12 điều về Digital Marketing mà các marketer cần tránh trong năm

Ở các bài trước, Digital Marketing đã giới thiệu đến các bạn một số lời khuyên, xu hướng, dự đoán marketing 2015.

Tuy nhiên ở phần này, digital marketing xin chia sẽ với các Digital Marketer về 12 điều cần tránh trong năm 2015. Nếu bạn quá chú trọng vào những vấn đề này thì nó có thể sẽ là sai lầm

1. Phớt lờ điện thoại.

Vào năm 2014, điện thoại di động đã vượt mặt máy tính để bàn về khoản thời gian truy cập Internet, đồng nghĩa việc máy tính không nên là ưu tiên hàng đầu khi các chuyên viên tiếp thị muốn phát triển nội dung, website mới. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần giảm bớt bài viết không cần thiết trên website, và phát triển các bài hấp dẫn người dùng online bằng di động.

12 điều về Digital Marketing mà các marketer cần tránh trong năm

2. Không quan tâm đến sự thay đổi của Facebook.

Facebook đang thay đổi, một lần nữa, nhưng lần này các nguồn tin tức của người dùng cũng như các trang kinh doanh bị ảnh hưởng ít nhiều. Bạn sẽ phạm phải sai lầm lớn nhất trong lĩnh vực truyền thông xã hội năm 2015 và để tuột mất nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng nếu bạn cứ tiếp tục ngó lơ những thay đổi này của Facebook.

Một vài lời khuyên giành cho bạn:

  • Hiểu nhu cầu của người dùng Facebook
  • Không quá tập trung vào việc kinh doanh trên Facebook
  • Đăng tải bài viết hay nhất mà mình có lên Facebook
  • Thúc đẩy nhân viên hoạt động mạnh trên Fanpage
  • Đừng quên giữ liên lạc với khách hàng trên Facebook.

3. Sẽ là sai lầm nếu “Đăng các hình ảnh chất lượng thấp.”

Các ứng dụng chia sẻ hình ảnh như Instagram, Facebook, Tumblr và Pinterest luôn có được mọi người theo dõi bởi chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Một trong những cách giảm lượt người dùng nhanh nhất, chính là đăng tải các hình ảnh kém chất lượng.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đầu tư máy chụp ảnh tốt hơn hoặc smartphone chụp ảnh có độ phân giải cao, chúng ta cũng nên dùng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh như Afterligh hay Photoshop để nâng cao chất lượng hình ảnh.

4. Quá nhiều từ khóa trong bài viết

Google lại đổi cách thức xếp hạng website. Điểm chính cần chú ý trong thay đổi lần này là cách bạn sử dụng keywords. Nhằm khắc phục những thay đổi này, Rand Fishkin từ MOZ, tổ chức hội thảo về SEO trên web năm 2015 nói về sự khác biệt trong việc phân loại từ khóa và cách thức sắp xếp các từ khóa thành một hệ thống thích hợp.

Và đã cho thấy sử dụng từ đồng nghĩa sẽ giúp nội dung bài viết thống nhất và thân thiện hơn. Google không những có thể nhận diện các trang bị nhồi nhét từ khóa mà còn biết chọn lọc các nội dung hữu ích và liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

5. Không theo dõi quá trình hoạt động

Ví dụ thế này, mục tiêu của bạn là cải thiện cách trình bày nội dung trên blog, vậy thì bạn cần nắm được số lượt đăng tải hàng ngày trên blog của mình. Bắt đầu bằng bảng theo dõi từng ngày đăng tải, tiêu đề blog và blog URL. Những bước đơn giản này thật sự quan trọng vì qua bảng dữu liệu này, các thông số được tính toán bởi công cụ Google Analytics chẳng hạn, bạn sẽ biết tốc độ hoạt động của blog theo chiều hướng ra sao và có thể đưa ra các giải pháp nhanh chóng, khắc phục nhanh hơn.

6. “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

Nếu bạn quảng cáo “giảm giá giày cao gót”, khi người dùng nhấn vào đoạn quảng cáo, trang đích chắc chắn phải có giày cao gót đang được giảm giá. Việc này không những giúp khẳng định uy tín của thương hiệu mà còn gia tăng tỉ lệ tương tác cũng như lòng tin với khách hàng.

Không chú ý đến chi tiết này vừa khiến bạn mất nhiều kinh phí hơn vừa có nguy cơ sẽ không được kinh doanh trực tuyến nữa.

7. Không cải tiến cách thức đăng kí thành viên.

Để lượt đăng kí làm thành viên tăng nhanh chóng, bạn nên tạo lập chức năng đăng nhập, bằng các tài khoản người dùng sẵn có trên các trang xã hội như Google hay Facebook, tránh mất thời gian bởi các bước đăng kí khi tất cả đã được tóm gọn chỉ trong một thao tác- Social Login.

Và thực tế đã cho thấy đến 73% người dùng thích đăng nhập các website bằng tài khoản xã hội hơn, vì họ không phải mất thời gian cập nhật lại các thông tin về bản thân đã có trên Facebook hay Google.

8. Không thử nghiệm những cái mới.

Trên trang chủ, bạn hãy tung ra 2 phiên bản mới song song với nhau, sau đó đưa vào sử dụng sản phẩm nhận được kết quả phản hồi tốt hơn vào hoạt động. Đó là cách nhanh nhất và đơn giản nhất đưa doanh nghiệp của bạn đến thành công

9. Không có kế hoạch quảng cáo cho Social Media.

Chiến lược này phải được “yên vị” trong sổ tay của bạn rồi chứ, nếu không thì rõ ràng đó là thiếu sót ngớ ngẩn nhất trong năm 2015 này đấy.

Xác định mục tiêu khách hàng, doanh thu, các công cụ máy móc hay chiến lược thật cụ thể và rõ ràng. Vạch ra kế hoạch chi tiết như vậy, bạn sẽ không gặp trở ngại bởi những việc nhỏ nhặt đâu vì “Không ai vấp phải một quả núi mà ngã. Viên sỏi nhỏ mới là thứ khiến bạn ngã.”

10. Viết những tweet khó tìm.

Để tweet có thể xuất hiện trên thanh tìm kiếm, bạn phải biết cách tối ưu hóa tweet của mình giới hạn chỉ trong 140 ký tự.

Tương tự như Google, những từ khóa, các hashtags # vừa, links, và hình ảnh thích hợp sẽ giúp trang Tweet của bạn dễ dàng được tìm thấy hơn trên công cụ tìm kiếm của Twitter.

11. Không đầu tư cho Social Media videos.

Bạn có thể thấy sức hấp dẫn của video qua sự xuất hiện dày đặc của chúng trên Instagram, Snapchat, hay Vine.

Chẳng hạn, doanh nghiệp của bạn đang hướng đến đối tượng khách hàng ở châu Á, vậy bạn có biết hầu hết họ xem YouTube videos để tìm hiểu về sản phẩm mới hay cách sử dụng mọi thứ không?

Nội dung đa dạng và thiết thực, các cam kết trong nội dung quảng cáo được đảm bảo thì thương hiệu của bạn sẽ được chú ý hơn và tình hình kinh doanh sẽ được cản thiện nhờ Social Media videos.

12. Không học hỏi.

Lỗi này được nhắc đến cuối cùng vì tôi muốn các chuyên viên đang làm marketing nhớ rằng thế giới kỹ thuật số đã, đang và sẽ thay đổi. Chẳng có cơ hội được tiếp cận khách hàng tiềm năng nếu bạn không tận dụng cơ hội để học hỏi, đọc tin tức, cập nhật xu hướng tiếp thị luôn đổi mới từng ngày.

Để đảm bảo cho hành trình tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số này thật hiệu quả và có chất lượng thì đừng bào giờ ngừng học hỏi. Hãy “ học, học nữa, học mãi”.

Vân Nhi | Nghĩa Dũng | Digital Marketing