10 sai lầm điển hình của quản lý khiến nhân viên nghỉ việc

Thất thoát nguồn nhân lực là một vấn đề không thể xác định và đo đếm được một cách chính xác. Nhưng lí do nào khiến nhân viên nghỉ việc?

Gần đây các nhà quản lý thường xuyên than phiền về vấn đề những nhân viên ưu tú và dầy dặn kinh nghiệm của họ thông báo xin nghỉ việc. Và thật không may nếu như những người này này chuyển qua làm việc cho một trong những công ty đối thủ/ khách hàng/ đối tác của bạn. Điều đó có nghĩa là, bạn không chỉ đánh mất nhân viên xuất sắc ấy, mà khi họ ra đi còn mang theo những tài sản của công ty như dữ liệu, thông tin khách hàng, các mối quan hệ và kinh nghiệm mà công ty đã đầu tư để đào tạo họ trong một thời gian dài

Thất thoát nguồn nhân lực là một vấn đề không thể xác định và đo đếm được một cách chính xác. Ban lãnh đạo công ty và phòng nhân sự phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho quá trình tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, phát triển họ thành một cá nhân ưu tú. Thay vì để tình trạng “chảy máu chất xám” liên tục xảy ra, các nhà quản lý phải tìm ra nguyên nhân chính, từ đó chúng ta xác định được định hướng và chiến lược giữ chân người tài cho doanh nghiệp.

"Vì sao nhân viên nghỉ việc?"

Sau đây là những nguyên nhân chính khiến nhân viên nghỉ việc:

1. Các nhà quản lý thường muốn mình trở thành ông chủ hơn là trở thành một người lãnh đạo, vì vậy nhân viên cảm thấy giữa quản lý và mình không tìm được tiếng nói chung.

2. Quản lý trực tiếp không trao quyền hoặc tạo điều kiện cho nhân viên được quyết định nhiều hơn trong công việc của họ.

3. Mục tiêu công việc không rõ ràng, nhân viên không có định hướng phát triển và mất tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của sếp.

4. Quản lý trực tiếp đối xử không công bằng với các thành viên trong nhóm.

5. Phân công công việc không phù hợp khiến nhân viên cảm thấy quá sức.

Bắt nhân viên làm việc quá sức là cái bẫy các nhà quản lý thường phạm phải khi muốn nâng cao hiệu suất công việc. Đôi khi, áp đặt quá mức sẽ phản tác dụng, thay vì thúc đẩy nhân viên tập trung hơn vào công việc, nó khiến họ mệt mỏi và cảm thấy làm việc là một gánh nặng.

Nhân viên cảm thấy mệt mỏi và không đủ năng lực khi không hoàn thành được lượng việc quá tải được giao - Nguồn ảnh: Google images.

6. Không quan tâm tới nhân viên, không ghi nhận và trao thưởng cho những đóng góp xuất sắc.

Nhân viên muốn công lao của mình được ghi nhận và công khai cho mọi người. Động lực làm việc của họ sẽ biến mất nếu sếp coi đóng góp đó là điều đương nhiên. Khi đó, họ chỉ làm để chống đối mà thôi.

7. Tuyển dụng và cất nhắc những người thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm và không phù hợp lên làm quản lý.

Khi lãnh đạo tuyển dụng những nhân viên chuyên môn kém, không có năng lực sẽ ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong quá trình làm việc nhóm. Cất nhắc sai người thậm chí còn tồi tệ hơn. Điều này vừa làm giảm hiệu suất lao động tập thể, vừa gây sự bất mãn cho nhân viên.

8. Không để nhân viên được theo đuổi đam mê và được tự do sáng tạo.

Các nghiên cứu cho thấy, những người có thể theo đuổi đam mê thường làm việc hăng hái hơn. Họ biết cách sắp xếp công việc sao cho hợp lý để chúng hỗ trợ nhau. Vì vậy, thay vì quá khắt khe trong những vấn đề riêng tư, các lãnh đạo cần cho nhân viên không gian để phát triển toàn diện.

Việc ngăn cấm nhân viên sáng tạo không chỉ khiến công việc đi theo lối mòn, không có sự bứt phá. Mà lâu dần, nó tích tụ thành sự bất mãn, khiến nhân viên cảm thấy tẻ nhạt, trở nên chán ghét công việc.

9. Không đầu tư phát triển kỹ năng cho nhân viên.

Khi tuyển dụng được một nhân viên tài năng, hãy chú ý đến việc đào tạo để nâng cao trình độ cho họ, từ đó có thể cải thiện năng suất và hiệu quả công việc. Nếu bỏ qua vấn đề này, các sếp sẽ rất dễ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán, trì trệ.

10. Đặt ra những mục tiêu không có tính khả thi

Mục tiêu là động lực để hoàn thành công việc. Nhưng nó sẽ biến thành quả tạ treo lơ lửng trên đầu nhân viên nếu quá nặng và quá xa vời. Việc không hoàn thành mục tiêu đề ra cũng khiến cho nhân viên dễ chán nản và thấy mình không đủ khả năng đảm nhiệm vị trí công việc.

Quá nhiều mục tiêu không khả thi cũng làm nhân viên cảm thấy mình không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao - Nguồn ảnh: Google images.

Về TRG International

TRG International là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản lý IT, tài năng và cả dịch vụ ăn uống. Chúng tôi không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá. Các hoạt động về tuyển dụng và nuôi dưỡng tài năng phù hợp cho từng vị trí trong tổ chức được TRG thực hiện âm thầm nhưng mang lại hiệu quả đáng kể. Chúng tôi đã giúp hơn 1,000 khách hàng tại 80 quốc gia loại bỏ những vấn đề đáng lo ngại về quản lý mạng và tập trung phát triển cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống do TRG cung cấp đã góp phần đem đến cho khách hàng thêm nhiều sựa lựa chọn, thúc đẩy thị trường ăn uống của Việt Nam thêm phát triển.

Về hội thảo TRG Talk – Talent

Doanh nghiệp bạn đang mắc kẹt trong những vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự? Bạn tích cực chủ động tìm kiếm những giải pháp tuyển dụng và giữ chân nhân tài hiệu quả? Hội thảo TRG Talk –Talent là nền tảng nơi các nhà quản lý có thể tự do chia sẽ kinh nghiệm trong việc quản lý tài năng, phương pháp tạo dựng và duy trì môi trường làm việc lành mạnh, nơi mà mọi nhân viên đều có thể cùng nhau hợp tác và phát triển bền vững.

TRG Talk - Talent sẽ liên tục được tổ chức vào ngày thứ Tư cuối cùng mỗi tháng.

Những bài viêt khác của TRG: