[TÀI LIỆU] Công thức 6M và ứng dụng xây dựng phòng kinh doanh vững mạnh năm 2025
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trung bình hàng tháng có hơn 10.000 doanh nghiệp trong nước rút lui khỏi thị trường. Nguyên nhân chính không phải do sản phẩm yếu kém, mà chủ yếu đến từ việc chưa tìm ra được chiến lược phù hợp cho thị trường, cũng như cách thức xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, một hệ thống vận hành hiệu quả.
1. Doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không áp dụng 6M khi xây dựng phòng kinh doanh?
Nếu doanh nghiệp không áp dụng công thức 6M khi xây dựng phòng kinh doanh, sẽ dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như:
-
Thiếu sự chủ động, vận hành rời rạc: Nhân sự không được đào tạo bài bản, quy trình không rõ ràng, dẫn đến hiệu suất làm việc thấp.
-
Ra quyết định chậm, thiếu chính xác: Không có dữ liệu đo lường rõ ràng khiến doanh nghiệp khó nắm bắt thị trường và phản ứng kịp thời.
-
Lãng phí nguồn lực, đội chi phí: Đầu tư sai vào nhân sự, công nghệ, tài chính khiến doanh nghiệp mất nhiều tiền mà hiệu quả không tăng.
-
Mất lợi thế cạnh tranh, phụ thuộc vào cá nhân: Không có hệ thống rõ ràng khiến phòng kinh doanh khó mở rộng, dễ bị động khi nhân sự chủ chốt rời đi.
Ngược lại, khi áp dụng 6 yếu tố cốt lõi này từ bước đầu xây dựng, phòng kinh doanh sẽ hoạt động trơn tru hơn:
-
Sự chủ động trong hoạt động kinh doanh: Đội ngũ nhân sự được đào tạo tốt, có quy trình rõ ràng và hệ thống quản lý chặt chẽ giúp tối ưu hiệu suất làm việc.
-
Khả năng ra quyết định nhanh chóng, chính xác: Dữ liệu đo lường chi tiết giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng và thị trường, điều chỉnh chiến lược phù hợp.
-
Tối ưu hóa nguồn lực và chi phí: Việc đầu tư đúng vào con người, công nghệ và tài chính giúp doanh nghiệp tránh lãng phí, tăng lợi nhuận.
-
Duy trì lợi thế cạnh tranh: Công nghệ và quy trình chuyên nghiệp giúp phòng kinh doanh mở rộng quy mô mà không bị phụ thuộc vào cá nhân hay may mắn.
2. Chi tiết về công thức 6M - 6 trụ cột phòng kinh doanh
Công thức 6M là một mô hình giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý phòng kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp. 6M bao gồm các yếu tố cốt lõi:
-
Manpower (Nhân sự) – Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh chất lượng, có năng lực và động lực làm việc.
-
Management (Quản lý) – Giúp phòng kinh doanh hoạt động trơn tru, tối ưu quy trình bán hàng và đảm bảo đội ngũ Sales đạt được hiệu suất cao nhất.
-
Material (Nguyên liệu) – Các tài nguyên, công cụ và dữ liệu hỗ trợ đội ngũ Sales làm việc hiệu quả hơn.
-
Measure (Đo lường) – Thiết lập hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc của đội ngũ kinh doanh theo KPI rõ ràng.
-
Money (Tài chính) – Chi phí cho các phần như nhân sự, marketing - quảng cáo, công nghệ hỗ trợ làm việc.
-
Machine (Công nghệ) – Ứng dụng công nghệ, phần mềm hỗ trợ bán hàng để tối ưu hiệu suất và quản lý khách hàng tốt hơn.
Hiện nay, mô hình này được mở rộng, cải biến và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả quản trị kinh doanh. Nó đã trở thành kim chỉ nam nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp áp dụng và chứng minh hiệu quả.
3. Yếu tố quản lý (Management) quan trọng như thế nào?
Quản lý (Management) là xương sống giúp phòng kinh doanh hoạt động trơn tru, tối ưu quy trình bán hàng và đảm bảo đội ngũ Sales đạt được hiệu suất cao nhất. Một hệ thống quản lý khoa học sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hiệu suất, cải thiện doanh thu và giảm lãng phí tài nguyên.
4 yếu tố quan trọng cần rà soát khi xây dựng hệ thống quản lý phòng kinh doanh bao gồm:
-
Quy định, chính sách: Quy định, chính sách bán hàng là bộ khung giúp doanh nghiệp thiết lập cách thức vận hành phòng kinh doanh, đảm bảo sự nhất quán, công bằng và hiệu quả trong mọi hoạt động bán hàng.
-
Quy trình bán hàng: Một bộ cẩm nang quy trình bán hàng được xây dựng chi tiết sẽ tạo nên tiêu chuẩn chung để sales có thể làm việc theo một hệ thống bài bản, tăng khả năng chốt đơn, không mất thời gian thử nghiệm và đào tạo nhân sự mới.
-
Phương pháp bán hàng: Doanh nghiệp nên có một “binh pháp” về nghệ thuật bán hàng để nâng cao kỹ năng cho nhân viên sales, rút ngắn thời gian đàm phán và tăng tỷ lệ thành công.
-
Hệ thống quản lý, báo cáo: Trong thời đại 4.0, chủ doanh nghiệp và cấp quản lý không còn phải xuất hiện thường xuyên tại văn phòng mới đảm bảo được đội ngũ Sales hoạt động trơn tru. Báo cáo, quản lý có hệ thống mới là cách tốt nhất để đo lường và tối ưu hiệu suất.
4. Bảng đánh giá hiệu quả phòng kinh doanh bằng công thức 6M
Sau khi có cái nhìn chi tiết về từng yếu tố trong mô hình trụ cột 6M, doanh nghiệp hãy rà soát, đánh giá lại hiện trạng phòng kinh doanh của mình.
-
Có điểm nào doanh nghiệp đang làm tốt và nên phát huy?
-
Có điểm nào đang thiếu hụt hoặc triển khai kém? Liệu nó có phải “gót chân Achilles” làm chậm tiềm lực của phòng kinh doanh?
5. Kết luận
Việc xây dựng một phòng kinh doanh vững mạnh không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn. Công thức 6M là một mô hình quản trị hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu suất bán hàng.
Tham khảo tài liệu ứng dụng 6M vào thực tiễn tại đây.