Marketer Học Viện PMS
Học Viện PMS

Công ty TNHH Tư Vấn Và Đào Tạo PMS

5 kỹ năng mà nhà quản lý sản phẩm cần trang bị

Dù là quản lý sản phẩm truyền thống hay xu hướng mới thì việc hoàn thành mục tiêu đều không dễ dàng. Tạo nên sản phẩm xuất sắc, đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Người quản lý sản phẩm cần phải có nhiều kỹ năng liên quan hỗ trợ cho nhau, bao gồm:

1. Diễn đạt tốt

Công việc hằng ngày của một nhà quản lý sản phẩm bao gồm các nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp như: ghi chép nội dung cuộc họp, thảo luận chỉnh sửa nội dung trên web, thuyết trình, chuẩn bị dụng cụ cho khóa huấn luyện, tài liệu về những yêu cầu của sản phẩm.

Làm một nhà quản lý sản phẩm đồng nghĩa với việc làm một thủ kho lưu trữ tất cả các kiến thức về sản phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có nhiệm vụ phổ biến mọi kiến thức, cập nhật cho các thành viên bên trong và bên ngoài của tổ chức về những gì đang diễn ra liên quan đến sản phẩm. Ngoài ra một quản lý sản phẩm cũng phải đảm bảo rằng công việc đưa ra đúng định hướng, chỉ dẫn rõ ràng và toàn diện. Diễn đạt thông tin không tốt sẽ gây ra những sai lệch và làm trễ thời hạn hoàn thành công việc.

Kỹ năng viết tốt cũng sẽ giúp cho đối tác và ban lãnh đạo công ty hiểu rõ về những sáng kiến sản phẩm. Đôi khi, bạn cần sử dụng các kỹ năng viết giỏi để thuyết phục chấp nhận một quyết định cụ thể hoặc lý giải cho một thay đổi trong chiến lược.

Tóm lại nội dung có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định của mọi người, nên bạn cần biết cách sử dụng sao cho hiệu quả để hỗ trợ tối đa công việc của mình.

2. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Dành thời gian cho khách hàng có thể coi là phần quan trọng trong vai trò của nhà quản lý sản phẩm. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để đạt đến sự thành công của sản phẩm. Lòng trung thành của khách hàng là một trong những động lực cho sự phát triển của Doanh nghiệp.

Là một người quản lý sản phẩm, bạn được ví như là khách hàng trong tổ chức. Nhiệm vụ bạn là tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để hỗ trợ tạo nên giải pháp đáp ứng những gì họ cần. Việc có được “sự đồng cảm sâu sắc” với khách sẽ là yếu tố giúp bạn đạt được điều đó nhanh chóng.

Con đường ngắn nhất để có được kiến thức sâu sắc về khách hàng là giao tiếp trực tiếp. Hãy dành thời gian để tìm hiểu khách hàng. Bắt đầu bằng việc hỏi thăm sản phẩm của bạn đã thay đổi cuộc sống họ như thế nào. Bạn sẽ cần thay đổi những gì để có được sự hài lòng tối đa từ họ.

  • Bạn biết đến sản phẩm nhờ vào gì?
  • Sản phẩm giúp giải quyết những vấn đề gì?
  • Bạn yêu thích lợi ích nào nhất của sản phẩm?

Hãy sử dụng thông tin đánh giá, trãi nghiệm của khách hàng về sản phẩm một cách hiệu quả vì thông tin này chính xác là các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chính là các yếu tố của sản phẩm cần phát triển.

3. Am hiểu về kiến thức sản xuất

Julie Zhou, Phó Giám đốc Thiết kế Sản phẩm tại Facebook, cho rằng “Kỹ sư có thể biến mọi đề xuất thành thực tế và điều này sẽ không bao giờ bị lãng quên. Các kỹ sư không phải là một ‘tài nguyên’. Họ là những người xây dựng nền móng, là người giữ mọi thứ khiến sản phẩm của bạn hoạt động tốt”.

Ở cương vị một quản lý phát triển sản phẩm, công việc của bạn là đưa các ý tưởng cho những người có thể thực hiện chúng chính là các kỹ sư. Để làm điều này một cách hiệu quả, bạn cần thấu hiểu các kỹ sư đang suy nghĩ gì? Bạn phải nắm vững các kỹ năng về lĩnh vực để có thể nói về những khía cạnh kỹ thuật của sản phẩm và truyền đạt cho các kỹ sư. Và bạn cũng cần biết cách truyền đạt hiệu quả tầm nhìn sản phẩm để thu hút các kỹ sư tham gia.

Thuyết trình thành công ý tưởng của bạn cho các kỹ sư đòi hỏi kết hợp giữa nhiều kỹ năng như giao tiếp, truyền đạt,…

Làm một người sẵn sàng truyền bá sản phẩm là việc đặc biệt quan trọng trong các tổ chức lớn, nơi bạn có thể phải cạnh tranh để đạt được các tài nguyên chia sẻ. Bạn cần phải trở thành người hâm mộ số một của sản phẩm – sẵn sàng và luôn chuẩn bị tinh thần để thuyết phục người khác theo mục đích của bạn.

Lối dẫn chuyện truyền cảm hứng là cách hiệu quả để tạo sự ủng hộ cho sản phẩm. Đó bao gồm các thông tin điều khiển bằng dữ liệu như nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng. Để truyền đạt một cách hiệu quả trước tiên bạn phải trở thành một “fan” của sản phẩm vì khi đủ sở thích về sản phẩm bạn sẽ hiểu được cách trình bày thuyết phục người nghe.

4. Khả năng ủy thác và tin tưởng

Có thể bạn đã nhiều lần nghe rằng: Làm những gì bạn làm tốt nhất và ủy thác phần còn lại. Đây là lời khuyên thông minh mà ít người thực sự áp dụng.

Bạn nên ủy thác không chỉ các nhiệm vụ mà còn cả trách nhiệm. Nếu bạn đã ủy thác các nhiệm vụ nhưng vẫn quyết định mọi chuyện, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội trao quyền cho những người xung quanh và giảm bớt khối lượng công việc của mình.

5. Khả năng giúp đỡ và tạo sức ảnh hưởng đến người khác

Nếu bạn trở thành một nhà quản lý sản phẩm thành công, bạn cần có những kỹ năng xã hội đúng đắn. Kỹ năng kinh doanh và công nghệ là quan trọng. Nhưng sẽ không giúp bạn phát triển tầm nhìn sản phẩm vào thực tế. Bạn buộc phải tạo được sự ảnh hưởng đến người khác.

Sự đồng cảm cũng sẽ giúp bạn hiểu và xử lý các tình huống một cách chính xác. Kỹ năng quản lý mối quan hệ giúp hệ thống làm việc hiệu quả và giải quyết nảy sinh. Nhận thức về bản thân giúp bạn có thái độ khách quan. Có thể trở thành một đại diện hiệu quả của khách hàng.

Bạn cần truyền cảm hứng cho mọi người. Trình bày rõ ràng bức tranh tổng thể. Đưa ra lý do tạo nên sự quan trọng của nó đối với khách hàng và công ty. Sau đó hãy giúp mỗi thành viên trong nhóm làm việc hết mình để ủng hộ các mục tiêu chung.

Nguồn bài viết: pms.edu.vn