Làm cách nào để quản lý dữ liệu tập trung, giảm thiểu rủi ro về dữ liệu

Đã không ít tình trạng doanh nghiệp bị mất dữ liệu hoạc dữ liệu thu thập, phân tích bị sai vầ ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc xây dựng và đánh giá chiến lược.

Có một thực trạng hiện nay mà rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải đó là vấn đề tích hợp và quản lý dữ liệu tập trung. Trước đây, các doanh nghiệp đã quá quen với việc dữ liệu bị phân tán, rải rác ở máy của nhân viên ở các cấp khác nhau. Thực trạng này dẫn đến nguy cơ bị mất dữ liệu do thiết bị bị mất, bị hỏng hoặc do nhân viên nghỉ việc. Nghiêm trọng hơn, bí mật của công ty có thể bị lộ.

Luôn có rủi ro khi dữ liệu bị rải rác tại nhiều cấp và khu vực khác nhau

Bên cạnh đó, rất nhiều nhà quản lý lo ngại đó là tính minh bạch và khách quan từ những dữ liệu mà họ nhận được từ các cấp. Khi dữ liệu được thông qua quá nhiều bộ phận trung gian khác nhau, vấn đề thống kê sai số liệu dẫn đến tình trạng nhà quản lý nắm bắt thiếu thông tin là thực trạng khó tránh khỏi.

Sự thay đổi đã giúp các doanh nghiệp

Để khắc phục vấn đề, doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung cho phép doanh nghiệp liên kết tất cả các dữ liệu quan trọng trên hệ thống, tạo ra một nguồn tham chiếu duy nhất. Đảm bảo tính thông suốt và liên tục cho hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.

Với hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, toàn bộ dữ liệu của daonh nghiệp để được bảo mật, động bộ, dễ dàng phân tích báo cáo và quản lý

Hệ thống hoạt động như thế nào ?

Các hệ thống quản lý dữ liệu tập trung trong thời gian gần đây đều hoạt động theo quy trình sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp đều có tính liên kết với nhau. Sự liên kết dữ liệu từ hệ thống này đến hệ thống khác, sự liên kết từ những dữ liệu nội bộ doanh nghiệp với dữ liệu từ bên ngoài. Mối tương quan giữa các dữ liệu được thu thập là câu trả lời cho chỉ số mà nhà quản lý cần biết.

Đầu tiên, hệ thống sẽ thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau trên hệ thống.

Bước 2: Truy hồi dữ liệu và phân tích

Nhà quản lý sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh thực tại bằng cách so sánh các chỉ số thu được ở thời điểm hiện tại với các chỉ số được truy hồi từ quá khứ. Dựa trên các Công thức đã được thiết lập, hệ thống sẽ tính toán, tìm ra các chỉ số và quy luật, mối tương quan giữa chúng.

Bước 3. Báo cáo trực quan

Hệ thống quản lý dữ liệu tập trung không chỉ là tạo nguồn tham chiếu tổng quan cho toàn hệ thống mà còn là nền tảng khóa học biến từ những dữ liệu thô trở thành những biểu đồ, bảng phân tích có nghĩa.

Với những hình ảnh trực quan mà hệ thống quản lý dữ liệu thập trung cung cấp, nhà quản lý sẽ biết được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số:

  • Tìm hiểu về thông tin, hành vi và insight khách hàng
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số thu được
  • Tìm xu hướng mua sắm của khách hàng theo thời gian
  • So sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cửa hàng khác nhau

=> Từ đó thay đổi chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng

Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản lý dữ liệu tập trung thì việc lựa chọn nền tảng phù hợp để sử dụng cũng rất quan trọng. Để đảm bảo được tính bảo mật cho hệ thống, hệ thống cần có khả năng phân quyền theo user quản lý và cho phép doanh nghiệp sử dụng trên sever riêng.