Ngôn ngữ chat đã thay đổi như thế nào qua các thời kỳ điện thoại​​​​​​​​​​​​​​

Chỉ trong khoảng 15 năm, ngôn ngữ ở dạng tin nhắn nói riêng và văn bản không chính thức nói chung đã có những chuyển mình rất thú vị, nếu không tinh ý, nhiều người sẽ không nhận ra. Thế hện Millennials – thế hệ những người sinh năm1980 đến đầu 2000 là thế hệ chứng kiến và trải niệm điều này rõ rệt nhất sự thay đổi đấy.

Thời kỳ teencode “bá chủ”

Chiếc điện thoại di động đầu tiên được mệnh dênh là “cục gạch di động” xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 20 năm trước với giá cả nghìn USD. Khi đó, nó chưa đủ phổ biến để tạo ra sự chuyển biến trong ngôn ngữ. Khoảng 5 năm sau đó, thời điểm mà điện thoại là một thứ phổ biến với mọi người, đó cũng là thời điểm teencode ra đời. Gọi là teencode bởi nó được sử dụng đầu tiên bởi những người ở lứa tuổi vị thành niên. Teencode được tạo ra bằng cách ghép ký tự tưởng chừng không liên quan đến nhau. “Mj’nh t4n là Djnh” hay “thui nh4, pai pai, g9…” đều là những câu rất bình thường nhưng có sự kết hợp giữa các ký tự bao gồm chữ cái, số, dấu câu. Tại sao có hiện tượng này? Là bởi ở thời điểm đó, hầu hết những người dùng điện thoại di động đều sử dụng “cục gạch”. Dù là hãng Nokia, Motorola…thì đều giống nhau ở điểm bàn phím nhỏ gọn, đa chức năng, một phím có thể đại diện cho nhiều ký tự và công dụng. Teencode giải quyết được nhu cầu nhắn tin nhanh, truyền tải thông điệp trong lượng ký tự ngắn gọn và súc tích nhất có thể.

Tâm lý giới trẻ luôn yêu thích những thứ khác người, vui mắt, ngồ ngộ do đó, cách thức nhắn tin này đã nhanh chóng lây lan vào trang vở, bài tập làm văn, bài viết trên blog, bình luận trên blog. Nó giống như một thứ virus được người này chỉ người kia, ai viết được nhiều hơn, dịch được nhiều ký tự hơn thì người đó “xì tin” hơn, tức là trẻ trung, cập nhật, sành điệu. Người ta có thể bắt gặp teencode khắp mọi nơi đặc biệt là các blog cá nhân của những người tuổi “Hoa học trò”. Còn nhớ những năm 2008, blog xuất hiện ở Việt Nam trở thành một hiện tượng thú vị, là nơi để những người yêu thích viết lách, thể hiện cái tôi ẩn danh, thỏa sức vùng vẫy được nói tiếng nói riêng của mình. Ngôn ngữ chat đã “lây lan” vào chốn blog vừa rất riêng tư mà vừa rộng lớn này. Sự phát triển của dạng ngôn ngữ này đã khiến rất nhiều học giả, những người lo lắng cho văn hóa dân tộc cảm thấy e ngại vì tính “trong sáng” của tiếng Việt.

Thời kỳ ngôn ngữ chat trở về sự “đứng đắn” vốn có

Tuy nhiên, khi làn sóng điện thoại cảm ứng đổ bộ vào nước ta, bàn phím thay đổi, cách sử dụng thay đổi. Khác hẳn với hình dáng thế nhỏ gọn, những chiếc điện thoại có xu thế to dần ra, đa chức năng và là vật bất ly thân với mọi người. Người ta sẵn sàng mua những điện thoại có bút cảm ứng để sử dụng thuận tiện hơn khi soạn thảo văn bản cũng như phác thảo. Sự tiện lợi ở đây mang lại trải nghiệm khác hẳn với việc cần tiết kiện các đoạn chat. Do đó, teencode dần mất đi chỗ đứng. Cách chat, gửi tin nhắn trong Tiếng Việt lại trở về “tử tế”, đầy đủ dấu và ký tự như trước.

Thời kỳ “cực thịnh” của các biểu tượng

Sau thời kỳ teencode suy tàn, một trào lưu mới được cập nhật và ngày càng đa dạng, hút mắt người dùng Việt Nam khi nhắn tin đó chính là các icon ngộ nghĩnh. Trào lưu này được sinh ra cũng chính nhờ sự phát triển, cải tiến dần của điện thoại. Thời kỳ cực thịnh của smartphone cũng chính là thời cực thịnh của những icon đa dạng và khiến cuộc hội thoại trở nên vui mắt hơn bao giờ hết. Bàn phím hoàn thiện, bàn phím như một bàn phím máy tính thu nhỏ, các icon được tích hợp như một phần không thể thiếu.

Lịch sử icon lúc đầu chỉ là các biểu tượng được làm bằng dấu câu, sau đó hình ảnh của icon đã được biến đổi dần để trở nên dễ thương và gần gũi với các biểu cảm của con người. Trong các văn bản không đòi hỏi sự nghiêm túc, người dùng luôn luôn gắn thêm các biểu tượng để câu chuyện trở nên mềm mại và sống động. Các ứng dụng trò chuyện như Facebook Message, Skype, Whatsapp, Viber, Line… không ngừng phát triển chúng dưới nhiều hình thức, chủ đề, tìm tòi những biểu cảm độc đáo hơn để thu hút thêm người dùng. Nếu coi Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác thì chắc chắn, các biểu tượng với đầy đủ ý nghĩa của nó cũng được coi là một dạng ngôn ngữ.

Một học giả đã từng nói: “Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu sự phát triển của xã hội”. Điều này quả không sai đặc biệt trong bối cảnh điện thoại di động như một công cụ chính để giao tiếp của con người. Sự cải tiến của điện thoại đã dẫn đến sự thay đổi của ngôn ngữ.