Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Tương quan so sánh thị trường ứng dụng điện thoại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Sở dĩ tôi chọn Việt Nam làm nơi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh là vì Việt Nam là nơi có môi trường tốt nhất trong việc kết nối những quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Nam Á.

Doanh số điện thoại thông minh được bán ra thực sự bùng nổ, và kết nối wifi được miễn phí ở khắp mọi nơi. Chúng ta có thể kết nối với bất kì ai ở bất cứ nơi đâu và bất kì lúc nào.

Mỗi ngày người Việt Nam dành hàng giờ đồng hồ để sử dụng điện thoại, vậy họ sử dụng những ứng dụng nào? Với việc sử dụng dịch vụ Khảo sát thị trường Việt Nam của Q&Me, chúng tôi đã nghiên cứu xem người Việt Nam sử dụng những ứng dụng nào. Để dễ dàng hơn trong việc so sánh và dự báo sự phát triển trong tương lai, chúng tôi đã tiến hành so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Như kết quả được đề cập bên dưới, không có gì đáng ngạc nhiên khi Game và Mạng xã hội là những ứng dụng phổ biến nhất ở cả 2 quốc gia. Chúng ta cùng xem sự khác biệt đến từ đâu.

Người Nhật sử dụng nhiều ứng dụng liên quan đến việc mua sắm và các tiện ích hơn.

Sự phổ biến về ứng dụng mua sắm này đơn giản xuất phát từ quy mô thị trường ở Nhật Bản. Quy mô thị trường thương mại điện tử ở Nhật lên đến 100 tỷ USD, trong khi ở Việt Nam thương mại điện tử chiếm chưa đến 3 tỷ USD. Có rất nhiều ứng dụng về thương mại và quảng cáo ở Nhật. Xét về giao dịch trên thiết bị di động, Rakuten là trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất ở Nhật Bản với thị phần chiếm gần 40%. Do vậy, sự khác biệt chủ yếu xuất phát từ hành vi tiêu dùng.

Bên cạnh sự phổ biến của các ứng dụng mua sắm còn có các ứng dụng về tiện ích. Sự phổ biến của các ứng dụng về tiện ích này bắt nguồn từ sự sẵn có của các ứng dụng. Có lẽ là do sự khác nhau về tính cách, người Nhật thích những ứng dụng làm cho cuộc sống của họ trở nên thuận tiện hơn và có tổ chức hơn.

Mặt khác, chúng ta có thể thấy ứng dụng về âm nhạc là một trong số những lĩnh vực mà người Việt sử dụng nhiều hơn người Nhật. Người Việt Nam yêu thích âm nhạc và những ứng dụng này sẽ giúp cho họ cập nhật những bài hát mới nhất. Tuy nhiên, việc ghi đĩa thông qua máy tính để lưu trữ trong ổ cứng điện thoại thì vẫn phổ biến, giống như cái cách mà chúng ta có “cửa hàng cho thuê băng đĩa” hầu khắp mọi nơi, cho dù điều đó sẽ thay đổi bởi vì gần đây nhiều người đã bắt đầu sử dụng dịch vụ nghe nhạc trực tuyến.

Kết quả so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản cho thấy người Việt Nam dành nhiều thời gian hơn cho những ứng dụng được chọn lọc. Những ứng dụng chọn lọc được đề cập ở đây gồm có: Facebook, Zalo và Youtube. Chẳng hạn có đến 67% những người phản hồi cho biết họ có cài đặt ứng dụng Facebook.

Thực ra, doanh số điện thoại bán ra ở Nhật chỉ gấp đôi Việt Nam. Điều này thật đáng ngạc nhiên nếu xét đến sự khác biệt về quy mô thị trường hiện tại của 2 quốc gia. Người Việt Nam sở hữu những thiết bị di động tốt và dành hàng giờ để sử dụng nó, nhưng chưa có nhiều ứng dụng khiến họ thực sự đam mê.

Điện thoại thông minh sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Viêt Nam. Thương mại điện tử thông qua điện thoại ở Việt Nam có khả năng sẽ giống với Trung Quốc, Mỹ hay Nhật Bản. Hàng loạt những ứng dụng di động mới sẽ được phát hành để thu hút thêm những người sử dụng nhưng chúng cũng sẽ nhanh chóng bị người dùng bỏ rơi. Người ta gọi đó chính là giá trị của sự thử thách. Giới trẻ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại hơn là xem Tivi. Đây chính là cơ hội khổng lồ dành cho những nhà kinh doanh cung cấp dịch vụ.

* Nguồn: Dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me