"Du lịch một mình" - Xu hướng mới để thương hiệu làm "xiêu lòng" giới trẻ Việt

Tháng 5/2017, VISA Asia Pacific (thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) và OPPO (smartphone) Việt Nam thu hút hơn 1 triệu lượt xem trên social media khi nói đến các cô gái với chuyến đi du lịch một mình. Điều gì đã khiến giới trẻ hào hứng với trải nghiệm du lịch đó đến vậy? Tâm tư của kẻ “độc hành” có gì khác biệt? Xu hướng này có thể “mở đường” cho các marketers như thế nào?

Tổng số lượng thảo luận về du lịch được thống đến ngày 22/11/2017 của năm 2016 là xấp xỉ 9,200,000 và của 2017 là 10,600,000. “Du lịch một mình” đã tăng gần gấp 2 lần (3.8% vs 6.8%) so với năm ngoái. Cụ thể, người dùng mạng xã hội đã nhắc đến chủ đề này trong năm 2016 là trên 410,000 lần, tăng lên 806,000 lượt nhắc đến trong năm nay. Có thể thấy được những con số ấn tượng này biểu đạt rõ rệt sự yêu thích của giới trẻ về xu hướng du lịch “độc hành”.

Phái nữ “áp đảo” trong thảo luận về “du lịch một mình”

Theo báo cáo phân tích của YouNet Media, phái nữ chiếm đến 58.4% trên tổng số người dùng bộc lộ cảm nghĩ, bình luận sôi nổi về vấn đề này trên mạng xã hội.

Độ tuổi từ 18 đến 22 chiếm chủ yếu trong thảo luận chủ đề này đến 52.3%, số người dùng 23 đến 28 tuổi chiếm một phần cũng không nhỏ ngay sau đó với 35.9%.

Những đối tượng thảo luận này phổ biến là sinh viêngiới trẻ làm văn phòng. Họ chủ yếu sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (25.1%), Hà Nội (18.9%), Đà Nẵng (3.6%), Nghệ An (3.5%), Đồng Nai (3.3%),...

Thoải mái tận hưởng một mình - là điều thôi thúc họ “xách ba lô lên và đi” nhất

Du lịch “ngon, bổ, rẻ” là điều đơn giản

Sự phát triển của ứng dụng du lịch và chỉ đường đã khiến chuyến đu lịch trở nên dễ dàng, an toàn và chắc chắn hơn bao giờ hết. Trong thời điểm được lựa chọn nghiên cứu này, gần 36,500 thảo luận tìm thông tin du lịch online; gần 20,000 thảo luận về chủ đề đặt phòng qua apps; đặt chuyến bay online thu hút xấp xỉ 10,400 thảo luận.

Đã qua rồi thời “Độc thân” đi với tự ti

Đánh dấu cho mệnh đề này chính là MV “Bao giờ lấy chồng” của ca sỹ Bích Phương vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay đã thu hút hơn 50 triệu lượt view trên kênh Youtube, số lượt likes hơn 200,000 trên kênh này, nhận được hơn 372,000 lượt thảo luận trên mạng xã hội nói chung, và vẫn còn âm ỉ đến hiện tại. Thể hiện tinh thần lạc quan và có phần tự tin của các cô gái trẻ độc thân ngày nay & có thể cảm nhận qua bình luận của họ về MV này:

“Đơn giản là trúng tâm trạng của quá nhiều người :D” - Nguyễn Dung, người dùng Facebook

Nhờ sự “động viên” từ cộng đồng mạng xã hội, các cô gái như được truyền lửa để tự do và tự mình khám phá cuộc sống này nhiều hơn; có thể xem đây là lời giải thích vì sao hơn một nửa số người thảo luận “du lịch một mình” trên mạng xã hội lại là phái nữ.

Nhìn thấy bản thân trong những câu chuyện “độc hành”

Những tác giả trẻ, những travel bloggers (tác giả viết blog chuyên về du lịch) chính là nguồn cảm hứng du lịch của các bạn trẻ khác. Điều thú vị hơn là, họ là người “độc hành”.

Ví như Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai với mái tóc bồng bềnh lãng tử với chiếc xe máy đặt chân qua 23 quốc gia (trung bình 6,717 tương tác/bài đăng) hay ngôn từ sâu sắc của Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai trong 2 quyển sách “Con đường Hồi giáo” và “Tôi là một con lừa”.(thu hút trung bình 887 tương tác/bài đăng). Họ kể về những nơi họ từng đặt chân đến, đưa ra lời khuyên bổ ích đúc kết được từ chính bản thân họ và không quên có những bức ảnh đẹp.

Cảm giác từng “nhiều mình” đã đủ rồi

Trong riêng năm 2017, hơn 30,000 lượt thảo luận của các bạn trẻ về du lịch thực nghiệm (experimental travel), tăng cường trải nghiệm của bản thân (về tập tục, văn hóa, v.v) của địa điểm nơi mình đến, trải nghiệm này được khuyến khích chỉ dành cho khách du lịch một mình hoặc nhóm rất nhỏ. Mặt khác, có hơn 2,800 người dùng mạng xã hội nói rằng họ đã cảm thấy việc đi với người khác trước đây là đủ rồi, họ ưa chọn đi một mình hơn. Những tranh luận không đáng có, chờ đợi hay phải học cách thích ứng với bạn đồng hành khiến họ dè dặt khi đi cùng.

Du lịch một mình - một phần do thói quen, đa phần do hoàn cảnh

Sở thích, sự ưu tiên du lịch một mình chính là lý do chiếm ưu thế (32.6%). Không có ai đi cùng mình là lý do chiếm đa số tiếp theo (22.7%). 12.6% người dùng mạng xã hội chia sẻ họ đi vì muốn vượt qua những cảm xúc không vui. 10.9% nói rằng họ muốn tổ chức, đánh dấu một sự kiện đặc biệt. Được truyền cảm hứng từ câu chuyện của người khác chiếm 6.3%.

Nhìn một cách tổng thể, 46.2% người trẻ chọn đi du lịch một mình là do yếu tố hoàn cảnh.

An toàn và “sống ảo” là sự ưu tiền hàng đầu khi đi một mình

Đi một mình có khá nhiều thứ phải chuẩn bị và lo lắng, vậy trong ba lô họ có những gì?

44.7% thảo luận trên mạng xã hội trong thời điểm nghiên cứu, những bạn trẻ du lịch một mình nói rằng thứ yếu của họ trên mỗi chuyến đi chính là tiền, giấy tờ tùy thân và quần áo.

Một điểm thú vị trong báo cáo này là máy ảnh, gậy chụp hình lại xếp quan trọng thứ 2 với 20.4%, có thể nhìn thấy nhu cầu “sống ảo” của giới trẻ nổi bật tại điểm này. Thuốc và vật dụng bảo hộ xếp thứ 3 với 19.3%.

Không phải chờ đợi ai là điều thích thú hơn cả

Có lẽ việc chờ đợi người khác khiến các bạn trẻ không được thoải mái, nên đi một mình, sẽ dễ chịu hơn (35% thảo luận). Tìm kiếm trải nghiệm thú vị, phiêu lưu chính là điều khiến giới trẻ hào hứng (20% thảo luận). Xả xì-trét, “đi trốn đời” là điểm yêu thích tiếp theo (17%). Chuyến đi một mình thích hợp để họ tự chiêm nghiệm lại bản thân (15%). Số ít mong chờ có thể kết bạn với những người mới (8%).

Chưa dám đi một mình vì quá nhiều nỗi lo

Sự quan ngại lớn nhất là tệ nạn xã hội, bắt cóc lừa đảo (48% thảo luận). 23% thảo luận của họ chính là lo lắng không có người chụp hình cho. 11% nhận thấy không đủ kỹ năng để đi một mình. Số ít lại cho rằng về bị bó hẹp thời gian và tài chính (8%). Một số nhỏ lại không muốn bị chỉ trích,dèm pha từ dư luận rằng mình quá cô độc đến nỗi phải đi một mình (6%).

Kể chuyện và nhật ký hành trình là nội dung truyền cảm hứng nhất về du lịch một mình

58% lượt thảo luận ở những câu chuyện mà tác giả, người viết chia sẻ về hành trình một mình du lịch của họ, đây cũng là loại nội dung đa dạng phong phú về nội dung triển khai (content angles) hơn cả. Tiếp theo đó, lời phê bình (reviews) về địa điểm và dịch vụ trong chuyến đi thu hút 22%. Lời khuyên du lịch một mình như thế nào thu hút 13%. Cuối cùng là danh sách địa điểm có thể đi hay việc gì có thể làm có số lượt thảo luận chiếm 7% còn lại.

Thương hiệu nào đã “nhanh tay” nắm bắt xu hướng?

VISA Asia Pacific, #TokyoUnexpected

Câu chuyện cô nàng thất tình với chuyến đi một mình và có thẻ Visa bên cạnh nhận được 6,000,000 lượt xem trên mạng xã hội, riêng trên kênh Youtube có 1,382,000 lượt xem và hơn 30,000 lượt chia sẻ trên Facebook.

Visa đã đi đúng insights: xả xì-trét, đi “trốn đời” nhưng sau đó lại tự chiêm nghiệm bản thân tốt hơn và kết bạn mới. Trong chuyến đi món đồ quan trọng nhất của hành trình một mình chính là tài chính và hình ảnh cô gái độc thân độc lập như nhắc đến ở trên. Logo Visa xuất hiện khéo léo khiến người xem không bị ngợp bởi tính chất quảng bá thông thường.

OPPO Việt Nam, OPPO F3, Khi “gái ế” Bích Phương du lịch một mình

“Gái ế” Bích Phương gây “sốt” đầu năm với MV “Bao Giờ Lấy Chồng” chục triệu lượt xem đã trở thành nhân vật chính cho chiến dịch quảng bá này. Câu chuyện cô nàng “ế” vẫn có hình selfie đẹp lung linh nhận được gần 1,500,000 lượt xem và 584 lượt chia sẻ trên Facebook; hơn 770,000 lượt xem trên Youtube. Không khó để thấy Oppo đã vận dụng đúng 2 insights chính là nhu cầu ảnh đẹp và hình ảnh tự tin của các nàng độc thân trong chiến dịch này.

Tạm kết

Các marketers và planners có thể áp dụng xu hướng mới đầy tiềm năng này vào thương hiệu mà mình đảm nhận. Từ báo cáo nghiên cứu lắng nghe mạng xã hội của YouNet Media, đối với chủ đề “du lịch một mình”, marketers và planners nên tập trung vào sự an tâm và đồng hành với đối tượng giới trẻ yêu thích và có dự định “độc hành”.

Khi chọn KOLs cho thương hiệu nên là những người trải nghiệm du lịch một mình nhiều, cá tính, yêu đời, có chút hoang dại và bản lĩnh để lột tả hết được chuyến đi. Bên cạnh đó, tìm giải pháp giúp những bạn trẻ chưa đủ tự tin vượt qua nỗi sợ của họ để trải nghiệm độc hành cũng là một ý tưởng hay.

Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.

Nội dung trên được trích dẫn từ báo cáo nghiên cứu lắng nghe mạng xã hội của YouNet Media về du lịch một mình của giới trẻ Việt Nam.

Hãy đăng ký ngay hôm nay để tải đầy đủ cẩm nang hữu ích, đầy cảm hứng được trình bày trong hội thảo online “Xu hướng du lịch “độc hành” của giới trẻ và cơ hội cho thương hiệu.