Một camera, một góc quay và một hiệu ứng viral khủng khiếp

Đơn giản tới mức ấn tượng và truyền tải hết mọi thông điệp muốn nói là những điều mà các TVC dưới đây đã làm được.

1. Brand: Hamlet Cigars

Photobooth (1986): Mặc dù Hamlet Cigars đã phá sản vì những phong trào phòng chống thuốc lá ở Anh quốc trong những năm thế kỉ XX. Photobooth vẫn luôn là mẫu mực cho trường phái quảng cáo đơn giản mà tinh tế. Thời đó, khi muốn chụp một tấm ảnh với các máy tự động, bạn phải chờ đợi một khoảng thời gian hơi bất định khi chụp, đôi lúc sẽ là sự tức tối do những bức ảnh không vừa lòng. Hamlet Cigars chính là giải pháp để tìm lại sự sãng khoái thư giãn.

2. Brand: Maxell

Into the Valley (1989): Vài chục năm trước, lúc băng cassette là một trong những món đồ không thể thiếu cho những ai yêu nhạc, vấn đề chất lượng được đặt ra khi mà một số loại băng không tốt đẫn đến việc nghe rất rè và không rõ tiếng. Với băng cassette Maxel, bạn sẽ không còn lo lắng điều đó nữa. Điều này được nhấn mạnh bằng ý tưởng rất độc đáo đó là bạn có thể nghe từng từ rõ như bạn thấy trong TVC dưới đây.

3. Brand: Alka Seltzer

Spicy Meatball (1969): Phải tôn những người tạo ra “Spicy Meatball” là bậc thầy của sự đơn giản. 1969 là khoảng thời gian truyền hình lúc ấy chưa phát triển nhiều, nên hiệu ứng tTVC này không được nhận định như tiềm năng rất lớn của nó. Alka Seltzer là một loại thuốc chống đầy bụng, và tác dụng chống đầybụng của nó đã thể hiện thật tinh tế trong TVC khi người đàn ông đầy bụng khi phải ăn rất nhiều thực phẩmdo không đạt yêu cầu diễn xuất. Chỉ cần uống Alka Seltzer, ông ấy đã tràn trề sức sống lại và lập tức "lên đồng" trong vai diễn.

4. Brand: Vietnamobile

Nói rẻ bất ngờ (2010): Một TVC thực sự đơn giản ngay cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngay chính thông điệp đưa ra cũng hoàn toàn rất đơn giản, đó là dịch vụ gọi giá rẻ của Vietnamobile. Một sự vô duyên khá tinh tế.

5. Brand: Knoor

Chúc Tết (2010): Có thể khẳng định đây là một trong những TVC đơn giản và ấn tượng nhất tại Việt Nam. Dễ thương tuyệt đối! Đoạn chúc tết này được cắt từ TVC dài khoảng hơn 20s, và vì hiệu ứng này lan truyền cực mạnh, các nhà sản xuất sau đó chỉ phát lại đoạn chúc của cậu bé. Sự thành công nhất của những người làm ra TVC này có lẽ không phải ý tưởng, mà chính là tìm ra cậu bé Ngô Hà Gia Phát, quá tuyệt vời từ giọng nói cho đến điệu bộ dễ thươngđến phát ghét”.