Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Sau khi “vượt vũ môn” khóa “Foundation of e-Commerce #2”, tôi cảm thấy đầu óc mình như vừa được “khai sáng” về việc xây dựng một e-Store chuẩn mực. Chính vì vậy, tôi quyết định tiến hành ngay một bài “test” nho nhỏ: đánh giá nhanh Top 5 “cửa hàng trực tuyến nổi bật” trên các sàn TMĐT.

Bài đánh giá này sẽ tập trung vào hai nhóm tiêu chí chính: khu vực hiển thị đầu trang (above-the-fold) bao gồm tiêu đề và hình ảnh sản phẩm, và khu vực bên dưới (below-the-fold) với các yếu tố như thông tin cửa hàng, mô tả sản phẩm, nội dung nâng cao (enhanced content), cùng đánh giá và nhận xét từ người mua (rating & reviews).

Trong số rất nhiều cửa hàng, 5 e-Store được chọn lọc dưới đây không chỉ là những ví dụ tiêu biểu về sự chuẩn chỉnh, mà mỗi cửa hàng còn sở hữu một điểm nhấn độc đáo và ấn tượng riêng. Xin lưu ý rằng, đây hoàn toàn là những quan sát và đánh giá chủ quan của riêng tôi, dựa trên cơ sở thực hành áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội được từ khóa học “Foundation of e-Commerce #2”!

* Disclaimer: “Chủ tút” hoàn toàn không nhận được đồng booking nào từ 5 brand này.

1. Logitech Official Store

Có một thứ mà tôi luỵ không kém “em” chuột và bàn phím nhà Logitech chính là gian hàng của nhà này trên sàn Cam (Shopee). Đúng vậy, mới bước từ ngoài (trang tìm kiếm) vào gian nhà chính (trang brand e-Store) tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi sự “nề nếp” của thương hiệu – tại đây tôi có thể thấy bao quát đầy đủ danh mục sản phẩm của thương hiệu – từ hot item, bộ sản phẩm dành cho dân văn phòng đến “chân trời” của game thủ…

Sâu hơn, tôi click vào trang sản phẩm “Chuột không dây Logitech M220 Silent” – chắc ai cũng đã từng mua/dùng thử em này một lần trong đời khi lần đầu biết đến Logitech, và tự nhận ra một điểm đáng chú ý về nửa trên của website (above-the-fold).

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Cách đặt tiêu đề sản phẩm cực kỳ phổ thông và dễ hiểu của Logitech.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Cụ thể, tiêu đề sản phẩm (product title) phải nói là cực kỳ dễ hiểu với một đứa “low-tech” như tôi. Ở đây, tôi nhắc đến tiêu đề, tức là nguyên cụm “Chuột không dây Logitech M220 Silent – giảm ồn, USB, pin 1.5 năm, phù hợp PC/Laptop” chứ không chỉ riêng tên sản phẩm hay SKU là “Logitech M220 Silent”.

Tiêu đề này đáp ứng đủ nhu cầu của người mua là mô tả đúng chính xác đặc tính của sản phẩm một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Cụ thể:

  1. Loại sản phẩm: Chuột không dây.
  2. Thương hiệu: Logitech.
  3. Tên/mã sản phẩm: M220.
  4. Mô tả sản phẩm: Giảm ồn, USB, pin 1.5 năm, phù hợp PC/Laptop.

Và thế là, chỉ nhờ lướt qua tiêu đề, một người không “sành công nghệ” vẫn có thể nắm sơ đặc điểm của sản phẩm này như: có thể dùng được cho máy tính cá nhân, không cần kết nối dây và phù hợp cho mục đích làm việc nơi công sở vì không làm ồn. Đây có thể điểm cộng dành cho Logitech vì khi người mua có cùng nhu cầu và tra cứu trên thanh tìm kiếm thì phần trăm cao là trang sản phẩm này hiển thị đầu tiên.

2. Beplain Vietnam

Chắc nãy giờ mọi người “sốt ruột” lắm vì hành vi của người mua thường là xem hình thấy “mãn nhãn” trước rồi mới “chốt đơn”, trong khi nãy giờ cứ nghe tôi mãi lan man về tên sản phẩm đúng không?

Bình tĩnh đi… hình ảnh quan trọng thật đấy – có thể được cân nhắc xếp hạng 2 vì mang tính thuyết phục người mua. Nhưng chung quy hình ảnh sản phẩm cũng chỉ là 01 trong 07 thành phần đánh giá e-Store mà thôi nên phải cẩn thận trong quá trình đầu tư thiết kế – không bỏ bê, không sa đà.

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Beplain Vietnam cung cấp hình ảnh sản phẩm rõ ràng, nêu bật công dụng để giúp khách hàng dễ tìm thấy sản phẩm phù hợp.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Hình sản phẩm vẫn thuộc above-the-fold trong trang chi tiết sản phẩm. Và theo tôi, Beplain là thương hiệu làm rất tốt trong khâu này khi cung cấp hình ảnh sản phẩm rõ ràng, công dụng cũng được nêu lên nổi bật giúp khách hàng dễ tìm thấy sản phẩm phù hợp.

À, mà nếu bạn chưa biết Beplain là brand nào thì tôi cũng tiện nói qua: Đây là thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc với sản phẩm chủ đạo là kem chống nắng thuần chay không thử nghiệm trên động vật nhé!

Quay lại chủ đề chính, tại sao tôi khen Beplain làm tốt về mặt hình ảnh thì bạn có thể nhìn qua hình mà tôi cung cấp. Về lý thuyết, hình sản phẩm sẽ gồm 02 yếu tố quan trọng: (1) Hình đại diện đầu tiên trong bộ hình; (2) Bộ hình mô tả sống động về sản phẩm.

Ở trong trang sản phẩm với tiêu đề “Kem chống nắng BEPLAIN Sunmuse lai Vật Lý & Hoá Học Nâng Tone & Hiệu chỉnh da SPF 50+ PA++++ 50ml” – dài nhưng đầy đủ thành phần cần có, chúng ta còn có thể thấy:

  1. Hình đại diện là branded video biểu trưng cho toàn bộ đặc điểm của brand và sản phẩm như: logo của Beplain, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải (xỉn màu, tone da vàng), cách mà sản phẩm có thể giải quyết (hiệu chỉnh da dàng với sắc tím, tạo hiệu ứng căng bóng),...
  2. Bộ hình gồm 10 ảnh, với đa trạng thái của sản phẩm (đóng, mở, cầm nắm, texture sản phẩm…) kèm mô tả (bảng thành phần, dung tích...). Đặc biệt là kích thước sản phẩm chính lúc nào cũng chiếm hơn 50% tấm ảnh và không bị trùng góc sticker mặc định của sàn, đủ rõ để người xem quan sát. Ngoài ra, nếu có hình ảnh của người đại diện sản phẩm là người nổi tiếng như Anh Tú Atus (Beplain) hay KOL review sản phẩm thực thì “không tội tình gì” mà không thêm vào để tăng uy tín.

3. Coolmate – Official Store

“Nhất review, nhì hình ảnh” – nãy giờ nhắc đến nửa trên nhiều rồi thì giờ ta cuộn xuống nửa dưới của trang sản phẩm (below-the-fold) nhé!

Quả thật, dựa trên kinh nghiệm của tôi thì Rating & Reviews được xem là thành phần quan trọng nhất vì ảnh hưởng đến quyết định mua phút chót. Tuy nhiên, “review” thì phải kéo đến gần như cuối trang mới xem được, trong khi người mua hoàn toàn có thể dừng và thoát ra khỏi trang sản phẩm nếu “check var” rating tổng thể quá thấp ngay phần thông tin cửa hàng.

Đơn cử, mặc dù đang ở trong trang sản phẩm “Áo thun nam TShirt Basic Cotton 100% 220gsm dày dặn mềm mại Coolmate”, nhưng tôi có thể xem đánh giá tổng thể trong suốt 8 năm hoạt động của Coolmate trên Shopee.

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Đánh giá tổng thể trong suốt 8 năm hoạt động của Coolmate trên Shopee.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Tổng quan, Coolmate bước đầu có thể tạo được niềm tin cho người mua hàng “newbie” khi tỷ lệ phản hồi lên đến 100% và số người theo dõi tận 1,7 triệu. Và kéo đến phần “Đánh giá sản phẩm” thì ghi nhận đến 5,7 nghìn lượt đánh giá 5 sao và chỉ có dưới 1% là đánh giá từ 1-3 sao. Người mua trước cũng rất tích cực để lại phản hồi bằng hình ảnh để mọi người tham khảo.

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Phần đánh giá sản phẩm của Coolmate trên Shopee.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng không hài lòng với sản phẩm, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Coolmate cũng có cách xử lý chuyên nghiệp khi không đôi co mà trực tiếp xin lỗi và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Đây hoàn toàn là cơ sở để những người chưa mua có thêm niềm tin vào thương hiệu nếu họ rơi vào trạng thái tương tự và không từ bỏ việc mua hàng chỉ vì một vài đánh giá chưa tốt.

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Trong trường hợp khách hàng không hài lòng với sản phẩm, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Coolmate cũng có cách xử lý chuyên nghiệp.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

4. popmartlocal:vn

Dạo một vòng “phiên phiến” trong trang chi tiết sản phẩm với tiêu đề – hình ảnh – rating & reviews xong rồi, theo lẽ thường tình, nếu ưng ý tôi vẫn sẽ quay lại đọc “Mô tả sản phẩm” cho chắc cú là phù hợp với nhu cầu của mình, hoặc là còn có cớ phàn nàn “chủ sốp” nếu hàng mẫu khác với thực tế.

Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng “Mô tả sản phẩm” viết dài hay viết ngắn đều được, miễn là viết đúng và đủ từ khoá quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể tự do trình bày dưới bất kỳ hình thức nào (ảnh, video, văn xuôi, bullet point...) nhưng lưu ý không nên trùng với phần hình ảnh ở nửa trang trên.

POP MART vốn được biết đến với những món đồ chơi nghệ thuật, thế nên khi quan sát dưới góc nhìn của một khách hàng, tôi cũng “thầm” kỳ vọng “Mô tả sản phẩm” cũng phản ánh được tính nghệ thuật nhưng đủ thông tin tôi cần.

Và trong trang chi tiết sản phẩm “POP MART Hirono Shelter Series Figures Birthday Gift Kid Toy”, POP MART đã làm rất tốt câu chuyện tái hiện bộ sưu tập Hirono Shelter dưới hình thức mà tôi tạm gọi là “e-magazine”. Đơn giản, đó là một tấm hình dài được thiết kế mang tinh thần của thương hiệu, đồng thời cung cấp toàn bộ thông tin về sản phẩm.

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh” Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh” Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh” Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Phần mô tả sản phẩm chi tiết nhưng vẫn thể hiện đúng tinh thần của POP MART.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Ở phần đầu của tấm hình/phần mô tả sản phẩm, Pop Mart đưa ra hình ảnh kèm tên của 12 nhân vật chính và “secret” có trong series này để khách hàng có cái nhìn trực quan về hình dáng của nhân vật. Tiếp đó là phần thông tin như tên sản phẩm, chất liệu, kích thước (của mỗi sản phẩm và nguyên kiện), đối tượng phù hợp để sử dụng sản phẩm... Đặc biệt, thương hiệu còn cẩn thận ghi chú luật chơi, cũng như hình ảnh chi tiết của mỗi nhân vật để khách hàng dễ hình dung về sản phẩm.

Mặt khác, vì POP MART là thương hiệu nước ngoài nên bộ hình được thiết kế bằng tiếng Anh và có phần giải thích lại bằng tiếng Việt ở bên dưới.

5. VN_Torriden Official Store

Điểm cộng của POP MART là thiết kế đẹp “miễn chê” từ ngoài đến trong phần “Mô tả sản phẩm”, nhưng vẫn có điểm trừ nhỏ là phần lớn nội dung đều là tiếng Anh – không thân thiện với khách hàng Việt Nam.

Trong khi đó, phần “Mô tả sản phẩm” của nhãn hàng chăm sóc da Torriden lại cực kỳ hữu ích và sáng tạo khi vừa trình bày theo dạng infographic vừa hoàn toàn được thiết kế bằng tiếng Việt. Bên cạnh những nội dung phổ biến như bảng thành phần, Torriden còn cung cấp enhanced content như “Kết quả thử nghiệm” được trực quan bằng biểu đồ, các chứng nhận quốc tế và đặc biệt là “testimonial” để thuyết phục các khách hàng tiềm năng.

Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh” Điểm danh Top 5 cửa hàng trực tuyến có thiết kế “chuẩn không cần chỉnh”

Torriden cung cấp enhanced content như “Kết quả thử nghiệm” trực quan bằng biểu đồ và tổng hợp đánh giá tích cực của người mua hàng để thuyết phục các khách hàng tiềm năng khác.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Thật ra thì còn nhiều yếu tố khác để đánh giá mức độ chuẩn chỉnh của một e-Store lắm. Đơn cử như giá cả – liệu có ai không thích lựa chọn sản phẩm có mức giá rẻ hơn cơ chứ? Hay việc gian hàng được hiện diện ở trang ngành hàng, trang tìm kiếm bằng từ khoá tự nhiên và trả phí cũng quan trọng không kém.

Nhắc lại lần nữa là phía trên là nhận định của riêng tôi thôi – nếu xét trong khuôn khổ trang sản phẩm. Nếu bạn muốn góc nhìn lớp lang hơn về thiết kế cửa hàng trực tuyến chuẩn chỉnh, có thể tham khảo khoá học “Foundation of e-Commerce #2” tại Brand Camp nè!