không có lựa chọn nào là sai hay đúng. Điều này phụ thuộc vào chân dung khách hàng, câu chuyện bạn muốn kể và thể loại truyện. Đối với ngôi thứ nhất, nhân vật chính là bản thân bạn. Bạn sử dụng các câu như "Tôi nghĩ rằng", "tôi thấy rằng"... Sử dụng loại ngôn ngữ này để kể chuyện sẽ làm tăng tính chia sẻ, bộc bạch. Nó giúp bạn xây dựng được mối liên kết cá nhân.

Bạn có thể sử dụng điều này để gây dựng sức ảnh hưởng. Tích cực sử dụng ngôi thứ nhất khi có sự hiện diện của một người nổi tiếng, góc nhìn của nhân vật chính là khán giả. "Bạn sẽ thấy rằng", "Bạn sẽ hiểu được rằng". Khi sử dụng ngôi kể này, bạn phải thực sự nhìn thấu được chân dung khách hàng.

Cá nhân hóa nội dung bằng cách xác định mong muốn và "nỗi đau" của khách hàng. Hãy kể chuyện sao cho càng khơi gợi nhiều sự đồng cảm càng tốt.


Cuối cùng, đừng quên ngôi thứ ba. Tức là "anh ấy nói", "cô ấy bảo",... Quay trở lại với ví dụ về tổ chức giáo dục
đã đề cập ở trên. Sẽ rất hợp lý nếu bạn sử dụng ngôi thứ ba cho câu chuyện này. Các trường hợp về khách hàng của bạn là một ví dụ tuyệt vời cho việc sử dụng ngôi thứ ba.

Những câu chuyện sử dụng ngôi kể này có thể hư cấu hoặc không. Tôi xin nhắc lại lần nữa, không có chuyện đúng - sai khi sử dụng các ngôi kể. Luôn luôn suy nghĩ về khách hàng và tìm cách làm hài lòng họ nhất.

Trên đây là bài viết giúp các marketer ứng dụng nghệ thuật kể truyện (Storytelling) được ACCESSTRADE tổng hợp, phục vụ cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Tìm hiểu thêm về giải pháp tiếp thị liên kết của ACCESSTRADE đối tác của hơn 150 thương hiệu: Shopee, Tiki,Viettravel, Booking, Sunhouse, Citi Bank, Shinhan Bankvới hơn 185.000 Publisher trên toàn hệ thống: