Bán hàng trên Shopee hay Lazada cũng được, chỉ cần quản lý tập trung

Dù kênh nào đang lên ngôi đi chăng nữa, Shopee hay Lazada, sàn TMĐT hay Facebook, website… người bán hàng sẽ đều dịch chuyển theo xu hướng và cần đến một phần mềm quản lý bán hàng tích hợp đa kênh một cách thống nhất, tập trung mà không phải thay đổi quy trình quản lý.

Bán hàng trên sàn TMĐT đang trên đà tăng tốc. Đây được đánh giá là một miếng bánh hết sức hấp dẫn, tiềm năng và tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt để giành lấy thị phần TMĐT trong vòng 2-3 năm trở lại đây. Một loạt các động thái, chiến lược từ các sàn như Shopee bước chân vào thị trường rồi được Sea đổ thêm vốn, Alibaba đầu tư vào Lazada, JD đổ vốn vào Tiki, Sendo gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư Nhật… Theo số liệu báo cáo mới đây của Iprice Insight, Shopee là nền tảng dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếp hạng ứng dụng di động. Cụ thể tổng lượng truy cập của Shopee đạt 34,5 triệu lượt, vượt qua Thế giới Di động chỉ 30,3 triệu lượt và Lazada chỉ 30,2 triệu lượt truy cập. Đây là quý đầu tiên Lazada đánh mất vị trí số 1 của mình sau 5 quý liên tiếp có lượng truy cập lớn nhất.

Bảng xếp hạng sàn TMĐT theo báo cáo của Iprice tháng 10/2018

Bảng xếp hạng sàn TMĐT theo báo cáo của Iprice tháng 10/2018

Nhìn lại lịch sử hệ sinh thái bán hàng online 20 năm trở về trước, thương mại điện tử tại Việt Nam đi qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có sự lên ngôi của một hình thức hay kênh bán hàng khác nhau, khi là các diễn đàn, trang rao vặt, website, khi lại là các trang mua chung hay Facebook và giờ là các sàn TMĐT.

Các cửa hàng, doanh nghiệp gần đây lại có xu hướng bán hàng đa kênh rõ nét, bán hàng trên nhiều kênh khác nhau thay vì chỉ bán trên một hai kênh đơn lẻ. Dù dịch chuyển trên kênh nào đi nữa, sẽ có một thứ sẽ bất di bất dịch, không hề thay đổi đó chính là quy trình vận hành quản lý bán hàng, là quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng… Người bán hàng luôn mong muốn quản lý bán hàng tại tất cả các kênh một cách thống nhất, tập trung mà không phải thay đổi quy trình quản lý khi họ chuyển dịch.

Mô hình quản lý và bán hàng đa kênh Sapo

Mô hình quản lý và bán hàng đa kênh Sapo

Hiện nay, các nền tảng bán hàng và quản lý hầu hết đều không đáp ứng đầy đủ các kênh online và offline (cửa hàng). Sapo.vn là đơn vị tiên phong thay đổi đi theo hướng nền tảng mở, tích hợp các kênh bán hàng để quản lý tập trung tại một nơi duy nhất về sản phẩm, tồn kho, khách hàng, đơn hàng, báo cáo… Hiện tại, Sapo tích hợp quản lý các kênh bán hàng phổ biến tại Việt Nam bao gồm bán tại cửa hàng, website, facebook, Lazada, Shopee.

Quy trình xử lý đơn hàng trên các kênh sẽ được tự động hóa, tiết kiệm 50% thời gian, công sức cũng như chi phí so với việc quản lý từng kênh riêng lẻ thông thường.

Ông Trần Trọng Tuyến - Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết: “Không ai có thể chắc chắn rằng 5 hay 10 năm nữa bán hàng trên sàn có thể bùng nổ mạnh mẽ hơn hay đi xuống dốc để nhường chỗ cho các hình thức, kênh bán hàng khác lên ngôi. Chính vì vậy, việc lựa chọn một nền tảng quản lý bán hàng có thể linh hoạt tích hợp với các kênh bán hàng khác một cách dễ dàng và mở rộng những ứng dụng, tiện ích hỗ trợ về vận chuyển, thanh toán sẽ là lựa chọn tối ưu cho các cửa hàng, doanh nghiệp xác định kinh doanh nghiêm túc và có tầm nhìn xa trong thời đại công nghệ mới.”

>> Dùng thử miễn phí Sapo