Marketer Trương Thùy Duyên
Trương Thùy Duyên

Content Creative/Marketing Executive @ Effective Sales Vietnam

Tầm quan trọng của truyền thông hiện đại và các bước xây dựng kế hoạch truyền thông

Theo báo cáo của This Year Next Year 2017 thì tổng đầu tư cho quảng cáo truyền thông tại Việt Nam tính đến cuối năm 2018 ước tính đạt 68 nghìn tỷ VND.

Với mức đầu tư này, cho thấy được rằng công cuộc quảng bá truyền thông đang âm mưu trở thành “trùm cuối” quyết định sự “sống còn” của một doanh nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của các hoạt động khác, mà là để tìm ra tiếng nói chung về tầm quan trọng của truyền thông thời đại 4.0: “Khi các doanh nghiệp ngang tầm với nhau về mọi mặt thì truyền thông chính là yếu tố then chốt quyết định tên tuổi của doanh nghiệp

Đã từng có một câu nói kinh điển: “Một nửa số tiền tôi dùng vào quảng cáo là bỏ đi. Vấn đề là, tôi không biết là khoản nào”

Có rất nhiều những doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền cho quảng cáo không tiếc tay, thế nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao? Vậy thì họ đã sai ở bước nào? Và đâu là cách làm truyền thông cho người Việt thực sự hiệu quả?

Tầm quan trọng của các kênh truyền thông

Một cách truyền thông truyền thống mà ai cũng biết chính là TV. Nghe thì có vẻ hơi “cũ” nhưng cho đến hiện tại độ phủ sóng của nó vẫn đang là tối ưu. Ở thành thị 4 thành phố, thời gian dành cho TV cao hơn 17% so với kênh lớn thứ hai là kênh trực tuyến. Ở nông thôn, mặc dù việc sở hữu điện thoại và mạng internet ngày càng nhiều, nhưng độ phủ của kênh trực tuyến vẫn thấp hơn một nửa so với TV.

Truyền thông trực tuyến ( Facebook, Instagram, Youtube, Zalo,..) đã chẳng còn xa lạ gì đối với marketers. Bởi lẽ, nó đang trở thành xu thế trong truyền thông hiện đại. Khi mà hơn 80% dân số Việt Nam đều sử dụng internet mỗi ngày và xem đó là một phần không thể thiếu cho cuộc sống. Từ đó, việc truyền thông trở nên dễ dàng và khá phổ biến.

Chính vì cả 2 kênh truyền thông đều mang lại hiệu quả đáng mong đợi. Do đó, đây có lẽ là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong lĩnh vực truyền thông hiện nay khi các nhà quảng cáo luôn cân nhắc giữa hai kênh này và đau đầu về việc nên đầu tư vào kênh nào thì hiệu quả hơn.

Các bước để xây dựng kế hoạch truyền thông

Bước 1: Xác định đối tượng truyền thông

Lưu ý: Có thể có nhiều đối tượng truyền thông khác nhau, và tất nhiên cách thức truyền thông cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng.

Tuy nhiên, thông điệp truyền thông phải luôn hướng đến KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU


Bước 2: Thiết lập mục tiêu truyền thông

Bước 3: Xây dựng thông điệp truyền thông

Bước 4: Xác định kênh truyền thông phù hợp:

Bài viết này được chia sẻ từ BookOke - Công ty giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp