[TÀI LIỆU] Giải pháp cho quản trị mục tiêu của doanh nghiệp năm 2025

Trong bối cảnh thị trường không ngừng biến động, việc thiết lập mục tiêu rõ ràng và chuyển hóa chúng thành hành động cụ thể là bài toán sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Nhưng thực tế, không phải tổ chức nào cũng thành công trong việc xây dựng và quản trị mục tiêu. Điều gì đang cản trở họ? Và làm thế nào để vượt qua những thách thức này?

1. 3 lý do nhiều doanh nghiệp thất bại trong xây dựng và quản trị mục tiêu

Là người chủ doanh nghiệp, ai lại không muốn doanh nghiệp đạt tới những bức tranh lý tưởng, có thể tăng trưởng liên tục, giành được ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường? Những câu chuyện đầy cảm hứng của Google, Intel đã thúc đẩy rất nhiều chủ doanh nghiệp tại Việt Nam đi vào thử nghiệm hoặc chính thức áp dụng các mô hình quản trị mục tiêu trên với kỳ vọng sẽ xây dựng được một hệ thống mục tiêu nhất quán và bộ máy hoạt động hiệu quả.

[TÀI LIỆU] Giải pháp cho quản trị mục tiêu của doanh nghiệp năm 2025

Nhưng thực tế, có 3 lý do rất phổ biến mà các doanh nghiệp đang gặp phải khiến họ thất bại trong xây dựng và quản trị mục tiêu:

  • Mơ hồ về khái niệm mục tiêu và đâu là mục tiêu đang hướng tới: Nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu chung chung, thiếu cụ thể, khiến đội ngũ không biết rõ đích đến là gì và dễ mất phương hướng.

  • Phân bổ mục tiêu xuống các cấp không chính xác, thiếu tính nhất quán: Khi mục tiêu từ cấp cao không được truyền đạt rõ ràng hoặc không gắn kết với các phòng ban, nhân viên, tổ chức dễ rơi vào tình trạng “mạnh ai nấy làm”.

  • Không chú trọng vào hoạt động thực thi mục tiêu: Dù có mục tiêu rõ ràng, nhưng nếu không có kế hoạch hành động cụ thể và sự theo dõi sát sao, mọi thứ chỉ dừng lại ở lý thuyết.

2. Thế nào là một mục tiêu tốt để theo đuổi?

Việc thiết lập mục tiêu không chỉ đơn giản là đặt ra một đích đến, mà còn là quá trình xây dựng nền tảng vững chắc để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Một mục tiêu tốt cần phải rõ ràng, đo lường được, có tính thách thức nhưng vẫn khả thi, đồng thời gắn kết chặt chẽ với chiến lược chung của doanh nghiệp.

2.1. Phân loại mục tiêu

Tùy vào quy mô, ngành nghề và định hướng phát triển, doanh nghiệp có thể thiết lập nhiều loại mục tiêu khác nhau. Dưới đây là các nhóm mục tiêu phổ biến:

  • Theo thời gian: Bao gồm mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch phát triển phù hợp với từng giai đoạn.

  • Theo chủ thể: Gồm mục tiêu cá nhân, mục tiêu nhóm và mục tiêu tổ chức, đảm bảo sự liên kết giữa các cấp trong doanh nghiệp.

  • Theo mục đích: Chia thành mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu duy trì và mục tiêu thay đổi, giúp doanh nghiệp định hướng phát triển rõ ràng.

  • Theo chức năng: Liên quan đến từng bộ phận cụ thể như marketing, tài chính, nhân sự, sản xuất..., giúp tối ưu hóa hoạt động từng mảng.

  • Theo hoạt động: Gồm mục tiêu chiến lược, mục tiêu tác nghiệp và mục tiêu vận hành, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển một cách đồng bộ.

2.2. Tiêu chí cấu thành của một mục tiêu tốt

Một mục tiêu hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được diễn đạt rõ ràng, tránh sự mơ hồ. Ví dụ: “Tăng 20% doanh thu quý 1 năm 2025 từ kênh thương mại điện tử” thay vì “Cải thiện doanh số”.

  • Đo lường được (Measurable): Mục tiêu phải có các chỉ số cụ thể để đánh giá tiến độ và mức độ hoàn thành.

  • Khả thi nhưng thách thức (Achievable & Ambitious): Một mục tiêu tốt cần đủ thách thức để tạo động lực, nhưng không quá viển vông để tránh gây mất động lực.

  • Liên quan đến chiến lược (Relevant): Mục tiêu phải gắn kết với định hướng phát triển chung của doanh nghiệp.

  • Có thời hạn (Time-bound): Mỗi mục tiêu cần có mốc thời gian cụ thể để đảm bảo sự cam kết và theo dõi tiến độ.

[TÀI LIỆU] Giải pháp cho quản trị mục tiêu của doanh nghiệp năm 2025

Việc xác định đúng loại mục tiêu và đảm bảo các tiêu chí trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản trị hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững trong năm 2025 và xa hơn nữa.

3. OKRs và sức mạnh biến mục tiêu thành hiện thực cho doanh nghiệp năm 2025

OKRs (Objectives and Key results) là phương pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp định lượng và tạo ra những kết quả then chốt nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong một thời hạn nhất định, thường là theo quý.

Cấu trúc của OKRs bao gồm:

  • Objective (Mục tiêu): Là điều tổ chức mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Định tính, có tính chất thách thức, kích thích sự tưởng tượng và truyền cảm hứng cho đội ngũ.

  • Key Results (Kết quả Then chốt) Là cách thức để đo đạt tiến độ và mức độ hoàn thành mục tiêu (Objective). Định lượng, sử dụng các con số cụ thể để đo lường kết quả. Mỗi Objective thường có từ 3 đến 5 Key Results đi kèm.

  • Cấp độ OKRs: Có thể áp dụng cho cấp độ công ty, các team/phòng ban hoặc cá nhân trong tổ chức.

  • Vòng đời của OKRs: Thường có chu kỳ là 1 quý (3 tháng), có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào đặc thù và yêu cầu của tổ chức.

[TÀI LIỆU] Giải pháp cho quản trị mục tiêu của doanh nghiệp năm 2025

OKRs không chỉ là một phương pháp quản trị, mà còn là “liều thuốc” giúp doanh nghiệp khắc phục những vấn đề cố hữu trong vận hành và phát triển. Cụ thể, OKRs giải quyết hiệu quả các vấn đề sau:

  • Thiếu định hướng rõ ràng: Với Objective truyền cảm hứng và Key Results cụ thể, OKRs giúp doanh nghiệp xác định chính xác đâu là ưu tiên và đích đến trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

  • Sự rời rạc giữa các bộ phận: OKRs tạo ra sự liên kết từ cấp công ty xuống từng cá nhân, đảm bảo mọi người cùng hướng tới một mục tiêu chung, loại bỏ tình trạng làm việc riêng lẻ, thiếu phối hợp.

  • Thực thi yếu kém: Nhờ cơ chế theo dõi chặt chẽ và định lượng kết quả, OKRs buộc đội ngũ phải hành động thay vì chỉ dừng lại ở kế hoạch trên giấy.

  • Thiếu động lực trong đội ngũ: Những mục tiêu tham vọng nhưng khả thi của OKRs khơi dậy sự sáng tạo và cam kết từ nhân viên, giúp họ cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa.

  • Khó khăn trong đo lường tiến độ: Key Results với các con số cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả công việc, từ đó điều chỉnh kịp thời để không đi chệch hướng.

4. 5 bước xây dựng kế hoạch từ mục tiêu đến hành động

  • Bước 1 - Xác định mục đích và nguyên tắc: Bước đầu tiên là xác định mục đích chính và các nguyên tắc cơ bản mà tổ chức hoặc nhóm sẽ tuân thủ. Đây là cơ sở để xây dựng các mục tiêu cụ thể và hành động. Các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, và có tính thách thức.

  • Bước 2 - Hình dung ra kết quả: Tiếp theo, cần hình dung về kết quả mà mục tiêu hướng đến. Điều này có nghĩa là tạo ra hình ảnh hoặc khái niệm về kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được. Tính minh bạch về kết quả giúp tất cả các thành viên trong nhóm dễ dàng hình dung và định hướng hành động của mình.

  • Bước 3 - Phát sinh ý tưởng: Sau khi xác định mục tiêu và hình dung kết quả, bước tiếp theo là phát sinh các ý tưởng để đạt được mục tiêu đó. Đây là giai đoạn sáng tạo, nơi các giải pháp, chiến lược và hành động được đưa ra.

[TÀI LIỆU] Giải pháp cho quản trị mục tiêu của doanh nghiệp năm 2025

Sau khi phát sinh ý tưởng, các nhà quản lý sẽ tổ chức như thế nào để giúp tập thể hành động hiệu quả. Tải ngay tài liệu tại đây để sớm hiện thực hóa mục tiêu cho doanh nghiệp năm 2025 nhé!

5. Tổng kết

Để đạt được thành công, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống mục tiêu chặt chẽ, đảm bảo tính đo lường, phù hợp với chiến lược tổng thể và có cơ chế theo dõi rõ ràng. Khi mục tiêu được định hướng đúng đắn và triển khai hiệu quả, tổ chức sẽ tối ưu hóa nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh và tạo tiền đề cho sự phát triển dài hạn. Mong rằng bài viết trên sẽ có thể giúp đỡ được các anh chị quản lý doanh nghiệp.