Ứng dụng xu hướng tương tác thực tế - Augmented Reality vào marketing

Với tiềm năng tạo ra bước đột phá trong trải nghiệm người dùng, từ việc tìm sản phẩm đến lúc quyết định mua hàng, Augmented Reality (tạm dịch Tương tác thực tế) đã nhanh chóng thu hút được sự quan của các marketer.

Vậy tương tác thực tế AR là gì?

Augmented Reality (AR) thường bị nhầm lẫn với Virtual Reality (VR) - thực tế ảo. VR là thuật ngữ dùng để miêu tả môi trường được mô phỏng trên máy tính, hiển thị thông qua màn hình máy tính hoặc kính nhìn không gian ba chiều. Trong khi đó AR lại tăng thêm trải nghiệm bằng cách cho chúng ta thấy những vật thể thực nhìn thấy được bằng mắt thường kèm theo đó là hiển thị những thông tin hữu ích về vật thể này được giả lập bằng máy tính. Tóm lại, VR thay thế hoàn toàn thế giới thực bởi một thế giới mô phỏng còn AR chỉ bổ sung thêm các chi tiết vào thế giới thực tại.

Ứng dụng của thực tế ảo - Virtual Reality

Ứng dụng của Augmented Reality - tương tác thực

Ý tưởng marketing với xu hướng tương tác thực

Chìa khóa để marketing với AR hiệu quả chính là làm mờ đi ranh giới giữa trải nghiệm thực và trải nghiệm ảo. Trải nghiệm qua thế giới ảo vừa thuận tiện, nhanh chóng, kèm theo là công nghệ ấn tượng nhưng lại có phần thiếu cá nhân hóa và kết nối. Còn trải nghiệm thực lại cho khách hàng thấy được "nhập vai" thật sự, cảm thấy hài lòng hơn, tuy nhiên lại thiếu đi sự tinh tế và hiệu quả của công nghệ kĩ thuật số. Vì vậy, một khi đã lựa chọn marketing với công nghệ tương tác thực, bạn cần xác định mục tiêu tận dụng tất cả những ưu điểm của AR và lấp đầy điểm yếu trên cả hai phương diện.

Sau đây là một vài ý tưởng gợi ý giúp các bạn có thể tận dụng hiệu quả lợi thế mà xu hướng tương tác thực AR đem lại:

1. Khiến sản phẩm có thể quét mã được

Những vật có thể quét mã với công nghệ AR hoạt động tương tự như bộ quét mã vạch có trong các cửa hàng hay kho chứa hàng để kiểm tra hàng tồn kho. Bước tiến trong công nghệ quét mã AR giúp khách hàng có thể quét lướt qua các sản phẩm có trong cửa hàng của bạn để có được thông tin sản phẩm cần thiết một cách nhanh chóng mà không cần phải đọc thông tin trên từng sản phẩm một. Chẳng hạn như khách hàng muốn tìm kiếm những sản phẩm đang được giảm giá, hoặc những thông tin dinh dưỡng của thực phẩm như ít béo, không đường,... Chỉ cần quét quanh cửa hàng những thông tin này sẽ hiển thị ngay tức thì thông qua các ứng dụng quét mã để hiển thị trên màn hình điện thoại hay máy tính bảng của họ. Và tiếp đó khách hàng chỉ cần đến chỗ có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của họ và cho vào giỏ hàng.

Sử dụng quét mã AR để cung cấp thông tin sản phẩm nhanh chóng cho khách hàng

2. Tận dụng những ứng dụng tương tác thực đã có

Thay vì đầu tư phát triển công nghệ AR tốn kém của riêng mình, các doanh nghiệp có thể quảng cáo cho thương hiệu của mình thông qua những ứng dụng AR đã phổ biến. Bạn có thể tận dụng ứng dụng AR đang thịnh hành để biến những fan hâm mộ của AR trở thành khách hàng của bạn. Thử đưa ra những lời đề nghị, khuyến mãi hấp dẫn tới những người dùng của một ứng dụng tương tác thực nào đó, hoặc biến địa điểm văn phòng của bạn thành điểm nóng cho trò chơi AR có khả năng thu hút thêm các lĩnh vực kinh doanh mới.

Quảng bá cho thương hiệu thông qua trò chơi tương tác thực Pokemon GO

Pokemon Go là một ví dụ điển hình cho việc marketing sử dụng ứng dụng AR sẵn có. Nắm lấy lợi thế là các địa điểm PokemonStop gần nhất, sử dụng chức năng thu hút pokemon "Lure Modules" có trong trò chơi để kéo người dùng đến với địa điểm của bạn là một cách quảng bá hay mà nhiều thương hiệu đang sử dụng.

3. Tặng thưởng cho khách hàng check in

Chạy quảng cáo thông qua digital ad bằng công nghệ AR với nội dung trao quà cho những khách hàng đến check-in tại cửa hàng sẽ khuyến khích họ đến cửa hàng của bạn vào một thời điểm nhất định để nhận được phiếu giảm giá, quà lưu niệm hoặc sản phẩm miễn phí.

Thành thật mà nói, cách tiếp cận này không có sự khác biệt gì nhiều so với việc quảng cáo digital truyền thống nhưng đây lại là cách hay để khách hàng quen với ứng dụng AR của bạn. Nếu bạn có dự định dẫn dắt khách hàng tương tác kĩ thuật số nhiều hơn trong tương lai thì chạy quảng cáo với AR chính là một bước đệm vững chắc.

4. Cung cấp sản phẩm dùng thử trực quan

Ứng dụng AR đem đến một hướng thể hiện mới cho catalog các nhà bán lẻ trực tuyến, cho phép tương tác trên các tính năng trực tuyến. Sử dụng ứng dụng AR cho phép bạn xem sản phẩm theo mọi góc độ, và có thể trình chiếu sản phẩm trong không gian ba chiều mà khách hàng mong muốn. Hay nói cách khác, AR mang lại một loạt các lựa chọn mua sắm cho catalog và các nhà bán lẻ online, cung cấp một cái nhìn trực quan hiệu quả cho sản phẩm dẫn giúp cho việc mua sắm của khách hàng trở nên liền mạch.

Bạn có thể thử cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tương tự như bộ catalog tiện dụng mà IKEA - tập đoàn bán lẻ đồ nội thất đã và đang tiếp tục cho ra mắt.

5. Thêm tính năng quảng cáo tương tác

Sử dụng quảng cáo tương tác thực để tăng tương tác với người xem của bạn. Chẳng hạn như cho phép khách hàng scan quảng cáo để có thể nhận được món hàng giả lập; bật video tương tác hoặc nội dung hiển thị khi người dùng đang truy cập... Như đã nói, chìa khóa để marketing với AR thành công chính là thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo.

Tính năng quảng cáo tương tác với Augmented Reality

Công nghệ tương tác thực - Augmented Reality vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tận dụng lợi thế của nó ngay hôm nay. Cho dù bạn tạo ứng dụng của riêng mình, tận dụng lợi thế của các ứng dụng đã có, hoặc chỉ khai thác công nghệ public có sẵn, nhưng nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng của bạn nhập vai hơn, những trải nghiệm ấn tượng hơn, bạn sẽ gặt hái được thành công trong việc duy trì cũng như khách hàng.

*Theo Inc./Nguồn: Subiz Live Chat