[Infographic] Uber sáp nhập vào Grab, mạng xã hội ngập tràn cảm xúc tiếc nuối

Thương vụ sáp nhập của Uber-Grab gây ồn ào trên Mạng xã hội tuần qua với 35,000 thảo luận. Đa phần là ý kiến tiếc nuối, hoang mang từ hai phía: Khách hàng và Tài xế. Bên cạnh đó, một số thương hiệu gọi xe Việt Nam đã nhân cơ hội này để quảng bá và tạo thiện cảm với người dùng Việt.

Xem chi tiết tại infographic Phản hồi của Mạng xã hội về thương vụ sáp nhập Uber vào Grab 2018:

Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.

Chỉ trong một tuần sau sự kiện sáp nhập lịch sử Grab - Uber, mạng xã hội dậy sóng với hơn 35 nghìn thảo luận (từ ngày 25/03/2018 đến 02/04/2018). Thông qua sự theo dõi sát sao các thảo luận trên Social Media, YouNet Media nhận thấy những điều sau.

  • Sự nuối tiếc bao trùm cộng đồng người dùng và tài xế trước vụ việc “Uber rời bỏ thị trường Việt Nam”. Một bộ phận không nhỏ người dùng Uber trước đây bày tỏ sự tiếc nuối (71.6% trên tổng thảo luận) cho thấy Uber đã tạo được vị trí nhất định trong lòng khách hàng 4 năm qua. Thu nhập bị ảnh hưởng (47.9%), Sáp nhập mà không báo trước (13.5%) là hai lý do khiến cho những tài xế có những phản hồi khá tiêu cực trên mạng xã hội.
  • Cộng đồng người lái xe cảm thấy chán nản. Số lượng thảo luận về vụ việc Bán xe trả nợ gia tăng (41% trên tổng thảo luận). Ngoài ra, nỗi lo Bị khóa tài khoảnTăng chiết khấu cũng khiến các tài xế đứng ngồi không yên.
  • Cộng đồng người dùng bày tỏ sự lo ngại khi Grab “một mình một chợ”. Độc quyền(77.1% trên tổng thảo luận liên quan) đang là mối quan tâm lớn nhất đối với cộng đồng người dùng. Cùng với đó, người dùng cũng dành hy vọng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối xe trong nước vươn lên cạnh tranh với Grab.
  • Hàng loạt đối thủ sẵn sàng thế chỗ Uber khi có đủ điều kiện. VATO nổi lên trong cộng đồng mạng (47.5% trên tổng thảo luận) như một đối thủ mạnh với Grab sau khi được hãng vận tải Phương Trang rót 100 triệu USD đầu tư. Mai Linh với ứng dụng xe ôm công nghệ Mai Linh Bike đã xuất hiện trên thị trường từ tháng 11/2017 cũng được người dùng và cộng đồng tài xế thảo luận trên Social Media (30% trên tổng thảo luận).
  • Go-Jek cũng được cộng đồng mạng biết tới với 9.2% trên tổng thảo luận. Là ứng dụng gọi xe đến từ Indonesia với những ưu thế của mình trên thị trường Đông Nam Á thì Go-jek sẽ là thương hiệu tiềm năng để thay thế vị trí của Uber tại thị trường Việt Nam.

Nỗi lo độc quyền và sự hụt hẫng khi Uber rút khỏi Việt Nam mà không báo trước, người dùng Việt đã có cái nhìn khắt khe hơn về "xe ôm công nghệ" (chỉ số cảm xúc của từ khóa này trong thời điểm hiện tại chỉ còn -0.51, so với 0,07 vào thời điểm cuối tháng 2, khi thông tin về sự sáp nhập chưa lan rộng).

Trong giai đoạn nhạy cảm này, cả cộng đồng người dùng và tài xế đều đang có những ấn tượng tiêu cực với các ứng dụng gọi xe công nghệ thì việc chú trọng vào truyền thông quan hệ công chúng cùng với việc lắng nghe cộng đồng sẽ tạo nên cơ hội cho các thương hiệu giành được tình cảm của người dùng Việt trong thời gian tới.

Trần Thùy Vân

Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.

Thương hiệu của bạn quan tâm tới việc theo dõi, đo lường phản hồi người dùng mạng và phân tích đối thủ cạnh tranh trên Social Media? Hãy đăng ký ngay để nhận miễn phí Mẫu Báo Cáo Brand & Competitor Mornitoring Report mà các CMO, Manager của thương hiệu đình đám đang sử dụng, do YouNet Media độc quyền cung cấp.