3 xu hướng thoái trào của truyền thông kĩ thuật số

Trong năm 2017, chúng ta đã chứng kiến sự lên ngôi của mạng xã hội, sự tiếm ngôi của không gian thực tế ảo và chatbot. Thế nhưng, khi thời đại kĩ thuật số ngày càng tiến dần đến sự phát triển rực rỡ, chúng ta bắt đầu thấy sự thoái trào của truyền thông kĩ thuật số. Bài viết sau đây sẽ điểm qua 3 xu hướng thoái trào của truyền thông kĩ thuật số.

Twitter và cuộc khủng hoảng người dùng

Chuyện gì đang xảy ra với Twitter? Vào cuối năm 2015, Twitter đưa ra thông báo về một sự thật đáng báo động đối với platform mạng xã hội này, đó là việc Twitter đã không còn đủ sức hấp dẫn thu hút người dùng mới từ Hoa Kỳ trong suốt khoảng thời gian của năm.

Điều đáng nói ở đây đó chính là về việc những thông tin đăng tải trên Twitter thường mang tính chất tạm thời và thiếu tính hợp thức, tuy nhiên đôi khi những phát ngôn này lại vô tình trở thành một ý kiến “đụng chạm” đến những người ngoài cuộc, từ đó tạo ra những mâu thuẫn không cần thiết. Đây được xem là một hiệu ứng “context collapse” - tạm hiểu là mâu thuẫn mạng xã hội, và có thể đây là lý do vì sao người dùng ngày càng mất dần hứng thú với Twitter.

Thực chất, nếu đó là mâu thuẫn diễn ra ngoài đời thường thì có thể mọi chuyện sẽ không hẳn là một vấn đề, nhưng khi đã xảy ra trên một platform mạng xã hội, sự phức tạp của vấn đề tỉ lệ thuận theo phạm vi lan truyền thông tin. Đây là hiệu ứng “khuếch đại” theo đám đông dựa theo tính chất kết nối tương tác giữa những người dùng với nhau, cùng lúc đó là tác động từ phía những kênh truyền thông khác khi họ “chọn lọc” các bình luận nổi bật và “cảm tính hóa” chúng theo hướng của mình. Từ đó, hai định nghĩa của sự công khai và riêng tư trở nên mờ nhạt và thiếu sự rõ ràng. Dần dần, người dùng mạng xã hội mất dần tính chất thú vị trong những nhận định của mình và kết quả của sự “kiềm nén” này là sự sụp đổ trong việc đem lại kỳ vọng thay đổi nhận định về các sự kiện cuộc sống bao trùm mọi ngóc ngách xã hội ngày nay.

Hoặc nói một cách ngắn gọn hơn, lời nói có thể làm tổn thương và bị truyền tải sai mục đích. Sẽ có vài suy nghĩ hoặc nhận định tốt nhất nên được giữ kín, hoặc đăng tải một cách riêng tư, hoặc lựa chọn các kênh phù hợp nhất định để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Đó là lý do vì sao giờ đây, câu nói châm biếm dành cho platform Twitter đi từ - mọi người không quan tâm bữa sáng của bạn là món gì - trở thành - mọi người không muốn chia sẻ suy nghĩ thật sự của mình.

Thay vào đó, hình ảnh trở thành một công cụ thay lời nói một cách hiệu quả, cụ thể hơn và ít gây tranh cãi. Đây có thể là lý do giải thích cho việc những hình ảnh trên mạng xã hội đang dần trở nên được ưa chuộng và “chào đón” hơn những nhận định chứa đựng nhiều từ ngữ, hay có thể chỉ đơn thuần là loài người đang dần mất đi khả năng...đọc?

Liệu có thể “hồi sinh” những thứ cũ kỹ trở thành một tương lai mới mẻ?

Hiện nay, có đến 98% màn hình chiếu phim tại Anh Quốc là định dạng kỹ thuật số, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện hơn cho các chủ rạp phim. Tuy nhiên, việc sử dụng màn hình kỹ thuật số sẽ khiến một số người phải chịu thiệt thòi với sự thay đổi này. Chi phí bảo quản cho một cuộn phim điện ảnh sẽ vào khoảng 700 Bảng anh mỗi năm, và một cuộn phim nhựa có tuổi thọ lên đến 100 năm nếu được cất giữ kỹ càng.

Chi phí để có được một bản phim sao chép kỹ thuật số gấp 10 lần con số trên và chỉ có thể sử dụng trong vòng 10 năm trước khi bị giảm chất lượng.

Đây là lời giải thích thỏa đáng nhất cho việc vì sao cái cũ đôi khi lại chiến thắng cái mới. Walter Murch, một nhà biên kịch và thiết kế âm thanh điện ảnh Hoa Kỳ chia sẻ rằng, anh đã từng làm một cuộc thử nghiệm khi quay một căn phòng trống sử dụng phim nhựa, sau đó chuyển đổi thành dạng kỹ thuật số trên video. So sánh cảm giác mà khung hình đem lại, loại kỹ thuật số (video) tạo ra cảm giác như “Có ai đó vừa rời khỏi căn phòng”, trong khi loại phim nhựa truyền

thống đem lại cảm nhận của “sự tiềm năng” và khiến anh cảm thấy như “Có ai đó đang chuẩn bị bước vào căn phòng”.

Đây hoàn toàn giống như sự khác biệt giữa việc bạn đến dự một buổi triển lãm nghệ thuật ngoài đời thực và xem qua trực tuyến. Hoặc có thể mường tượng theo một cách đơn giản hơn đó là khi một số cá thể có thể đem lại cảm giác cho bạn, nhưng một số khác lại hoàn toàn không làm được điều đó.

Tại sao chúng ta không dùng điện thoại để...gọi điện thoại?

Hơn một nửa người trưởng thành tại Hoa Kỳ dưới 35 tuổi không còn sử dụng điện thoại bàn để thực hiện một cuộc gọi, và tất nhiên, điện thoại di động hay ngày nay được biết đến là smartphone đã trở thành giải pháp thay thế. Sự chuyển đổi mang tính xã hội này - từ thiết bị có dây chuyển sang thiết bị di động - lại mang cho mình một hệ quả không ngờ đến.

Những chiếc điện thoại di động ngày nay được thiết kế để mang theo bên mình thay vì để liên lạc theo hình thức hội thoại, từ đó tạo ra xu hướng ưu tiên các hình thức định dạng dữ liệu bao gồm tin nhắn, ứng dụng chat và hình ảnh. Những thiết bị này cũng trở nên tập trung hơn về mặt giác quan khi có các tương tác liên quan đến thị giác và xúc giác như âm thanh, cũng như hoàn toàn lý tưởng để có thể đem theo bên mình trong những chiếc túi quần.

Và kết quả của sự phát triển công nghệ trên đã thay đổi bản chất của việc giao tiếp và cách mà chúng ta giờ đây nhìn nhận về việc hội thoại trên điện thoại. Một cuộc gọi, đối với giới trẻ ngày nay được cho rằng là một sự phiền phức và thiếu thực tế, bởi đơn giản nó đòi hỏi một sự tập trung ngay lập tức và tại thời điểm đó. Trong khi với tin nhắn, và ngay cả hình ảnh, chúng ta có thể trả lời khi có thời gian - hoặc thậm chí là không cần trả lời.

Vậy chúng ta đã mất đi những gì với sự thay đổi này? Phương thức đàm thoại trên điện thoại từng bị cho là một cách thức làm mất đi bản chất giao tiếp vốn có của loài người. Nhưng chúng ta đã mất đi, hay đang mất đi khả năng giải quyết những vấn đề không thể kiểm soát? Liệu bạn có muốn nghe thấy giọng nói của một người đang buồn phiền/ giận dữ/ đe dọa?

Hà My
iPrice Group