Marketer Mai Quang Quỳnh
Mai Quang Quỳnh

Giám đốc sáng tạo @ Công ty TNHH Truyền thông AIO

Thiết kế lại logo, Đã đến lúc thay đổi?

Thiết kế lại biểu tượng (logo) đồng nghĩa với việc thay đổi lại cấu trúc thương hiệu hiện tại của doanh nghiệp. Cởi bỏ một chiếc áo đã quá chật hẹp, quê mùa để mặc lên đó một chiếc áo mới vừa vặn hơn, phù hợp hơn, không những giúp doanh nghiệp trở nên tươi mới hơn mà còn giúp doanh nghiệp trở nên ấn tượng hơn, linh hoạt hơn. Giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu dõ dàng hơn.

Thiết kế lại logo, Đã đến lúc thay đổi?

Đổi mới logo thương hiệu để định vị thương hiệu rõ dàng và ấn tượng hơn. Giúp doanh nghiệp thành công hơn

Thế giới thay đổi vậy tại sao bạn chưa thay đổi?
Từ Google, Yahoo, Apple, Starbucks, Pepsi, ANZ Bank ... đến Vietcombank, Vinaphone, FPT, Mobifone, PVComBank... đều đã có những thay đổi logo rất ngoạn mục. Từ những nét vẽ thô cứng không ấn tượng đã trở nên có hồn hơn, ấn tượng hơn, sâu sắc hơn, linh hoạt hơn ... rất nhiều so với những phiên bản logo cũ.

Một ví dụ: Starbucks với hình ảnh nàng tiên cá màu nâu trắng cùng hai chiếc đuôi được sử dụng từ những năm 1971, sau nhiều thay đổi đến năm 2011 Starbucks đã lược bỏ toàn bộ phần chữ tên thương hiệu và hình ảnh ngôi sao trang trí, chỉ giữ lại hình ảnh biểu tượng cốt lõi là nàng tiên cá. Màu sắc của thiết kế logo Starbucks mới giờ đây chỉ còn lại 2 màu trắng và xanh lá cây để phù hợp với thời đại mới và sự thay đổi logo này cũng là một phần của lý do họ cân nhắc việc bán bia và rượu vào buổi tối tại một vài cửa hàng của mình.

Phát biểu chính thức của Starbucks khi nói về việc thiết kế lại mẫu logo này khi nhấn mạnh hình ảnh người cá:
Cải tiến mới này của chúng tôi không ngoài mục đích giúp nàng Mỹ Nhân Ngư thoát khỏi chiếc vòng giới hạn bấy lâu mà còn giúp Starbucks cùng với khuôn mặt rạng rỡ, chân thật và niềm nở của nàng đến với mọi người. Nàng đã được giải phóng, nàng sẽ cùng chia sẻ các câu chuyện của chúng ta, mời mọc chúng ta cùng khám phá những điều mới mẻ và giúp mọi người kết nối với nhau nhiều hơn. Dẫu sao thì, khó có ai có thể cưỡng lại cô ấy?”

Hay như tập đoàn YAHOO khi thiết kế lại logo cũng đã thử nghiệm với 30 phiên bản logo YAHOO mới khác nhau. Trong 30 ngày liên tiếp, mỗi ngày YAHOO dùng một logo mới để giới thiệu và đón nhận sự quan tâm, góp ý từ các chuyên gia khắp nơi trên thế giới để chọn ra một mẫu thiết kế logo mới. Điều đó để nói lên rằng việc thay đổi logo này quan trọng như thế nào, đương nhiên đón nhận sự quan tâm của hàng triệu người mỗi ngày cũng là cái cách PR thông minh mà YAHOO đã tận dụng thành công.

Câu chuyện khác tại Việt Nam như FPT cũng đã tổ chức rầm rộ cuộc thi thiết kế logo mới cho tập đoàn, chia sẻ về điều này ông Trương Gia Bình cũng đã nêu:

“Thương hiệu mới là biểu tượng của một FPT đồng tâm hiệp lực… Người tiêu dùng sẽ thấy rõ hơn hình ảnh một FPT trên nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng do các đơn vị thành viên FPT cung cấp. Một thương hiệu FPT chung…nhằm đưa hình ảnh FPT nhất quán, rõ ràng, gần gũi, tin cậy và gắn bó hơn với công chúng, từ đó phù hợp hơn với định hướng kinh doanh mới hướng tới thị trường tiêu dùng đại chúng.”

Bắt nhịp theo xu hướng ấy các tập đoàn lớn tại Việt Nam cũng đã thay đổi logo, bộ nhận diện thương hiệu của mình như tập đoàn FPT, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng VIB Bank, PVComBank ... đều đã phải chi trả những khoản phí rất lớn để làm mới lại hình ảnh thương hiệu của mình thông qua việc thiết kế lại logo, bộ nhận diện thương hiệu của mình. Đó là hướng thay đổi rất tích cực trong xu thế định vị thương hiệu của doanh nghiệp ở một môi trường toàn cầu hóa cạnh tranh đầy khắc nghiệt như hiện nay.

Thiết kế lại logo cần phải tuân theo tiêu chí nào?
Tùy theo chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có những tiêu chí riêng cho việc thiết kế lại logo. Từ việc phụ vụ cho chiến lược kinh doanh, marketing, mở rộng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cần phải xây dựng những tiêu chí cụ thể cho việc thay đổi logo thương hiệu.

Ví dụ như PVComBank, VietinBank, TPBank ... thì việc thay đổi logo kèm đó là bộ nhận diện thương hiệu luôn đồng hành với những chiến lược mua, bán, sát nhập, tăng vốn điều lệ, chuyển chủ sở hữu ... thì đó là sự thay đổi mang tính chiến lược kinh doanh, thay đổi chiến lược marketing.

Trường hợp khác như thay đổi vì logo hiện tại không còn phù hợp, thô cứng, không linh hoạt, không thể hiện được tầm vóc mới, chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác, tiến công sang những thị trường mới, hay quá giống với một logo của một doanh nghiệp nào đó ... hoặc đơn giản chỉ là không còn hợp phong thủy nữa (vì người mới lên thay vị trí điều hành công ty không hợp mệnh này).
Những doanh nghiệp thay đổi theo hướng này có thể kể tên như VietcomBank, FPT, VIB Bank, tập đoàn VINGROUP, Pepsi, Starbucks ...

Để mặc một chiếc áo mới phù hợp hơn thì trước đó doanh nghiệp luôn phải có những tiêu chí cụ thể cho việc thay đổi của mình. Bên cạnh đó thì những tiêu chí cơ bản khác cũng quan trọng không kém là logo phải có những điểm nổi bật, đơn giản, dễ dàng cho việc truyền thông, in ấn, phóng to, thu nhỏ, cắt decal, mạ màu, đúc nổi, hợp phong thủy, hợp với văn hóa doanh nghiệp, ...

Dù là “bình mới rượu cũ” hay “bình mới rượu mới” thì việc thiết kế lại logo cùng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cũng rất quan trọng cần phải nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá đầy đủ. Nó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hành động tiếp theo của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thân thiện hơn, năng động hơn, thông minh hơn, phù hợp với chiến lược mới của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vững bước và tiến xa hơn.

Mai Quang Quỳnh
Giám đốc sáng tạo thương hiệu – AzlogoBranding.
https://www.facebook.com/maiquangquynhbrand