Thấy gì từ con số FMCG tăng trưởng 62%/năm trên thương mại điện tử?

Trong bối cảnh thương mại điện tử tại Việt Nam không ngừng bùng nổ, ngành hàng FMCG (Fast Moving Consumer Goods) đã và đang chứng tỏ vai trò quan trọng như “trái tim” của kênh mua sắm trực tuyến. Dựa trên những số liệu và phân tích từ video bài báo cáo “Xu hướng và Tiềm năng cho FMCG trên e-Commerce năm 2025” của YouNet ECI, bài viết này sẽ đi sâu vào ba khía cạnh chính để giải mã con số tăng trưởng 62%/năm của FMCG trên thương mại điện tử.
1. FMCG – Trái tim của thương mại điện tử 2025
2024, thương mại điện tử chính là một nguồn động lực tăng trưởng quan trọng cho bán lẻ khi GMV tăng trưởng đến 40% so với 2023, theo báo cáo của YouNet ECI.
Trong đó, danh mục FMCG nổi lên khẳng định vị thế của mình trong giỏ hàng tiêu dùng hàng ngày. Cụ thể, theo báo cáo của YouNet ECI, FMCG (tiêu dùng nhanh) tăng trưởng đến 62% về giá trị giao dịch trên TMĐT năm 2024 so với 2023 để leo lên vị trí thứ 2 về độ quan trọng trong giỏ hàng trực tuyến của người tiêu dùng. FMCG vượt qua Điện gia dụng & công nghệ và chỉ xếp sau Thời trang và Phụ kiện.
Đáng chú ý hơn, theo “Báo cáo doanh thu các sàn TMĐT quý IV/2024”, sự tăng trưởng doanh thu của ngành hàng FMCG đến nhiều hơn từ tăng trưởng sản lượng bán ra so với việc tăng giá. Điều này khẳng định nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên kênh trực tuyến đối với FMCG nói riêng và hàng thiết yếu nói chung đang dần hình thành và ổn định.
Với mức doanh thu và tốc độ tăng trưởng ấn tượng, FMCG không chỉ góp phần thay đổi trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng mà còn mở ra cơ hội lớn cho các thương hiệu từ offline chuyển mình số hóa. TMĐT không còn là một kênh bán hàng ngắn hạn mà trở thành một kênh phân phối ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
2. Tăng trưởng đến từ đâu?
- Ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc mẹ bé: Trong danh mục FMCG, nổi bật có hai ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc mẹ bé với tốc độ tăng trưởng vượt trội, cao hơn trung bình danh mục (lần lượt tăng trưởng GMV 95% và 71% trong năm 2024 so với 2023). YouNet ECI phân tích hai nhóm ngành hàng này đặc biệt phù hợp với TMĐT thời điểm hiện tại do nhu cầu người mua đa dạng về cả chủng loại và phân khúc, do đó TMĐT sẽ đáp ứng tốt hơn kênh offline.
- Kênh cửa hàng chính hãng: Một điểm nhấn quan trọng khác là sự tin tưởng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các cửa hàng chính hãng. Dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng chính hãng năm 2024 vượt trội hoàn toàn so với các online seller (nhà bán không chính hãng) ở khắp các ngành hàng FMCG. Sự ưu tiên này không chỉ giúp bảo đảm niềm tin của khách hàng với TMĐT mà còn mở ra cơ hội cho các thương hiệu có uy tín từ thị trường offline vươn lên chiếm lĩnh thị trường trực tuyến trong năm 2025.
- Các phân khúc giá bình dân nhưng vẫn có cơ hội cho phân khúc cao cấp: Dữ liệu trong báo cáo chỉ ra sự áp đảo về thị phần của các phân khúc FMCG economy và mainstream (ngoại trừ ở nhóm Sản phẩm làm từ sữa). Tuy vậy, các sản phẩm cao cấp vẫn có cơ hội phát triển riêng nếu nhìn vào một số thương hiệu uy tín.
Video báo cáo của YouNet ECI nêu tên NAN và Aptamil là hai ví dụ cho việc “cao cấp hóa” thành công trên TMĐT năm 2024. Cụ thể, doanh thu phân khúc Premium của NAN tăng từ 24% quý IV/2023 lên 31% quý IV/2024. Còn doanh thu phân khúc Super Premium của Aptamil tăng từ 12,5% quý IV/2023 lên 65,2% quý IV/2024.
3. Trọng tâm tăng trưởng trong 2025 và xa hơn
Dù tốc độ tăng trưởng 62%/năm của FMCG trên thương mại điện tử là con số ấn tượng, nhưng điều quan trọng hơn là làm thế nào để duy trì được đà tăng trưởng này một cách bền vững, thay vì chỉ chạy theo các cơ hội ngắn hạn.
Thách thức lớn nhất của các thương hiệu FMCG không phải là bán hàng nhanh, mà là xây dựng một chiến lược dài hạn để giữ chân khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận.
Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường của YouNet ECI, dưới đây là 4 trọng tâm để FMCG có thể đảm bảo tăng trưởng bền vững trong năm 2025 và xa hơn:
- Đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng trực tuyến: Dữ liệu của YouNet ECI trong báo cáo chỉ ra năm 2024, người tiêu dùng mua sắm trên TMĐT dàn trải trong năm, không dồn vào hai quý cuối năm như trước. Điều này phần nào cho thấy người tiêu dùng mua sắm online thường xuyên hơn, chi tiêu nhiều hơn, ít quan tâm khuyến mãi hơn.
- “Đa dạng hóa, giảm phụ thuộc”: Tận dụng các cơ hội từ các nguồn tăng trưởng khác nhau (đa dạng nền tảng, đa dạng phân khúc, đang dạng nhà phân phối), không bị ràng buộc vào một nguồn duy nhất, từ đó giảm thiểu rủi ro từ những thay đổi thuật toán, chính sách hoặc biến động thị trường.
- Chiến lược chuyển đổi từ Offline sang Online: Các thương hiệu uy tín từ thị trường truyền thống có lợi thế về niềm tin của khách hàng. Họ cần tận dụng điều này để phát triển kênh bán hàng trực tuyến, từ đó tạo nền tảng tăng trưởng ổn định và bền vững cho năm 2025 và tương lai xa hơn.
- Ứng dụng công nghệ và dữ liệu: Việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hành vi tiêu dùng và xu hướng thị trường sẽ giúp các thương hiệu có những chiến lược tiếp thị chính xác, tránh lãng phí nguồn lực vào các chương trình khuyến mãi ngắn hạn không mang lại giá trị lâu dài.
Nhìn về tương lai, các thương hiệu thành công sẽ là những thương hiệu không chỉ tìm kiếm doanh số trong vài tháng tới, mà xây dựng chiến lược bền vững cho 3-5 năm tiếp theo. Để làm được điều đó, việc chuyển đổi tư duy từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng bền vững là điều kiện tiên quyết.
Đăng ký nhận video “Xu hướng và Tiềm năng cho FMCG trên E-commerce năm 2025” đầy đủ tại đây.
YouNet Ecommerce Intelligence (YouNet ECI) là đơn vị phân tích và tư vấn tăng trưởng trên sàn thương mại điện tử dựa trên Big Data.
YouNet ECI phục vụ các nhãn hàng tại Việt Nam trong việc lập kế hoạch, theo dõi hiệu quả và tăng doanh thu khi kinh doanh trên môi trường trực tuyến. YouNet ECI hiện sở hữu bộ dữ liệu đầy đủ và chi tiết nhất về các sàn TMĐT Việt Nam, xử lý theo quy trình E.M.D.A. để đưa những ra định hướng thông minh cho doanh nghiệp.
Contact point: Mr. Trọng Võ – Business Director – YouNet Group
- ĐT: 0982 990 870
- Email: [email protected]