Marketer Saobang Media
Saobang Media

Giám đốc @ Công ty TNHH truyền thông Sao Băng

Một thứ bình thường sẽ dần trở nên mờ nhạt. Logo cũng vậy!

Logo là trái tim của thương hiệu và đã trở thành một thể loại nghệ thuật đặc biệt, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính thực dụng. Vậy làm sao để trái tim đó “bền bỉ” với thời gian?

Thiết kế logo phải đạt được sự khơi gợi cảm xúc, giác quan và trí tưởng tượng của người chiêm ngưỡng, hưởng thụ. Tiêu chuẩn của một thiết kế logo có tính nghệ thuật nằm trong tính trực cảm của chính logo, hành động thiết kế phải có chủ đích, nhà thiết kế phải chủ tâm tạo ra nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật của logo hội tụ đủ tính ẩn dụ, hàm xúc, độc đáo, trang trọng và biểu cảm.

Tính ẩn dụ

Là biểu hiện một cách ước lệ những nội dung mà nó chuyển tải. Thiết kế logo là có thể lấy những cái nhìn thấy được để diễn đạt những cái tiềm ẩn không nhìn thấy được, thuộc về ý niệm tinh thần và giá trị xã hội. Ngôi sao – tối cao; mặt trời – quang minh, năng lượng; vòng tròn – vĩnh cửu; trái tim – tình yêu, sự chăm sóc;…Nhưng nếu thông lệ ấy nếu lặp lại ở những hình dạng quen thuộc và sự kết hợp thiếu tinh tế thì dễ gây nhàm chán. Song nếu được sử dụng với hình dạng mới mẻ thì vẫn có thể đem lại cảm nhận tốt về nội dung hàm chứa.

“Logo Udiwaco là sự kết hợp hình ảnh toà nhà có kiến trúc cong độc đáo mang ý nghĩa sáng tạo và hình ảnh cánh buồm no gió vượt trùng dương mang ý nghĩa của sự phát triển. Hình ảnh cánh buồm còn mang ý niệm kinh doanh “thuận buồm xuôi gió”. Sự kết hợp này còn mang giá trị phong thuỷ phương Đông “trời tròn đất vuông” – một ý niệm cho sự thuận lợi trong xây dựng bất động sản.”

Ngôn ngữ hàm súc thể hiện sự gạn lọc, kết tinh, dồn nén các hình tượng vào một số cực ít các ký hiệu, hình ảnh nhưng lượng thông tin được nhân lên gấp bội.

Ký hiệu hay hình ảnh trong thiết kế logo nên mang tính đa nghĩa, gây liên tưởng trực tiếp và liên tưởng gián tiếp. Nếu thiết kế logo chỉ có những hình ảnh gợi liên tưởng cụ thể thì không tạo được ý niệm sâu xa trong trí tưởng tượng của con người.

Trong các thể loại nghệ thuật thiết kế, thiết kế logo là thể loại đòi hỏi tính cô đọng cao. Trên một diện tích thường là nhỏ bé, nó cần phải biểu hiện đầy đủ đặc trưng.

“Logo LSC thiết kế lấy cảm hứng từ trái đất xanh và cánh hoa ngát hương tự nhiên. Số 1 được lồng ghép âm bản trong chữ L viết tắt của Laundry (giặt là) một cách khéo léo mang ý niệm trở thành công ty giặt là công nghiệp số 1 tại Việt Nam.”

Tính độc đáo

Chức năng cơ bản của logo là chức năng biểu thị những tín hiệu nhận biết, nó phải gây được đặc trưng, tính loại biệt cho từng đối tượng. Mỗi logo là một bản thể cá biệt và độc lập, biểu trưng không cho phép sự trùng lặp, sự tương tự hoặc tương đồng. Sự độc đáo là tiên đề cho sự hình thành và tồn tại tự thân của logo.

“Logo Keiko có ý tưởng cách điệu chữ K thành con chim Hạc. Loài chim là biểu tượng văn hoá Nhật Bản, tượng trưng cho sự hi vọng, yêu thương như người mẹ hi vọng đứa con khôn lớn trưởng thành, mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con, vượt mọi khó khăn dành cho con những gì tốt đẹp nhất."

Tính trang trọng.

Là đại diện ở mọi nơi, mọi lúc cho một công ty, tổ chức, sự kiện thì logo phải khả quan và trông trang trọng. Điều này đại biểu cho tín nghĩa, danh dự của thương hiệu. Do đó biểu trưng được thiết kế sao cho bố cục được cân đối, đảm bảo tính ổn định, trật tự, chặt chẽ và nghiêm túc.

Sự biểu cảm.

Tự thân logo mang lại trạng thái khác lạ, mới mẻ so với những hiện tượng thường thấy trong đời sống hàng ngày. Điều này cần được thể hiện một cách chắt lọc và cô đúc. Logo còn mang ý nghĩa sâu xa, gây liên tưởng phong phú cho sự cảm nhận của con người. Điều này tạo cho người thưởng thức một cảm xúc đặc biệt về vẻ đẹp mang tính đặc thù của logo.

LỜI KHUYÊN

Nếu bạn đang cần thiết kế logo hay phụ trách việc tái thiết kế logo cho công ty thì những yếu tố trên hi vọng sẽ giúp bạn có trực cảm với các phương án thiết kế logo được đề xuất. Chúc bạn có một logo ưng ý!

Bài viết được biên tập bởi SaobangMedia

Website: www.saobangmedia.vn

Nguồn ảnh: SaobangMedia