Khai thác không gian thương hiệu - Điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều bỏ ngỏ

Nếu như xây dựng thương hiệu qua các kênh truyền thông là việc sử dụng khéo léo các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh thì việc xây dựng không gian thương hiệu giúp doanh nghiệp “hiện thực hóa” những giá trị thương hiệu một cách đó một cách trực quan và sinh động.

Vậy làm sao để tạo nên một không gian thương hiệu mà có thể khiến cho toàn bộ nhân viên, khách hàng, đối tác khi bước vào đều như đang trải nghiệm và lắng nghe câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp qua từng đường nét, màu sắc, chất liệu trong từng không gian? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho bài toán khó này ngay nhé!

KHÔNG GIAN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Không gian thương hiệu là một địa điểm được thiết kế với mục đích giúp những người hoạt động và tương tác trong đó cảm nhận được những cảm xúc mà thương hiệu muốn truyền tải sinh động qua thị giác và xúc giác.

Việc xây dựng không gian thương hiệu chưa thực sự được chú trọng mà thường xuất hiện ở những thương hiệu lớn, đa quốc gia hoặc có người lãnh là người nước ngoài. Bởi họ luôn quan niệm rằng dù là chi nhánh hay văn phòng đại diện thì nhân viên, khách hàng hay đối tác khi tham gia vào không gian đó cũng đều có thể trải nghiệm và cảm nhận. Đó là một điều mà hầu hết các công ty lớn nhỏ ở Việt Nam cần học hỏi.

Việc chú ý và coi trọng trong việc thiết kế không gian làm việc có thể khai thác tối đa sự sáng tạo của bản sắc thương hiệu và mang đến những giá trị không tưởng. Một cách kể chuyện thương hiệu khéo léo mà luôn mang lại hứng thú, cảm xúc cho người tham gia.

KHÔNG CHỈ LÀ KHÔNG GIAN LÀM VIỆC

Nhiều người cho rằng, không gian thương hiệu chỉ cần thiết với các địa điểm mang tính chất giao lưu, gặp gỡ khách hàng như văn phòng đại diện hay các cửa hàng, quán xá,… Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Có thể văn phòng làm việc không phải là yếu tố đầu tiên mà người đi làm chọn việc như lương, thưởng, chế độ hậu mãi nhưng lại chính là yếu tố quan trọng tạo nên môi trường làm việc lý tưởng, gắn kết và giữ chân nhân viên ở lại công ty.

Do đó, việc xây dựng một không gian thương hiệu không chỉ góp phần làm tăng sự đổi mới, sáng tạo, năng suất làm việc còn tạo thành một bản sắc riêng, một giá trị riêng của doanh nghiệp, khơi gợi niềm tự hào của nhân viên và tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác.

LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỢC KHÔNG GIAN THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ?

Một trong những ý tưởng hay nhất trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp chính là tạo ra một không gian thương hiệu ấn tượng với phong cách riêng. Đó có thể là không gian sảnh đợi, không gian triển lãm, không gian chung,… những nơi không liên quan trực tiếp đến sản phẩm của bạn nhưng lại có thể giúp người tham gia, có mặt ở đó được đắm chìm trong không gian thương hiệu của bạn. Không ít các công ty hàng đầu thế giới như Apple, ING Direct, Kodak, Google hay Nokia đều áp dụng.

Ở Việt Nam, không gian thương hiệu trong những năm gần đây được chú trọng phần nhiều ở lĩnh vực nhà hàng, quán cafe, trà sữa. Với không gian đẹp, lồng ghép một cách khéo léo thương hiệu trong đó đã giúp các địa điểm này ghi “điểm cộng” với các thực khách. Thậm chí không gian đôi khi lại chính là lý do để khách hàng quay lại và là điểm ấn tượng mà mọi người nhớ đến.

Tuy nhiên, việc xây dựng không gian thương hiệu một cách hiệu quả chưa bao giờ là dễ với các doanh nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực, mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án tạo dựng không gian thương hiệu phù hợp.

Ví dụ như với các công ty truyền thông, giải trí, những doanh nghiệp luôn đòi hỏi sự sáng tạo, năng động, vui nhộn thì việc tạo ra một không gian mở, kích thích những idea mới, những ý kiến độc đáo hay không khí cho các buổi thảo luận, brainstorm là điều hết sức cần thiết. Do đó, không gian thương hiệu trong các công ty này vừa phải đảm bảo không gian riêng tư của từng nhân viên, vừa phải có không gian sáng tạo chung, gợi lên được giá trị riêng, bản sắc riêng của doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc thiết kế không gian thương hiệu cho bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là lĩnh vực gì thì cũng cần chú trọng tới đặc thù, tính chất công việc riêng của nhân viên để có thể lựa chọn những phương án xây dựng không gian linh hoạt, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, khai thác tối đa sự tương tác của người tham gia, vừa làm nổi bật được giá trị thương hiệu.

CẦN LƯU Ý GÌ KHI XÂY DỰNG KHÔNG GIAN THƯƠNG HIỆU?

Có 4 yếu tố tạo nên một không gian thương hiệu hoàn hảo bao gồm: Nội thất, ánh sáng, âm thanh, màu sắc. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng cần xác lập đầy đủ 4 yếu tố này để tạo nên không gian thương hiệu mà cần lựa chọn một khía cạnh đặc biệt, gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hay hình ảnh của công ty để làm nổi bật hoặc nhấn mạnh nó.

Cụ thể:

  • Nội thất: Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp muốn xây dựng không gian thương hiệu đều phải coi trọng và sử dụng gần như triệt để. Nội thất văn phòng làm việc, văn phòng đại diện hay cửa hàng, nơi trưng bày sản phẩm với thiết kế riêng theo phong cách phù hợp với tinh thần thương hiệu sẽ tác động đến thị giác của người tham gia không gian đó. Nó có thể thể hiện được màu sắc thương hiệu, cá tính thương hiệu và cảm xúc cho những người tương tác. Tuy nhiên, điều này cần phải kết hợp một cách hiệu quả với các KTS nội thất để đảm bảo các hạng mục được bố trí hài hòa, vừa có thể thỏa mãn công năng sử dụng vừa có thể truyền tải tối đa các giá trị, bản sắc riêng của thương hiệu đến những người tham gia.
  • Ánh sáng: Ánh sáng được bố trí khoa học, hợp lý sẽ làm tôn lên các sản phẩm trong cửa hàng, hay các hạng mục truyền thông mà doanh nghiệp muốn khách hàng chú ý. Ở các mức độ khác nhau, ánh sáng có thể tạo cảm giác thư thái, yên tĩnh hay sôi nổi, tràn đầy năng lượng cho các khách hàng, tùy vào mục đích của nhà thiết kế.
  • Âm thanh: Từ lâu âm nhạc đã được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực ngành nghề B2C như cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, chuỗi nhà hàng, café, spa, các phòng khám nha khoa, nhi khoa… để tạo nên những cảm giác thư giãn hay vui vẻ, hưng phấn cho khách hàng. Âm thanh trong không gian thương hiệu không chỉ là âm nhạc. Tiếng gõ bàn phím trong một văn phòng, âm thanh của các loại máy chạy trong nhà xưởng cũng góp phần tạo nên một không khí lao động hăng say trong một tổ chức. Tiếng xèo xèo của miếng bít tết trên lửa nướng, hay tiếng cắt kéo của người bán nộm bò khô lại chính là điểm ghi dấu ấn tượng trong tâm trí khách hàng về thương hiệu.
  • Mùi hương: Mùi giấy mới, mùi thơm của gà rán, mùi hoa quả ngọt ngào… có hàng trăm ngàn loại mùi hương khác nhau để tạo nên trải nghiệm cho khách hàng. Mùi đồ ăn thơm phức từ cửa hàng đồ ăn nhanh hấp dẫn khứu giác và vị giác sẽ khiến người qua đường phải dừng bước. Sử dụng mùi hương như thế nào, với mức độ ra sao là một nghệ thuật và cần sự cân nhắc kĩ lưỡng để tạo hiệu quả tối đa

Mùi vỏ bưởi có thể kích thích nhân viên làm việc tốt hơn

Tạo nên trải nghiệm cho khách hàng về thương hiệu là một nhiệm vụ không đơn giản. Nó yêu cầu sự tính toán chi tiết về cả mặt khoa học và nghệ thuật để mọi yếu tố của một không gian thương hiệu phát huy tối đa tác dụng để tác động tích cực tới cảm nhận của khách hàng theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn.

Nếu tiềm lực công ty chưa đủ để thực hiện một không gian thương hiệu hoàn hảo, hiệu quả thì bạn nên tìm một công ty truyền thông phù hợp, có cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng không gian thương hiệu để đảm bảo những điều mình muốn truyền tải được thực hiện tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Greenway Creative của chúng tôi qua trang web: http://greenwaycreative.vn/