Marketer Trung Ngoc
Trung Ngoc

Culier Fulltime @ TNDigi Digital Marketing

AI – Khi nào nên dùng AI và khi nào không nên sử dụng?

Bài đăng này nó là góc nhìn của mình về AI! Bài viết khá là nặng nền nên bạn cân nhắc trước khi quyết định đọc để tiếp nhận hoặc phản bác ổn hơn nhé!

Một bài đăng mới đây trên GenK có bài viết: Lập trình viên kỳ cựu lắc đầu: Coder trẻ đang quá dựa dẫm vào AI, code thì nhanh nhưng hiểu biết lại ‘rỗng tuếch’. Trong bài viết có một chia sẻ từ Namanyay Goel – một lập trình viên kì cựu rằng:

Hầu hết các lập trình viên trẻ anh gặp đều chạy Copilot, Claude hay GPT liên tục suốt cả ngày để viết code nhanh chóng. Nhưng khi được hỏi tại sao đoạn code hoạt động theo cách này thay vì cách khác, họ lại không thể giải thích. Khi gặp những trường hợp đặc biệt cần xử lý thủ công, họ gần như không biết phải làm gì.

Mình cá là có đến 90% (con số mình bịa ra thôi) mọi người khi tìm một cái gì đó sẽ nghĩ đến ChatGPT, Claude, Gemini…. (nghĩ đến AI). Nhưng cũng có nhiều người (như mình) sẽ không nghĩ đến đó đầu tiên và đâu là lý do? Phải chăng mình không theo kịp thời đại bởi sử dụng AI là xu thế hiện nay. Vậy thì theo chân mình để cùng phân tích một chút về một vài khía cạnh của nó nhé!

Hiểu về AI – nguồn gốc

Không vòng vo như giải thích khái niệm kiểu “AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo…“. Mình muốn đi sâu hơn để mọi người có thể hiểu về AI hơn là một khái niệm mà search kết quả tìm kiếm thì đâu đâu cũng thấy.

Theo wiki thì: “Artificial intelligence (AI) refers to the capability of computational systems to perform tasks typically associated with human intelligence, such as learning, reasoning, problem-solving, perception, and decision-making”

Nghĩa là một hệ thống có thể học hỏi, đưa ra được nguyên nhân, giải quyết vấn đề như con người.

Nếu như khi đi học thì bạn sẽ biết bài toán cố hữu là “Lan đi học quãng đường dài 7.200km với tốc độ 12km/h, bao lâu Lan đến trường?”.

Bài này để giải quyết thì bạn sẽ có một đáp án duy nhất là bạn sẽ lấy quãng đường / vận tốc = thời gian. Tuy nó phi lý (về lý thuyết) nhưng chỉ cần áp công thức là ra kết quả. và bạn biết chắc kết quả.

AI nó không như thế, tuy nó cũng được xây dựng từ công thức, thuật toán, logic… nhưng nó là một phạm trù khác khác một chút. Như kiểu bạn có dữ liệu đầu vào thì bạn sẽ không chắc chắn được dữ liệu đầu ra nó sẽ như thế nào.

Hơi hàm lâm đúng không? giải thích lại nè. AI nó là một chuỗi các xử lý mà khi bạn cho nó một đống dữ liệu đầu vào thì dữ liệu đầu ra nếu chưa đúng thì nó lại là dữ liệu đầu vào để tìm dữ liệu đầu ra cho đến khi phù hợp và đúng nhất.

Mạng nơ-ron là một phương thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), được sử dụng để dạy máy tính xử lý dữ liệu theo cách mô phỏng bộ não con người

Mạng nơ-ron là một phương thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), được sử dụng để dạy máy tính xử lý dữ liệu theo cách mô phỏng bộ não con người.

Nguồn gốc mà khái niệm AI được tạo ra

Khái niệm “Trí tuệ nhân tạo” (AI) xuất hiện lần đầu tiên vào mùa hè năm 1956 khi được nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy đưa ra tại Hội nghị Dartmouth để mô tả ngành khoa học kỹ thuật tạo ra máy móc thông minh có thể bắt chước hành vi của con người.

Bạn hãy search để có thêm thông tin nhé! mình sẽ không giải thích quá nhiều vì nó làm lệch đi mục tiêu bài viết này.

Điểm qua những lợi ích tuyệt vời mà AI mang lại

Ai được sử dụng khá nhiều trong đời sống, làm việc và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Điển hình như:

  • Phát hiện rủi ro tốt hơn dựa trên dự đoán và phân tích tài chính
  • Tiết kiệm sức lao động
  • Xoá bỏ khoảng cách về ngôn ngữ
  • Tiết kiệm thời gian

Đối với công nghiệp

AI tăng năng suất vượt trội và tối ưu hoá.

Ví dụ, Siemens sử dụng AI trong bảo trì thiết bị, giảm thời gian ngừng hoạt động tới 50%, trong khi GM ứng dụng thiết kế sáng tạo (generative design) để chế tạo linh kiện ôtô nhẹ hơn 40% nhưng bền hơn 20%.

Đối với lao động thị trường thì AI giúp giảm nhân công đáng kể.

Theo Chỉ số sẵn sàng AI (AI Readiness Index) của Cisco năm 2023, chỉ 27% tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai công nghệ AI. Ngoài ra, AI có thể viết email nhanh hơn 36 lần, thiết kế ảnh thời trang nhanh hơn 24 lần và lập trình giao diện website nhanh hơn 10 lần so với con người.

Còn đối với lĩnh vực hành chính – kế toán, nhân sự – tuyển dụng và quản trị – điều hành thì AI giúp tiết kiệm đến 70% thời gian xử lý và tăng độ hiệu quả.

Còn đối với lao động văn phòng, thế hệ làm việc trên internet thì:

AI hầu như có thể thay thế hoàn toàn các tác vụ cơ bản như viết mail, xây dựng biểu mẫu tài liệu, làm slide, lên ý tưởng và phát triển nội dung…. Nếu như lúc trước một kế hoạch cần đến 1 tuần mới có thể hoàn thành thì bây giờ AI hỗ trợ đã có thể hoàn thành trong vài giờ.

Hay điểm rõ hơn thì với mảng viết lách thì chỉ cần vài phút đã có thể lên được một bài và thêm 1-2 tiếng tối ưu thì đã có một bài hoàn chỉnh thay vì 3-4 tiếng trước đây.

Còn với học tập, nghiên cứu, bạn chỉ cần gõ một Prompt lê chatbot và hàng tá nội dung đã được đưa ra để giải quyết vấn đề cho bạn thay vì phải “cày hết 20 trang kết quả tìm kiếm” hay thử tất cả các keyword có thể nghĩ ra để tìm kiếm thông tin giải quyết vấn đề.

Vậy có thể nói, AI vô cùng hữu ích cho tất cả tác vụ và giờ đây bạn chỉ cần một chatbot, một vài idea xong viết prompt cho AI làm. Nhưng hãy khoan, bạn đọc tiếp nội dung bài viết bên dưới.

Vậy sẽ có những điều chưa tốt về AI

Ở trên mình toàn nói tốt về AI, chưa có gì xấu cả. Thì đúng là AI không có gì xấu hết. Nhưng dùng nhiều sẽ ảnh hưởng cực kì lớn đến người dùng, đặc biệt là học sinh – sinh viên – những người có nhu cầu tìm hiểu thông tin. Tại sao?

AI nó quá tuyệt vời đi, hầu như bạn chẳng cần suy nghĩ gì ngoài việc “cãi lại” nó. Đại loại như nó đưa ra kết quả, bạn áp dụng nhưng chưa ổn (đối với bạn) thì bạn chỉ cần dùng Prompt kiểu “nó không đúng” hoặc “nó không hoạt động” thì lập tức AI nó sẽ đưa ra một phương án khác.

Điều này chứng tỏ được điều gì?

Đứng trên góc độ là người đã đi làm

Hiệu suất của bạn sẽ tăng đột biến. Bởi vì bạn chẳng cần phải “cày nát” cái Google tìm kiếm hay là nhớ tới 78 91 cái kiến thức mà bạn đã tích luỹ trong suốt quá trình đi học trước đây.

Nhưng đánh đổi lại là, bạn sẽ ngày càng bị “lười suy nghĩ” vì đã có AI giúp bạn làm việc đó. Và nếu như vô tình AI bị lỗi hay không thể sử dụng được nữa thì khả năng cao là bạn sẽ không đạt được hiệu suất tốt, thâm chí trễ Dealine – bị layoff.

Như thế thì nếu như bạn quá lạm dụng AI thì thực chất bạn chỉ đang là người control AI cho công việc chứ bạn không đang thực sự làm công việc. Và sẽ ra sao nếu sau chừng ấy năm đi làm bạn không tích luỹ được gì nhiều ngoài “dùng AI”

Còn đối với Học sinh – sinh viên – người nghiên cứu kiến thức

AI hỗ trợ chúng ta rất nhiều, chỉ cần biết cách thì sẽ làm được bài tập, task một cách nhanh chóng. Kể cả làm một khoá luận, bạn chỉ cần ngồi nghĩ và yêu cầu AI nó làm cho mình. Rất nhanh đúng không?

Nhưng…

Lập trình viên kỳ cựu Namanyay Goel chia sẻ rằng hầu hết các lập trình viên trẻ anh gặp đều chạy Copilot, Claude hay GPT liên tục suốt cả ngày để viết code nhanh chóng. Nhưng khi được hỏi tại sao đoạn code hoạt động theo cách này thay vì cách khác, họ lại không thể giải thích. Khi gặp những trường hợp đặc biệt cần xử lý thủ công, họ gần như không biết phải làm gì.

Bạn có nhận ra điều gì không? Nếu ngày càng phụ thuộc vào AI thì mình cá là việc “AI thay thế bạn hoàn toàn trong tương lai là điều sớm muộn“.

Vậy phải làm như thế nào mới đúng? Bạn cần rõ ràng với việc AI nó là công cụ giúp mình làm việc nhanh hơn chứ không phải thay thế mình hoàn toàn trong việc đó. Cần rõ ràng rằng mình làm được nhưng tốn nhiều thời gian hơn nên mới cần nó giúp, bạn hoàn toàn có thể làm nếu không có nó hay AI làm lỗi thì bạn có thể biết được lỗi ở đâu và chỉnh sửa.

Sử dụng AI trong học tập và làm việc

Sử dụng AI trong học tập và làm việc

Chung quy lại thì AI nên dừng lại ở mức hỗ trợ chứ không thay thế, AI giúp bạn nhanh hơn trong nghiên cứu thông tin và bạn cần phải tăng tư duy giải quyết vấn đề để không bị AI thay thế trong tương lai.

Kết quả sau khi Giải quyết vấn đề nên là một tư duy nhạy bén hơn là chẳng lưu lại được gì với một cái não rỗng!

Đây là cách mà mình sử dụng AI hiệu quả và mang lại giá trị tốt

Mình luôn nhấn mạnh rằng AI nó là công cụ hỗ trợ thay vì thay thế! Định hình rõ rằng nhu cầu bạn sử dụng AI hiện tại là gì để khai thác hết tiềm năng cũng như không bị ảnh hưởng bởi AI quá nhiều:

  • Tăng hiệu suất làm việc như sử dụng để tự động hóa việc trả lời email thông thường, lên lịch cuộc họp, tóm tắt tài liệu, tạo bản trình bày nhanh
  • Nghiên cứu và học tập sử dụng để tìm kiếm thông tin nhanh hơn, tóm tắt các bài báo khoa học, học ngôn ngữ mới, luyện tập kỹ năng coding

Sau khi định hình được nhu cầu sử dụng AI để làm gì rồi thì tiến đến việc sử dụng như thế nào để hiệu quả. AI nó quá tiện đi, hỏi gì nó cũng biết mà lại tra cứu rất nhanh – đây là điểm tốt cũng như tiêu điển lớn nhất của nó. Bởi vì sao?

Chúng ta luôn bị một cái gọi là “lười” – lười suy nghĩ – lười tư duy – lười làm việc. AI được nhiều người dùng là bởi nó đánh thẳng vào những cái lười của chúng ta. Nói như thế không phải là muốn bạn cự tuyệt mà bạn phải biết cách dùng.

Hiện tại bạn ưu tiên gì? thì hãy tập trung vào nó. Ưu tiên phát triển tư duy, hiểu vấn đề thì nên “cày nát cái Google”, chừng nào không thể nữa thì dùng AI để đưa ra gợi ý thêm. Hoặc là giải quyết nhu cầu công việc, bạn sắp trễ Deadline nhưng vẫn chưa tìm ra ý tưởng gì mới -> hãy dùng AI.

Đây là cách mà mình thường sử dụng AI trong công việc – học tập:

  • Hiểu vấn đề mình cần giải quyết là gì. Nghe hơi vô lý nhưng mà nó đúng, bởi không ít lần mình bị “trôi” sau khi quá nhiều lần không giải quyết được. Hãy dừng lại 5s, đọc lại task và tự hỏi “rốt cuộc chính xác thì mình cần làm được gì ở task này?”, kỹ tính hơn thì note ra giấy
  • Đưa ra các hướng giải quyết cơ bản: Ví dụ như dùng công nghệ gì, các suy nghĩ về trình tự làm như thế nào để giải quyết, các từ khoá có thể tìm kiếm
  • Cày nát cái Google. Mình thường cày hết trang 2 Google cho đến khi giải quyết được
  • Nếu không giải quyết được thì mình quay sang hỏi AI như Chatgpt, Gemini về key tìm kiếm thêm
  • Xoá ký ức cũ rồi tìm kiếm theo gợi ý của AI
  • Đến như này rồi mà mình chưa giải quyết được thì mình sẽ dùng AI nhiều hơn để xử lý

Nhưng có điều quan trọng là cần đặt giới hạn cho phương pháp giải quyết của mình. Nếu vượt quá thì đổi phương án khác.

Cách sử dụng AI hiệu quả và mang lại giá trị tốt

Cách sử dụng AI hiệu quả và mang lại giá trị tốt

Nghe đến đây thì chắc bạn cũng hiểu được mình ưu tiên gì rồi đúng không? thắc mắc “AI là xu hướng”. Đúng, AI là xu hướng nhưng đừng mắt kẹt ở nó, nếu không thì bạn chỉ đang là công cụ của AI mà thôi.

AI phải luôn là công cụ hỗ trợ và bạn đừng để bị phụ thuộc vào nó. Sử dụng AI cần tránh bị phụ thuộc nếu không bạn sẽ mất dần khả năng tư duy xử lý vấn đề và sớm bị AI thay thế trong tương lai

Nguồn: tại đây