Marketer Nhung Nguyễn
Nhung Nguyễn

MarCom Manager @ Buzzmetrics

Bài toán trào lưu: Giải thế nào cho đúng?

Việc tận dụng các trào lưu/chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ đã trở thành một tactic phổ biến được nhiều thương hiệu ứng dụng.

Trong năm 2016, cộng đồng mạng đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều trào lưu gây sốt trên social media; các trào lưu này có thể xuất phát từ một sự kiện đặc biệt như Sài Gòn thất thủ, bảng hiệu kiểu mẫu; phát ngôn/câu nói thú vị như “Mình thích thì mình…”, “Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại”, “Hãy cứ… vì…” hay các trào lưu được yêu thích trên cả thế giới như Pokémon Go, Be like Bill, Pen Pineapple Apple Pen (PPAP).

Nếu như các trào lưu có công thức hình thành từ việc giải quyết một nhu cầu tâm lý, đơn giản dễ áp dụng,… thì liệu có một công thức nào để việc tận dụng trào lưu của thương hiệu có thể đạt được hiệu quả cao nhất? Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ thống kê các trào lưu/chủ đề nóng trên social media đã được các thương hiệu tận dụng và phân tích hiệu quả tương tác tạo ra bởi sự kết hợp này nhằm tìm ra chìa khoá đằng sau thành công của việc tận dụng trào lưu vào marketing thương hiệu trên social media.

I. Top 10 trào lưu/sự kiện nóng được các thương hiệu tận dụng trên social media

Theo thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian từ đầu năm 2016 đến nay, có khoảng hơn 70 trào lưu/chủ đề nổi bật trên mạng xã hội, trong đó 25 trong số các trào lưu này đã được hơn 80 thương hiệu tận dụng trong việc tương tác với người dùng trên social media. Trong các trào lưu được thương hiệu khai thác thì Pokémon Go là trào lưu nổi bật nhất với hơn 40 thương hiệu đã lồng ghép nội dung liên quan đến trò chơi này vào chiến dịch của mình hoặc vào các bài tương tác trên social media. Dưới đây là Top 10 trào lưu/chủ đề nóng được nhiều thương hiệu tận dụng và tạo được nhiều tương tác nhất trên social media trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2016:

II. Các thương hiệu nào đã tận dụng hiệu quả các trào lưu/sự kiện nóng trên social media?

Các thương hiệu đều có những cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media. Nhìn chung nhiều bài đăng tạo bởi thương hiệu tận dụng trào lưu đạt được tương tác khủng tuy nhiên khoảng hơn 90% tương tác là Likes, lượng Comments & Shares tạo ra là rất ít. Dưới đây là các thương hiệu đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tận dụng trào lưu để kết nối với người dùng trên social media, thể hiện qua khả năng tạo ra lượng Comments & Shares cao nhất:

  • Pokemon Go: Trò chơi thực tế ảo chính thức ra mắt vào tháng 8/2016 đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và đây cũng là trào lưu được nhiều thương hiệu tận dụng nhất trên social media – với hơn 40 thương hiệu. Trong đó, các thương hiệu trong ngành hàng điện tử tiêu dùng như Huawei, Mobiistar và các chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động, FPT Shop là những thương hiệu có bài viết tận dụng trào lưu đạt được lượng tương tác cao trên social media nhờ nội dung cập nhật nhanh chóng, liên tục về game Pokemon Go [Link][Link] và nhất là các bài viết hướng dẫn cách chơi game hiệu quả khiến người dùng tag bạn bè vào cùng đọc [Link]; các mini game mô phỏng lại trò chơi Pokemon Go trên trang Facebook fanpage của thương hiệu [Link][Link] thu hút nhiều sự tham gia của fan.

  • Hậu Duệ Mặt Trời: Bộ phim Hàn Quốc đã chiếm được cảm tình của nhiều dùng nhất là phái nữ trên social media; các cảnh quay, hình ảnh bắt mắt của bộ phim cũng được các thương hiệu lồng ghép để quảng bá sản phẩm, điển hình như Laneige [Link]. Trong khi đó, FPT Shop biến tấu lại nội dung của một đoạn clip trong phim một cách hài hước, vừa có thể quảng bá cho dòng sản phẩm hot nhất tại thời điểm đó là Samsung Galaxy S7/S7 Edge vừa quảng bá cho dịch vụ của hãng là gói “Bảo hành vàng” [Link]. Tiki nắm bắt nhanh xu hướng và tung ra các sản phẩm, phụ kiện xuất hiện trong phim [Link] khiến người dùng thích thú kêu gọi bạn bè mua sắm và hỏi thông tin về các loại sản phẩm đó.

  • Be like Bill: Là một trào lưu xuất phát từ nước ngoài được cộng đồng mạng yêu thích và sử dụng lại với cách nói Việt hóa: “Đây là… hãy như…”; đây là trào lưu mà người viết thường giới thiệu về điểm tốt của mình một cách hài hước và kêu gọi người khác hãy như mình. Nắm bắt được điều này, các thương hiệu như CloseUp, Cornetto, FPT Shop đã tận dụng trào lưu để giới thiệu và đưa ra các lợi ích, tính năng hấp dẫn về sản phẩm, chương trình của thương hiệu.[Link][Link][Link]

  • Soái ca ngôn tình: là hình mẫu lý tưởng của chị em phụ nữ với các tiêu chí hoàn hảo; chính vì thế, các thương hiệu như Cif, OPPO, Downy đã tận dụng cụm từ “soái ca” để thể hiện sự hoàn hảo, thấu hiểu người dùng để thu hút sự chú ý của phái nữ [Link][Link][Link] hay như Grab tự ví bản thân thương hiệu như một “soái ca” của người dùng [Link]

  • Trào lưu Pen Pineapple Apple Pen (PPAP): Bài hát có giai điệu bắt tai và điệu nhảy đơn giản đã thu hút sự chú ý của nhiều người dùng trên social media. Cùng với các bài hát cover, đoạn clip parody của cộng đồng mạng, các thương hiệu đã tận dụng trào lưu theo công thức “tôi có A, tôi có B; tôi có AB” để tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu, sản phẩm; trong đó nổi bật là thương hiệu Thế Giới Di Động có clip parody để quảng bá Chip A10 của Apple [Link] và clip giới thiệu món ăn mới của Lotteria theo phong cách PPAP [Link] hay mini game ghép chữ của thương hiệu Nabati [Link].

III. Thương hiệu nên tận dụng trào lưu như thế nào cho hiệu quả?

Phân tích hiệu quả của các hoạt động tận dụng trào lưu của thương hiệu có những điều đáng chú ý sau:

1. Các trào lưu nên được thể hiện qua mini game trúng giải, giới thiệu về chương trình khuyến mãi/ưu đãi, giới thiệu sản phẩm mới để tạo ra lượng CommentsShares cao. Minigame là các tactic khuyến khích người dùng bình luận/chia sẻ để có được một lợi ích nào đó như phần thưởng khi thắng mini game hay có thêm thông tin về chương trình/sản phẩm mới tung ra…

2. Sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nên có điểm tương đồng với trào lưu:

  • Pokemon Go: được các thương hiệu trong ngành điện tử tiêu dùng hay thương hiệu bán lẻ về ngành hàng này như Thế Giới Di Động, FPT Shop được tận dụng hiệu quả.
  • Trào lưu về các phát ngôn/câu nói được giới trẻ yêu thích hay các trào lưu mang tính giải trí như phim ảnh, MV ca nhạc tạo tương tác tốt cho các thương hiệu trong ngành hàng thực phẩm, thức uống và ngành hàng tiêu dùng nhanh.
  • Các trào lưu về làm đẹp tạo tương tác tốt các thương hiệu mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.

3. Sự phóng đại hư cấu của Trào lưu/sự kiện nóng trong việc quảng bá một tính năng của sản phẩm thường tạo nhiều tương tác:

Cách Diana tận dụng trào lưu Pokemon Go hay FPT Shop tận dụng sự kiện nóng “Sài Gòn thất thủ” để quảng bá cho tính năng chống nước của điện thoại Sony Xperia XZ; và đặc biệt cách thương hiệu Grab “trêu” khách hàng rằng thương hiệu có dịch vụ lưu thông mới bằng thuyền, ca nô… giúp việc di chuyển bớt khó khăn hơn trong tình trạng nước ngập nghiêm trọng đã khiến người dùng vô cùng thích thú.

Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ KIM DO – Buzzmetrics Social media analyst: [email protected] hoặc NHUNG NGUYEN - Buzzmetrics Marketing and Communication Manager: [email protected]

Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ lắng nghe theo dõi thương hiệu của bạn trên mạng xã hội, liên hệ PETER NGUYEN - Buzzmetrics Managing Director: 0977 550 665 hoặc [email protected]

Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh… Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.

www.buzzmetrics.com