Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Marketing Leadership - Vai trò dẫn đạo của Marketing ngày nay

Marketing trao cho bạn bí quyết thành công dẫn đầu thị trường, bằng nguyên lý:
“Nếu bạn có Ý tưởng, bạn sẽ dẫn đầu thị trường
“Nếu bạn có Ý tưởng, bạn sẽ trở thành người lãnh đạo”
(- Ý tưởng chuyên nghiệp chứ không phải ngẫu hứng hay cảm tính)

Bài viết nằm trong chuổi đề tài Thuật Lãnh đạo do chuyên gia Võ Văn Quang biên soạn, trong đó giới thiệu mô hình Situational Leadership SL-II của Ken Blanchard là nội dung chính.

Điều này rất khác với tư duy truyền thống về Thuật lãnh đạo, khi mà bạn phải làm việc thật lâu theo từng tầng nấc của hệ thống để có thể có cơ hội mong manh để trở thành lãnh đạo. Một công ty, một tập đoàn càng lớn thì số tầng nấc mà bạn phải leo càng nhiều… và cơ hội theo hình tháp sẽ đào thải bạn khi leo lên mỗi tầng nấc. Ở ngoài thị trường cũng vậy, quy luật đào thải còn khắc nghiệt hơn theo cạnh tranh và sự chọn lọc tự nhiên của khách hàng, chỉ có những sản phẩm hay dịch vụ ‘tốt nhất’ mới có thể tồn tại với khách hàng, và ý nghĩa chữ ‘tốt nhất’ sẽ được hiểu bằng nhiều cách khác nhau… nếu không bạn chỉ còn cách là ‘rẻ nhất’ mà thôi.

Marketing Leadership? nôm na là những bí quyết làm cho marketing đã đang va sẽ đóng vai trò dẫn đạo trong cuộc sống đương đại, không chỉ trong kinh doanh, mà trong mọi ngóc ngách của đời sống. Có lẽ cũng là điều mà Dale Carnegie đã từng đề cập trong Đắc Nhân Tâm với những ý niệm tương đồng. Trong những năm gần đây càng đi vào nghiên cứu so sánh giữa 2 hệ thống giá trị triết học và minh triết Đông Tây, bản thân chúng tôi càng thấy sự giao thoa giữa 2 nền tri thức đó, mà ngạc nhiên là Marketing nằm ở vị trí trung Đạo, cụ thể bằng phát kiến về định nghĩa Strategy và Brand bởi chính Lão Tử. Đồng thời những thương hiệu được kiến tạo trên nguyên lý Âm dương trong Minh triết Á Đông đã và đang chứng minh sự thành công của nó.

Vì vậy lời nhắn gửi đến các bạn trẻ, ngoài việc học hỏi những mô hình Thuật Lãnh đạo như tiêu biểu là Situational Leadership SL-II trong loạt bài viết gần đây. Thì để có cơ hội thành công, bạn phải có những Ý tưởng đóng góp cho Sản phẩm, Thương hiệu, Dịch vụ, Mô hình kinh doanh, Nhân sự hay Hệ thống trong công ty của bạn; kết hợp hài hoà giữa common sense và professional. Trong môi trường chuyên nghiệp khi bạn có một Concept (ý tưởng hoàn chỉnh và khả thi) thì đó chính là cơ hội để bạn đóng góp và trở thành một Leader, (nổi bật trên cùng một đám đông là Followers). Để làm được những điều này bạn cần trang bị cho mình Thuật tư duy như Lateral Thinking so với Logical truyền thống; Tâm lý học cá nhân và Tâm lý cộng đồng ở một mức độ chuyên sâu; Trải nghiệm đa văn hoá và nhất là một nền tảng phong phú về Triết học và Minh Triết.

Để trở thành Leader thì Talent là chưa đủ mà bạn phải thật hiểu biết về chính bản thân mình và hiểu biết những người khác, như trong câu nói nổi tiếng sau của Lão Tử: ‘He who knows others is learned, he who knows himself is wise” nguyên bản tiếng Anh câu này chúng tôi được học từ một ông thầy người Đức trong trại huấn luyện của Unilever (1995, Unilever Asia Training Center) nhiều năm trước khi tôi có cơ hội tiếp cận tư duy Lão Tử một cách có hệ thống.

Quy trình trắc nghiệm về tâm lý lãnh đạo được các lò nổi tiếng như Belbin, hay Bristol-Meyers Squibb… cung cấp dưới dạng trắc nghiệm cá nhân và tham vấn trực tiếp mà chỉ có bản thân bạn và người sếp trực tiếp của bạn được biết. Và riêng cá nhân tôi những tham vấn tâm lý lãnh đạo của Belbin tôi vẫn còn lưu giữ hơn 20 năm qua để thay đổi bản thân và đến lượt mình sử dụng như tài liệu huấn luyện cho các lưá tiếp sau. Có tài năng là điều tốt, nhưng chỉ tự tôn vào tài năng thì đó là điều dở. Cho nên mình thường hay mentor cho các em, cháu ngay trong đại gia đình nhà mình không nên khuyến dụ tài năng quá sớm để xảy ra tâm lý chủ quan cho trẻ em, và rồi khi chưa đủ lớn mà đã lệch lạc theo lối ích kỷ và thiếu trách nhiệm hay tự biến mình thành người vô cảm.

Trong công việc hàng ngày, với các bạn nhân viên trẻ, hãy mạnh dạn dành quỹ thời gian eo hẹp của mình để mạnh dạn, tự tin ‘đế xuất’ một điều gì đó, gọi đúng hơn là ‘một giải pháp hữu ích’ cho công ty hay thậm chí cho gia đình của bạn. Và lưu ý rằng trong thế giới văn minh những ý tưởng mới sẽ được bảo lưu và tôn trọng (và thậm chí là) được bảo hộ tác quyền. Có những trường hợp khó khăn nhất, mà tôi hay chia sẻ trong các lợp học quản trị (15 năm qua) rằng một khi mà bạn chuẩn bị ‘bấm nút’ ra đi, thì ít ra bạn hãy viết lại đề xuất của mình trong một dạng văn bán, hay báo cáo… để mọi người lưu giữ ý tưởng của bạn dù chưa được công nhận… Kinh nghiệm cho thấy có trường hợp sau khi bạn rời bỏ một công ty một thời gian sau thì người ta mới xem xét những đều bạn đưa ra và nghiệm thấy đúng. Vì rằng đề xuất của bạn có quy trình, và có tâm, nói nôm na là S.M.A.R.T Idea (*).

Có nhiều start-ups mà quá trình gọi vốn kiên trì đến nỗi phải gặp hàng trăm nhà tài trợ, nhà đầu tư thì mới thành công.
Bài viết này mình cũng để nhắn gửi trong buổi giao lưu (6-2018) với các học viên lớp CEO-SME của BizUni.
https://www.facebook.com/search/top/?q=ceo%20bizuni

Chúng tôi mong muốn gieo vào tư duy các bạn yếu tố và một vài bí quyết của Thuật lãnh đạo trong kinh doanh và quản trị. Và đồng thời hy vọng nhắn gửi mấy anh Tiến sĩ ‘chưa lớn’ rằng bạn cần phải có nhiều trải nghiệm thực tế hơn trên thương trường, thì những kiến thức mới tự nó phản biện và sàng sọc, thì mới trở thành giá trị tri thức mà bạn và mọi người mới có thể áp dụng thành công.

Trong những đám đông ‘làm giàu không khó’ những năm gần đây, tỷ lệ các bạn có đủ sự tỉnh táo cần thiết, hay dùng SMART như một KPI để đo lường tính khả thi từ trong bản thân, hay kế hoạch kinh doanh, thì tỷ lệ vẫn còn rất thấp. Bên cạnh việc học hỏi theo lối quốc gia khởi nghiệo (như Israel) vẫn nên siêu nghiệm từ những thói quen, cách thức ra ý tưởng, và cách thức ra quyết định từ chính bản thân mình; hay là cách thức đi tìm câu chuyện hay để tài thực tế… Cũng theo đó các chương trình truyền thông cùng một đề tài cần phải thực tế hơn, giàu tính trải nghiệm hơn và ‘smart’ hơn.

Quay trở lại ý niệm Marketing Leadership để nói với các Nhà quản trị bảo thủ với tính hàn lâm cố hữu cho rằng ‘marketing’ là giải pháp hay cấp độ management chứ làm gì có cấp độ marketing leadership…? Tôi xin dừng lại không vội vàng khẳng định hay trả lời trực tiếp vào câu hỏi… dành một suy nghĩ theo hướng tâm lý cơ bản (single hay open minded; introvert hay extravert) để khuyên hãy chọn một điểm dừng và nhìn lại quá trình marketing đã và đang chinh phục mọi ngóc ngách của đời sống, từ nhà thở Thiên chuá giáo cho đến các Hội đoàn, những cuộc Tranh cử ở Mỹ, thế giới Nghệ thuật và Nhân văn… một cơ chế marketing leadership đã thật sự hình thành, và thách thức sự hiểu biết của giới Hàn lâm, nhất là ở Việt Nam nơi Triết học bị hạn chế (và méo mó). Bật mí của chúng tôi khi truy nguồn triết học cả Tây lẫn Đông, Marketing Thương hiệu đã đồng hành với một cơ chế nguyên thủy là Archetype và thông qua Tâm lý học cộng đồng tạo dựng cơ chế xây dựng Brand Archetype và chính Thương hiệu, được Nhân hoá đã trở thành nhân tố lãnh đạo, được hiện hữu không chỉ bởi các thương hiệu sản phẩm mà còn thương hiệu cá nhân, thương hiệu địa danh và di sản…

Bản thân tôi khi công bố Marketing/ Brand Leadership (nấc 3, P7. Philosophy) cũng không phải vội vàng, có thể chậm ra hàng chục năm để khai thác thực tiễn (nghĩa là để kiếm tiền) rồi mới công bố bằng khảo luận hay in sách. Quan điểm này có thể liên tưởng đến cách chia sẻ hệ thống bí quyết Thuật lãnh đạo của Jack Welch khi ông chuyển gần như toàn bộ tri thức sang chương trình MBA danh tiếng mang tên ông.

Sau cùng (last but not least) Marketing Leadership được xây dựng ở nấc thứ 3 tức P7. Philosophy trong kiến trúc thượng tầng Minh Triết Lạc Việt với nền tảng cơ cấu luận “Thiên – Địa – Nhân”…

(*) SMART – 5 tiêu chí phổ quát đánh giá tính chuyên nghiệp trong Quản trị: (1) Specific, (2) Measurable, (3) Achievable, (4) Relevant or Related to Strategy & Brand; (5) Time- focused