Marketer Brands VN
Brands VN

Founder @ Digital Marketing

Cá nhân hoá trong kỷ nguyên số - Thời điểm nào là thích hợp?

Ngày nay, các doanh nghiệp đang phải đối diện với một thế hệ khách hàng mới. Họ đang trở nên độc lập trong các quyết định mua sắm, ngày càng mong muốn được thể hiện cá tính và được phục vụ một cách cá nhân hoá. Điều này có thể khiến rất nhiều chủ doanh nghiệp cảm thấy lo lắng và bị thúc ép phải thay đổi trước những xu hướng như hiện nay.

Xu hướng cá nhân hoá đang bùng nổ

Tuy nhiên, đây lại là cơ hội lớn và cá nhân hoá (personalization) là cách tiếp cận chiến lược mới giúp họ khai thác những cơ hội của riêng mình, nhất là trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ và dữ liệu khách hàng như hiện nay.

Xét về hiệu quả, chiến lược cá nhân hóa giúp tạo ra sự khác biệt, độc đáo, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường và mong muốn của người tiêu dùng, ngoài ra còn dựa trên nhu cầu thực tạo ra cơ hội cho các DN muốn sở hữu lợi thế cạnh tranh độc nhất mà vẫn tối ưu được chi phí sản xuất.

“Cá nhân hóa”, chiến lược được sử dụng để sản xuất sản phẩm có khả năng linh hoạt “tùy biến” theo hành vi của từng khách hàng được xem là một xu hướng sản xuất điển hình của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, trước đây khả năng “tùy biến” này rất khó có thể thực hiện, cũng đã xuất hiện những năm gần đây. Thực tế, trên thế giới, nhiều DN, hầu hết là các DN nước ngoài đã áp dụng thành công các hình thức cá nhân hóa trong sản xuất như tùy chỉnh bao bì, nhãn mác theo đặc tính cá nhân của khách hàng.

Dõi theo xu hướng tiêu dùng, người ta có thể nhận ra khách hàng không chỉ thích sản phẩm đẹp mà còn phải “độc” với “cái tôi” được thể hiện. Do vậy, “cá nhân hóa sản phẩm” là một gợi ý mà doanh nghiệp có thể cân nhắc khi tìm kiếm hướng đi hoặc làm mới mô hình kinh doanh.

Dịch vụ của Bombfell có thể coi là một ví dụ rõ ràng cho hình thức marketing 1-1. Trang web này hoạt động như một stylist, giúp các bạn nam chọn được set quần áo phù hợp nhất với bản thân. Bạn chỉ cần cho họ biết một vài thông tin về dáng người, công ty sẽ tư vấn online và gửi quần áo đến tận nơi cho bạn.

Một chiến dịch cá nhân hóa đình đám khác của Coca-Cola vài năm trước với tên gọi “Share a Coke with…” đã khiến người dùng “phát cuồng” để tìm kiếm chai Coca-Cola mang tên mình. Vô số người đã tham gia vào chiến dịch và các mạng xã hội đều tràn ngập hình ảnh những chai Coca “độc nhất vô nhị” do người dùng đăng tải. Ở Việt Nam, chiến dịch này còn được làm thành một video rất ý nghĩa kể về những con người thầm lặng trong cuộc sống.

Còn với Amazon, chiến thuật marketing cá nhân hòa của họ đã được website này ứng dụng từ lâu để đẩy mạnh doanh số bán hàng online. Từ năm 2013, website đã có phần gợi ý mua sản phẩm. Điều này khiến bất cứ ai vào trang chủ Amazon cũng không thể kiềm chế mà bị thu hút vào những sản phẩm được gợi ý.

Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu cũng bắt đầu đem xu hướng cá nhân hoá vào việc phát triển sản phẩm hoặc ứng dụng trực tiếp trong môi trường bán lẻ.

Gần đây, thương hiệu nước hoa La Jolie cũng rất thành công khi cá nhân hoá đến từng chai nước hoa. Với việc cho phép khách hàng tự thiết kế mùi hương của chính mình, nước hoa La Jolie đã rất thành công khi áp dụng xu hướng cá nhân hoá vào sản phẩm.

Mọi quy trình đều nhanh chóng, đơn giản và đem lại cho khách hàng những trải nghiệm thú vị.

Hầu hết thương hiệu lớn và những startup trong ngành mỹ phẩm đang khai thác công nghệ mới nhằm mang lại cho người tiêu dùng cảm giác “đắm chìm” vào thế giới trải nghiệm và khám phá.

Những công ty này đang thử nghiệm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thực tế và cá nhân hóa bằng công nghệ. Từ thực tế ảo (AR) cho tới sản phẩm tùy chỉnh theo nhu cầu cá nhân và các tiện ích phục vụ cho nhu cầu làm đẹp. Nói chung, họ hứa hẹn tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp hơn, mang lại một trải nghiệm có định hướng sát hơn với nhu cầu của người dùng.

Cá nhân hóa - Bao giờ nếu không phải là bây giờ?

Các hoạt động marketing hiện nay thường bị người dùng bỏ qua & dễ bị coi là làm phiền khách hàng. Nguyên nhân là do người tiêu dùng bị quá tải do phải nhận lượng thông tin, quảng cáo khổng lồ từ những nhãn hàng khác nhau.

Đi từ sự thấu hiểu đó, xu hướng marketing ngày nay đang dần quy về các nhân hóa, mang đến cảm giác người tiêu dùng luôn được quan tâm, chăm sóc chu đáo ”Tôi sinh ra chỉ để dành cho bạn”.

Nếu như bạn nghĩ rằng cá nhân hóa không thật sự cần thiết, bởi ta phải bỏ ra quá nhiều công sức khi áp dụng phương pháp này mà chỉ tác động được đến một lượng người ít ỏi, thì hãy nghĩ đến thực trạng truyền thông bây giờ: Con người đang bị bão hòa thông tin. Lượng dữ liệu khổng lồ đến từ mọi nơi, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng chúng dường như không để lại bất kỳ ấn tượng nào mà chỉ trôi tuột qua. Công việc marketing đang trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu không tiếp cận được theo hướng cá nhân hóa, rất có thể bạn sẽ tốn công vô ích dù thực hiện những chiến dịch hoành tráng.

Kết:

Marketing cá nhân hóa giúp tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Theo một kết quả khảo sát thì có 64% số khách hàng mong muốn nhận được những gợi ý mang tính cá nhân hóa khi mua sắm trực tuyến. Và có đến 69% số người tham gia khảo sát sẵn lòng cung cấp thông tin về sở thích cá nhân của mình để được gợi ý về những sản phẩm phù hợp. Dù doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, dịch vụ hay bán lẻ, cá nhân hóa là xu hướng không thể thiếu để tăng cường doanh số cũng như lòng trung thành của khách hàng.