Creator Economy & Micro-Influencer: Giải pháp xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp bứt tốc trong kỷ nguyên sáng tạo

Thay vì “xem quảng cáo”, người tiêu dùng muốn “nghe lời khuyên từ người thật, việc thật”. Họ tin vào những câu chuyện có thật từ chính những người giống mình – những người bạn, đồng nghiệp, chuyên gia ngách, hơn là từ các thương hiệu hay người nổi tiếng vốn có khoảng cách xa vời. Chính vì thế, vai trò của Creator (người sáng tạo nội dung) và đặc biệt là Micro-influencer (người ảnh hưởng tầm nhỏ) đang trở nên nổi bật trong các chiến lược marketing hiện đại.
Mở đầu
Trong kỷ nguyên số, hành vi của người tiêu dùng đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ. Họ không còn dễ dàng bị thuyết phục bởi những quảng cáo một chiều như trước. Thay vào đó, người tiêu dùng ngày nay chủ động tìm kiếm những nội dung chân thực, mang tính cá nhân hóa cao, và đặc biệt đến từ những người họ tin tưởng.
Thay vì “xem quảng cáo”, người tiêu dùng muốn “nghe lời khuyên từ người thật, việc thật”. Họ tin vào những câu chuyện có thật từ chính những người giống mình – những người bạn, đồng nghiệp, chuyên gia ngách, hơn là từ các thương hiệu hay người nổi tiếng vốn có khoảng cách xa vời. Chính vì thế, vai trò của Creator (người sáng tạo nội dung) và đặc biệt là Micro-influencer (người ảnh hưởng tầm nhỏ) đang trở nên nổi bật trong các chiến lược marketing hiện đại.
Điểm đặc biệt là: họ không cần phải nổi tiếng, mà chỉ cần đúng tệp, đúng cộng đồng, đúng giá trị. Một Creator chia sẻ kiến thức tài chính cá nhân một cách dễ hiểu có thể tác động mạnh mẽ đến hàng ngàn người trẻ đang bối rối trong việc quản lý thu nhập.
Đây chính là tiền đề cho sự nổi lên của một khái niệm mới: Creator Economy – nền kinh tế của những người sáng tạo. Trong mô hình này, mỗi cá nhân không chỉ là người tiêu dùng mà còn có thể trở thành doanh nghiệp, thương hiệu và kênh tiếp thị độc lập. Họ không chỉ truyền cảm hứng mà còn có khả năng tạo doanh thu, xây dựng cộng đồng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng với quy mô ngày càng lớn.
Creator Economy – Mô hình truyền thông mới, chiến lược mới
1. Bản chất mô hình Creator Economy
Creator Economy là một nền kinh tế mới, nơi mỗi cá nhân có thể tạo thu nhập và tạo ảnh hưởng thông qua nội dung, kỹ năng, hoặc chuyên môn của mình trên các nền tảng số như YouTube, TikTok, Instagram, Facebook, hay Substack. Trong hệ sinh thái này, một người có thể vừa là người sáng tạo, doanh nghiệp, nhà sản xuất nội dung, đồng thời cũng là một thương hiệu cá nhân độc lập.
Không cần ngân sách khủng, không cần phòng studio chuyên nghiệp, chỉ với một chiếc smartphone và một góc nhìn đủ riêng biệt, bất kỳ ai cũng có thể “lên sóng” và tạo ra giá trị thực tế cho cộng đồng và cho chính họ.
2. Ba yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ của mô hình
Sự phát triển mạnh mẽ của Creator Economy không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Đó là kết quả của những chuyển động sâu sắc trong công nghệ, hành vi tiêu dùng và tư duy thương hiệu. Khi người dùng ngày càng đòi hỏi tính xác thực và thương hiệu cần nhiều hơn sự hiện diện truyền thông, mô hình này trở thành lời giải đúng lúc cho cả hai phía. Có ba yếu tố chính thúc đẩy làn sóng Creator Economy phát triển nhanh chóng:
- Sự phát triển của công nghệ truyền thông: Các nền tảng mạng xã hội, công cụ AI, và phần mềm chỉnh sửa miễn phí cho phép mọi người đều có “sân khấu riêng”. Từ người mẹ nội trợ đến chuyên gia tài chính – ai cũng có thể sản xuất nội dung mang tính cá nhân hóa cao.
- Người dùng dần chán với quảng cáo truyền thống: Sau hàng chục năm sống cùng banner ads và TVC dàn dựng, người tiêu dùng hiện đại ngày càng ưu tiên nội dung chân thật, gần gũi và đến từ những “người giống họ”. Đây là cơ hội cho những nhà sáng tạo nội dung nhận được cơ hội quảng bá sản phẩm thông qua tiếng nói và câu chuyện cá nhân.
- Thương hiệu cần sự kết nối cảm xúc, không chỉ hiển thị: Khi mọi doanh nghiệp đều có thể chạy quảng cáo, điều tạo ra khác biệt nằm ở việc xây dựng mối quan hệ – mà các Creator làm tốt điều này hơn bất kỳ billboard hay pop-up nào. Mạng lưới nhà sáng tạo nội dung nền tảng mạng xã hội càng rộng lớn thì các sản phẩm sáng tạo mà thương hiệu thu về sẽ càng nhiều, càng đa dạng, phong phú về đối tượng truyền tin, cách thức tiếp cận vấn đề, và thậm chí là bối cảnh quay video. Điều này tăng cơ hội được quảng bá sản phẩm/dịch vụ thương hiệu thông qua Creator.
Ba yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Creator Economy.
Nguồn: Novaon Digital, 2025
3. Tác động đến chiến lược
Sự trỗi dậy của Creator Economy cũng buộc các thương hiệu phải định nghĩa lại cách tiếp cận người tiêu dùng. Không còn là việc “thuê KOL phát biểu theo kịch bản”, mà là hợp tác chiến lược cùng Creator như một đối tác nội dung, đồng sáng tạo và đồng hành trong hành trình trải nghiệm thương hiệu.
Vai trò của Creator và thương hiệu đã được hoán đổi cho nhau. Ngày nay, Creator không còn là “người truyền tải”, họ là người xây dựng niềm tin. Họ hiểu sâu insight cộng đồng mình, họ biết người nghe cần gì, muốn gì và cách thức tiếp cận như nào là hiệu quả. Đây là điều mà phòng Marketing nhiều khi chỉ nhìn qua dữ liệu, con số chứ chưa thể thấu hiểu khách hàng mức độ cao vậy.
Bên cạnh đó, Creator Economy cũng đã tái định nghĩa lại thuật ngữ và cách tiếp cận của từ “Influencer Marketing” trong ngành. Nếu trước đây, Influencer mặc định là các ngôi sao nổi tiếng, thì giờ đây trọng tâm đã chuyển về phía những Nano Influencer và Micro-influencer – những người sở hữu cộng đồng nhỏ, nhưng mức độ gắn kết cao và tính thuyết phục lớn hơn nhiều.
Đặc biệt trong bối cảnh mà một số Macro Influencer ngày càng đánh mất đi niềm tin người tiêu dùng khi nhận quảng cáo tràn lan về sản phẩm trên mạng xã hội, nên dù cho mức độ ảnh hưởng vẫn ở đó nhưng khả năng thuyết phục khách hàng cân nhắc và lựa chọn không còn quá cao. Bên cạnh đó còn là câu chuyện về chi phí booking một Macro Influencer thường khá cao so với ngân sách của nhiều thương hiệu.
Nhìn chung, Creator Economy không chỉ thay đổi cách làm marketing, mà còn mở ra một cơ hội bền vững khi mà định hướng việc xây dựng thương hiệu thông qua mối quan hệ và sự chân thật, chứ không phải qua ngân sách media khổng lồ và tốn kém.
Micro-influencer – Từ kết nối nhỏ đến sức lan tỏa lớn
1. Micro-influencer là ai?
Micro-influencer là thuật ngữ để chỉ những cá nhân sở hữu lượng người theo dõi vừa phải, thường trong khoảng 5.000 đến 50.000 followers. Tuy nhiên, giá trị của họ không nằm ở con số lượt theo dõi, mà nằm ở tỷ lệ tương tác thực sự cao, nội dung chân thực và mối quan hệ gắn kết với cộng đồng của mình.
Không bị “quá thương mại hóa” như nhiều Influencer lớn, Micro-influencer thường được nhìn nhận như những người bạn đáng tin cậy hoặc chuyên gia ngách trong một lĩnh vực cụ thể (skincare, tài chính cá nhân, giáo dục sớm, chăm sóc thú cưng...). Họ không nói chuyện với “đám đông” – họ trò chuyện với một nhóm người tin tưởng họ mỗi ngày.
2. Vì sao Micro-influencer được thương hiệu ưu ái?
Sự phổ biến ngày càng tăng của Micro-influencer đến từ ba lợi thế chiến lược rõ rệt:
- Tương tác thật, niềm tin thật: Với một cộng đồng nhỏ nhưng trung thành, Micro-influencer thường đạt tỷ lệ tương tác gấp 3–5 lần so với Influencer tầm trung hoặc lớn. Mỗi nội dung họ chia sẻ mang tính tự nhiên, gần gũi và tạo được cảm xúc.
- Chi phí tối ưu, hiệu quả vượt kỳ vọng: Thay vì đầu tư toàn bộ ngân sách vào một gương mặt nổi tiếng, các thương hiệu có thể phân bổ chiến lược cho nhiều Micro-influencer, từ đó mở rộng độ phủ theo tệp khách hàng khác nhau với chi phí linh hoạt hơn nhiều.
- Cá nhân hóa cao – thích hợp cho chiến dịch hyper-local và thử nghiệm: Micro-influencer đặc biệt phù hợp với những chiến dịch cần đánh đúng ngách, nói đúng tiếng nói bản địa hoặc cần thử nghiệm thông điệp trước khi nhân rộng. Họ là “đội ngũ phản ứng nhanh” giúp thương hiệu điều chỉnh chiến lược theo thời gian thực.
Ba lợi thế Micro Influencer mang lại cho doanh nghiệp.
Nguồn: Novaon Digital, 2025
Trên thực tế, nhiều thương hiệu tiên phong đã chuyển từ chiến lược “Influencer-based” sang “Community-based” – sử dụng Micro-influencer như “người dẫn đường” cho từng cộng đồng riêng biệt, thay vì cố gắng bao phủ toàn bộ thị trường bằng một gương mặt nổi bật.
3. Một số case-study thực tế
Để thấy rõ sức mạnh của Micro-influencer và Creator Economy trong chiến lược marketing hiện đại, có thể nhìn vào một số chiến dịch nổi bật tại thị trường Việt Nam do Novaon Digital đồng hành triển khai.
Case-study 1 – VPBank: “Chạm để chi, nổi bật cá tính”
Trong nỗ lực thúc đẩy dịch vụ thanh toán chạm (contactless) đến nhóm người dùng trẻ, VPBank đã hợp tác cùng Novaon Digital triển khai chiến dịch TapnPay với một hướng đi khác biệt: tận dụng Micro-influencer trong lĩnh vực lifestyle, tài chính cá nhân và gen Z Content Creators.
Chiến dịch tập trung vào các nội dung thực tế, phản ánh tình huống “chạm để chi” gắn liền với lối sống năng động, hiện đại và cá tính. Các Influencer không chỉ nói về tính năng sản phẩm, mà chia sẻ trải nghiệm của chính họ khi sử dụng thanh toán chạm tại quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim…
Mặc dù không sử dụng số lượng lớn Influencer, chiến dịch vẫn đạt hiệu quả ấn tượng, thu hút sự quan tâm rộng rãi và khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia. Thành công này đến từ sự lựa chọn chiến lược và tinh tế của thương hiệu: thay vì chạy theo số lượng, thương hiệu đã tập trung vào chất lượng bằng cách hợp tác với những gương mặt có hình ảnh uy tín, mức độ tương tác cao và sức ảnh hưởng thực sự trong cộng đồng như VJ Thùy Minh, Tiêu Thố, Trí Phan...
Case-study VPBank – “TapnPay”.
Nguồn: Novaon Digital, 2024
Kết quả nổi bật sau 6 tuần triển khai:
- Đạt hơn 1 triệu Engagement, 5 triệu view trong 6 tuần thực hiện
- Đạt 10 triệu lượt tiếp cận từ nền tảng mạng xã hội
- Hoàn thành 112% KPI đã đặt ra
Điều đáng nói, đây không phải là một chiến dịch “người nổi tiếng”, mà là một chiến dịch được xây dựng trên niềm tin thật từ những người dùng thật – những người đại diện cho thế hệ tiêu dùng tiếp theo.
Case-study 2 – Viettel Money: “Tết an lành – Chia sẻ yêu thương”
Tết 2022 – năm thứ ba ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khi những giá trị sum vầy truyền thống khó diễn ra trọn vẹn. Trong bối cảnh đó, Viettel Money – một tân binh trong ngành Fintech – lựa chọn xây dựng kết nối bằng cảm xúc, thay vì truyền thông ồ ạt. Với mục tiêu đưa sản phẩm đến gần hơn nhóm người dùng đại chúng, đặc biệt là giới trẻ thành thị, vốn có lối sống năng động, nhạy bén công nghệ nhưng cũng dễ bị “bỏ quên” trong các chiến dịch Tết truyền thống.
Hợp tác cùng Novaon Digital, chiến dịch “Tết an lành – Chia sẻ yêu thương” được triển khai với giải pháp Onfluencer, sử dụng AI và Big Data để chọn lọc các Micro-influencer phù hợp như Ăn Sập Hà Nội, Bếp Trưởng Review, Hải Chiều Schannel… Những gương mặt này kể chuyện bằng trải nghiệm thật khi sử dụng ứng dụng Viettel Money – từ chia hóa đơn đến thanh toán tiện lợi – lồng ghép trong các tình huống đời thường, gần gũi với giới trẻ, tạo nên một không khí Tết hiện đại nhưng vẫn đậm tính sẻ chia.
Case-study Viettel Money – Lắc lì xì “Tết an lành, chia sẻ yêu thương”.
Nguồn: Novaon Digital, 2022
Kết quả sau 1,5 tháng triển khai:
- Đạt 94 triệu lượt tiếp cận, tăng 230% so với kế hoạch ban đầu
- Tăng 600% lượt tải ứng dụng so với thời điểm trước khi thực hiện
- Tăng 120,6% lượt thảo luận so với năm 2021
Hai chiến dịch kể trên chứng minh rằng, trong thời đại “marketing người thật, việc thật”, Micro-influencer không chỉ là kênh truyền thông, mà là cầu nối cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Sự chân thật, sự gần gũi và tính cá nhân hóa chính là yếu tố tạo nên sức mạnh lan tỏa vượt xa ngân sách media truyền thống.
Gợi ý chiến lược triển khai dài hạn cho thương hiệu muốn phát triển Creator Economy và Micro-influencer
Trong bối cảnh Creator Economy ngày càng phát triển mạnh mẽ, các thương hiệu không chỉ cần "hợp tác với Influencer", mà cần thiết lập một mô hình đồng hành dài hạn và có chiều sâu chiến lược. Việc phát triển hệ sinh thái Micro-influencer hiệu quả đòi hỏi thương hiệu phải sở hữu một tư duy thiết kế trải nghiệm thương hiệu mới, tích hợp giữa tư duy chiến lược, khả năng sáng tạo linh hoạt, và công nghệ vận hành hiện đại.
Gợi ý 1: Kết hợp creator + paid media: content thật – phủ sóng rộng
Một trong những công thức đang được nhiều thương hiệu lớn áp dụng là sử dụng nội dung do Creator sản xuất như nguyên liệu truyền thông chính, sau đó đẩy mạnh phạm vi tiếp cận bằng paid media. Cách làm này tận dụng được điểm mạnh của cả hai thế giới: tính chân thật, đời thường của nội dung Creator, và sức mạnh phân phối của quảng cáo số.
Ví dụ: Một video TikTok ngắn của một Micro-influencer về trải nghiệm tài chính cá nhân có thể được thương hiệu gắn tag thương hiệu và chạy quảng cáo để tiếp cận hàng triệu người – mà vẫn giữ được độ “tự nhiên” trong ánh nhìn của người xem.
Gợi ý 2: Ứng dụng mô hình S-C-T (Strategy – Creative – Technology) để tăng cường trải nghiệm thương hiệu
Trong số các phương pháp đang được áp dụng để phát triển chiến lược Creator Economy, mô hình S-C-T do Novaon phát triển nổi bật như một cách tiếp cận hiệu quả để thiết kế và triển khai các chương trình Influencer Marketing toàn diện, đặc biệt phù hợp với các thương hiệu đang hướng đến hiện thực hóa nền kinh tế người sáng tạo (Creator Economy).
Mô hình S-C-T là một khung tư duy triển khai chiến lược thương hiệu theo hướng toàn diện và linh hoạt. Việc ứng dụng mô hình S-C-T giúp thương hiệu không chỉ tiếp cận Influencer theo góc độ truyền thông, mà còn xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn, từ đó hình thành nền tảng thương hiệu vững chắc trong kỷ nguyên kinh tế người sáng tạo.
Gợi ý 3: Tạo ra trải nghiệm thương hiệu xuyên suốt
Trong bối cảnh truyền thông hiện đại, Creator không chỉ đóng vai trò là kênh lan tỏa thông điệp, mà còn là "người dẫn chuyện" cho toàn bộ trải nghiệm thương hiệu. Chính vì vậy, các chiến lược Influencer Marketing cần được tích hợp chặt chẽ vào hành trình trải nghiệm thương hiệu – từ giai đoạn nhận biết (awareness) đến chuyển đổi (conversion). Việc đảm bảo tính nhất quán và liền mạch ở mọi điểm chạm sẽ giúp thương hiệu không chỉ thu hút mà còn duy trì kết nối cảm xúc bền vững với khách hàng.
Gợi ý 4: Tìm kiếm các gói giải pháp tổng hợp và chuyên sâu
Trong bối cảnh truyền thông đa kênh và người tiêu dùng ngày càng đề cao tính cá nhân hóa, việc lựa chọn một gói giải pháp Influencer Marketing tổng thể giúp thương hiệu đảm bảo tính đồng bộ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả truyền thông trên từng điểm chạm.
Thay vì booking rời rạc hoặc tự triển khai thiếu nhất quán, thương hiệu có thể kiểm soát toàn bộ quy trình – từ lựa chọn Influencer, sản xuất nội dung, phân phối cho đến đo lường – trong một lộ trình liền mạch, tối ưu nhận diện và chuyển đổi.
Novaon digital với gói giải pháp Onfluencer đang cung cấp nhiều tính năng nổi bật cho doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu. Với công nghệ AI giúp phân tích dữ liệu để tạo ra chỉ số Influencer Index, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng KOL trên thang điểm 100 tương ứng với 5 sao, giải pháp này sẽ là công cụ hiệu quả giúp thương hiệu lựa chọn Influencer phù hợp với mục tiêu chiến dịch và ngân sách của mình. Ngoài ra, Onfluencer hiện đang sở hữu liên hệ với hơn 100 KOLs, 200 Micro-influencer, 100 Nano-influencer và 200+ cộng đồng, fanpage lớn tại Việt Nam. Gói dịch vụ này gồm 2 lựa chọn linh hoạt cho khách :
- Booking Influencer: Tìm kiếm, đề xuất và triển khai hợp tác phù hợp với mục tiêu thương hiệu.
- Influencer Marketing strategy: Biến Influencer thành đối tác truyền thông đồng hành, cùng xây dựng nội dung và lan tỏa thông điệp thương hiệu bền vững.
Với năng lực tư vấn chiến lược, công nghệ hỗ trợ hiện đại và đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, Novaon Digital không chỉ là nhà cung cấp dịch vụ Influencer Marketing, mà là đối tác đồng hành chiến lược – giúp thương hiệu kiến tạo hệ sinh thái truyền thông hiệu quả, khác biệt và bền vững trong kỷ nguyên số.
Tạm kết
Creator Economy và Micro-influencer không còn là một trào lưu tức thời, mà là kết quả tất yếu của sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, tư duy công nghệ, và bản chất của truyền thông hiện đại.
Trong một thế giới mà niềm tin ngày càng khan hiếm, sự kết nối chân thật chính là tiền tệ mới của marketing. Những thương hiệu hiểu rằng việc chiếm sóng truyền thông không còn quan trọng bằng việc chiếm được vị trí trong trái tim người tiêu dùng, sẽ là những thương hiệu tồn tại bền vững trong tương lai.
Cuộc chơi không còn nằm ở ngân sách lớn nhất, mà ở khả năng lắng nghe, đồng hành và xây dựng mối quan hệ hai chiều với cộng đồng thông qua người dẫn đường mới – những Creator và Micro-influencer.
Xem thêm thêm các chiến dịch thành công của Novaon Digital tại đây.
Giới thiệu về Novaon Digital:
Là tổ hợp giải pháp về trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience Solutions), chúng tôi không ngừng khai thác sức mạnh của Chiến lược – Giải pháp công nghệ – Tư duy sáng tạo đổi mới.
Với đội ngũ hơn 600 chuyên gia về Digital Marketing và hệ thống công nghệ/dữ liệu tiên tiến, Novaon Digital đã đồng hành và đem lại thành công cho các khách hàng lớn trên 20 ngành, như Vietnam Airlines, Peugeot, BMW, Huawei, Panasonic, Masterise Homes... tại thị trường các nước trong khu vực APAC.
- Tìm hiểu về các giải pháp của Novaon Digital tại: https://novaondigital.com/
- Khám phá toàn bộ hệ sinh thái giải pháp số tại Novaon: https://novaon.net/