Đừng vội viết kế hoạch kinh doanh nếu chưa trả lời được 5 câu hỏi dưới đây!

Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chân thực nhất quá trình kinh doanh của nhà hàng. Nó cho chủ nhà hàng có cái nhìn trực quan nhất về tình hình và triển vọng của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh đồng thời cũng là kim chỉ nam giúp đảm bảo mọi hành động của được thực hiện đều có ý nghĩa và đi theo đúng tiến trình.

Kế hoạch kinh doanh giúp chủ nhà hàng nhận thấy trước những cơ hội, thử thách, rủi ro có thể xảy đến và đề ra giải pháp xử lý trước khi quá muộn. Đối với bất kỳ một mô hình kinh doanh nào, không chỉ là với mô hình nhà hàng thì việt xây dựng một kế hoạch kinh doanh là công việc vô cùng quan trọng. Để có được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thực tế bạn hãy nghiên cứu qua những công việc dưới đây:

Nên mua nhượng quyền hay tự khởi nghiệp luôn là một câu hỏi khó khăn. Trước khi quyết định bất cứ kế hoạch nào, hãy phân tích kỹ lợi/hại của mỗi sự lựa chọn. Đối với mỗi mô hình sẽ có những định hướng chiến lược khác nhau.

Nếu bạn quyết định sẽ mua nhượng quyền một thương hiệu có sẵn, thì mọi thứ gần như đã có sẵn; bộ nhận diện, quy trình, thiết kế và 1 kế hoạch truyền thông tiếp thị và việc của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần liên hệ với đơn vị nhượng quyền và mọi việc còn lại cứ để họ lo

Còn nếu bạn ước mơ về việc tự xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, mang cá tính vả bản sắc riêng có của bạn, hãy bắt đầu xắn tay áo chuẩn bị viết nên một bản kế hoạch kinh doanh bài bản

2. Nhân sự gồm những ai?

Bất kể việc nhà hàng vận hành theo mô hình như thế nào, vẫn cần đảm bảo có quản lý và đầu bếp. Những người này, trước hết sẽ là những người cùng bạn định hướng phát triển nhà hàng một cách phù hợp. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn thực thực đơn, định hướng phát triển, mua trang thiết bị và đề xuất các giải pháp công nghệ.

Lời khuyên dành cho bạn nên bắt đầu công việc chuẩn bị nhân lực trước khi chính thức bắt tay vào việc viết ý tưởng kinh doanh. Một quản lý có kinh nghiệm trong việc tổ chức nhà hàng sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn địa điểm, các công việc hành chính pháp lý, vận hành. Trong khi đó các đầu bếp sẽ giúp bạn lên thực đơn và thiết lập quy trình, tuyển dụng nhân viên. Hãy chắc chắn rằng, bạn đã có sẵn một đội ngủ đủ tinh nhuệ khi nhà hàng chính thức đi vào hoạt động,

3. Thực đơn gồm những món gì?

Một sai lầm rất phổ biến mà các chủ nhà hàng thường hay mắc phải là xây dựng thực đơn khi mà nội thất nhà hàng đã hoàn tất. Ngừng suy nghĩ về thiết kế, nội thất hay bất kỳ công việc nào liên quan đến xây dựng nhà hàng, trừ khi bạn đã có thực đơn cho nhà hàng. Có rất nhiều vấn đề liên quan giữa thực đơn món ăn với thiết kế nội thất của nhà hàng như thiết kế bếp, thiết kế khu vực ăn và vận hàng, 99% nhà hàng xác định hướng dịch vụ và phong cách dựa trên thực đơn nhà hàng cung cấp.

Hãy chắc chắn rằng bạn có sự đầu tư nghiêm túc vào việc xây dựng thực đơn, rất nhiều nhà hàng thất bại vì mải mê chạy theo xu hướng thị trường; chớp nhoáng và đầy biến động. Một sai lầm phổ biến nữa là giao việc lên thực đơn cho một "người quen" hoặc chính bạn sẽ là người lên thực đơn. Hãy giao nó cho người có chuyên môn - bếp trường nhà hàng.

4. Nhà hàng của bạn trông như thế nào?

Dù cho là kinh doanh nhà hàng hay bất cứ mô hình kinh doanh nào, việc không xác định rõ ràng về định hướng sẽ không tạo ra được khác biệt. Việc định vị nhà hàng sẽ bao gồm việc: lên ý tưởng, thiết kế không gian, phong cách phục vụ, thực đơn,.. mọi thứ phải thật hài hòa tạo nên một hình ảnh nhà hàng thống nhất trong mắt thực khách.

Để định vị chính xác về mô hình của nhà hàng, hãy bắt đầu từ câu hỏi: bạn mong muốn nhà hàng của mình trông như thế nào? (nhà hàng sang trọng, bình dân, thức ăn nhanh, bán mang đi, quán bar, quán cafe,..). Việc mô tả càng chính xác, chi tiết về nhà hàng cho phép bạn có những dự toán về kinh phí cũng như những yêu cầu liên quan.

5. Tên quán

Đặt tên cho nhà hàng tốn khá nhiều tâm sức và thời gian, nhưng lại thường bị coi nhẹ và là một trong những công việc "CUỐI CÙNG". Hãy nhớ rằng CÁI TÊN sẽ đồng hành cùng với nhà hàng của bạn trong thời gian khá dài ( hoặc có thể là mãi mãi).

Lời khuyên cho bạn là nên đặt tên có ý nghĩa, liên quan đến định vị nhà hàng, dễ nhớ, và tránh bị trùng với những thương hiệu hiện có trên thị trường trong cùng một nhóm ngành hàng. Tốt nhất cái tên nên gắng liền với một câu chuyện truyền cảm hứng, vì nó tốt cho việc thực hiện các chiến dịch PR, Marketing sau này.

Luôn nhớ rằng, mọi thứ đều có thể thay đổi vào phút cuối. Mọi kế hoạch dù được tính toán kỹ lưỡng tới đâu vẫn sẽ có những tình huống phát sinh, hãy bình tĩnh và linh hoạt thay đổi theo thời thế, vì chắc chắn bạn sẽ còn phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh thêm nhiều lần nữa. Chúc các bạn thành công!

Theo FnB Việt Nam