Bí mật các loại bằng cấp, chứng chỉ cần có khi đi xin việc năm 2024

Tốt nghiệp Đại học vẫn không kiếm được việc làm dù rất nỗ lực. Đứng giữa sự lựa chọn trong vô vàn ứng cử viên, đâu là yếu tố cần và đủ để bạn có công việc mơ ước?

Khi tìm kiếm công việc, ngoài lượng kiến thức chuyên môn thì bằng cấp, chứng chỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng và năng lực của một ứng viên. Chứng chỉ, bằng cấp thường được chứng nhận bởi các tổ chức chuyên môn hoặc trường học. Sau đây là các loại bằng cấp, chứng chỉ cần có khi xin việc vào năm 2024:

Cập nhật xu hướng: Các loại bằng cấp, chứng chỉ sẽ thống lĩnh thị trường lao động năm 2024.

1. Giấy chứng nhận, chứng chỉ tình nguyện quốc tế

Chứng chỉ tình nguyện quốc tế thường là các văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận được cấp sau khi bạn hoàn thành một khóa học hoặc dự án tình nguyện quốc tế. Đây là một cách để ghi nhận đóng góp của bạn trong các hoạt động tình nguyện và có thể được sử dụng khi xin việc, làm đẹp hồ sơ. Một số tổ chức tình nguyện quốc tế uy tín bạn có thể cân nhắc: UN Liên Hợp Quốc, Global Volunteers Network Vietnam, AIESEC in Vietnam, VPV Youth Network,..

Khi tham gia tình nguyện quốc tế, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, đồng thời trau dồi kỹ năng xã hội và giao tiếp ngoại ngữ. Lợi ích bạn nhận được từ các hoạt động tình nguyện không chỉ là giấy chứng nhận cho công tác tình nguyện mà còn nhiều hơn thế. Các hoạt động tình nguyện mang lại cơ hội phát triển kỹ năng xã hội, mở rộng mạng lưới quan hệ (networking). Tận dụng những mối quan hệ này giúp bạn tìm được công việc ổn định hoặc thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung giấy chứng nhận hiến máu vào danh sách tình nguyện của mình. Việc tham gia vào các chiến dịch hiến máu không chỉ là một biểu hiện của lòng nhân ái mà còn là một phần quan trọng của sự phát triển cá nhân và xã hội. Điều này cũng có thể được sử dụng khi xin việc hoặc làm đẹp hồ sơ, góp phần làm nổi bật những nét đặc biệt và tích cực trong quá trình tình nguyện của bạn.

Với những kinh nghiệm tích lũy được từ hoạt động tình nguyện, bạn sẽ trở nên tự tin hơn trong công việc và có khả năng tương tác hiệu quả với đồng nghiệp cũng như đối tác quốc tế. Đây là chứng chỉ cần có khi xin việc. Chúng không chỉ giúp bạn trau dồi kỹ năng mềm, mở rộng kiến thức mà còn mang lại những kinh nghiệm sống quý giá, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Những chương trình tình nguyện quốc tế cấp chứng chỉ uy tín ở Việt Nam.

2. Bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành

Ngoài các chứng chỉ ngoại ngữ và tình nguyện quốc tế, sở hữu chứng chỉ chuyên ngành sẽ giúp bạn nổi bật trong dàn ứng viên. Đặc biệt trong các ngành nghề cụ thể như: kế toán, marketing, nhân sự, kỹ thuật, y tế, luật,... Chứng chỉ chuyên ngành chứng minh bạn đã qua đào tạo, kiểm tra kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực đó.

Đối với sinh viên kinh tế, chứng chỉ tài chính như CFA (Chartered Financial Analyst), CPA (Certified Public Accountant) đóng vai trò rất quan trọng khi xin việc và đi làm. Trong khi CFA cung cấp kiến thức về quản lý đầu tư và phân tích tài chính thì CPA tập trung vào lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Cả hai chứng chỉ này đều giúp ứng viên tạo ưu thế tốt hơn khi ứng tuyển vào các công ty kế toán và doanh nghiệp tài chính.

Các nghiên cứu thị trường cho thấy rằng người sở hữu chứng chỉ chuyên ngành có thể kiếm được mức lương cao hơn khoảng từ 5% đến 20% so với những người không có chứng chỉ tương tự. Theo trang Salary Expert, mức lương trung bình của người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam đạt đến 440 triệu đồng/ năm.

Trong cùng một ngành nghề, các chứng chỉ chuyên ngành vừa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng năng lực, sự hiểu biết sâu rộng của ứng viên vừa mang lại lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động. Chứng chỉ chuyên ngành là chứng chỉ cần có khi xin việc vì nó cho nhà tuyển dụng thấy được sự chủ động của ứng viên trong việc trang bị kiến thức.

3. Chứng chỉ kỹ năng giao tiếp - thuyết trình

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình chiếm tới 85% thành công trong công việc và sự tiến bộ trong sự nghiệp. Điều này cho thấy việc rèn luyện các kỹ năng này không chỉ quan trọng mà là cấp thiết trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp.

Sự tự tin trong giao tiếp và thuyết trình là yếu tố hàng đầu, nhưng tự tin quá mức có thể dẫn đến những đánh giá không chính xác về năng lực thực tế. Do đó, việc sở hữu một chứng chỉ được cấp bởi một tổ chức có uy tín sẽ giúp bạn xác định rõ ràng trình độ thuyết trình của mình, qua đó có thể tập trung cải thiện những kỹ năng còn hạn chế. Bạn có thể tham khảo các tổ chức đào tạo kỹ năng giao tiếp và thuyết trình chất lượng như: Học viện Kỹ năng VTALK, Học viện quản lý PACE, Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI,...

Chứng chỉ kỹ năng giao tiếp - thuyết trình là một trong những chứng chỉ cần có khi xin việc vì nó phản ánh xu hướng và yêu cầu của thị trường lao động và môi trường kinh doanh hiện đại. Theo CareerBuilder, hơn 60% trong số họ cho biết kỹ năng mềm, bao gồm kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, đây là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét ứng viên. Theo ghi nhận trên trang web việc làm ZipRecruiter, hơn 6 triệu đầu việc yêu cầu ứng cử viên phải có “kỹ năng giao tiếp”. Kỹ năng này giúp bạn tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng ngay từ buổi đầu phỏng vấn và tăng cơ hội nhận offer việc làm.

Theo Bà Võ Thị Mỹ Duyên - Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Giám đốc Đào tạo Học viện Kỹ năng VTALK, Nhà sáng lập Hành trình Khởi lửa Hành trang SFVN cho biết: “Đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào thái độ và cách ứng xử, giao tiếp của ứng viên, thay vì những kỹ năng có thể đào tạo khác. Tuy nhiên, CV của ứng viên ở các mục đánh giá về kỹ năng đa phần mang tính chủ quan, ứng viên tự cho 8 sao, 9 sao hay 7/10, 9/10 - điều này hoàn toàn không có giá trị. Các ứng viên nên cung cấp các chứng chỉ, chứng nhận được minh chứng và xác thực bởi các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp nhằm mang tính khách quan. Đây cũng sẽ là cơ sở giúp các ứng viên được cân nhắc lên các vị trí quản lý, điều hành sau này”.

4. Chứng chỉ ngoại ngữ

Hiểu biết nhiều ngôn ngữ sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội trở thành một công dân toàn cầu.

Trước đây, chứng chỉ ngoại ngữ được xem là một trong những chứng chỉ có giá trị nhất khi xin việc, đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay không thiếu các ứng viên có Ielts trên 6.5, Toeic 700-900 điểm. Mặc dù đây vẫn là một trong những loại bằng cấp có giá trị, song, khả năng cạnh tranh của các chứng chỉ này đang mất dần. Các chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến có thể kể đến: Chứng chỉ Tiếng Anh IELTS, TOEIC, Chứng chỉ Tiếng Trung HSK, TOCFL, Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK, EPS,...

Với sự phát triển đáng kể trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc biết tiếng Trung sẽ tạo ưu thế cho bạn khi tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Ngoài ra, cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển với hơn 8000 doanh nghiệp ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội. Do đó, sở hữu chứng chỉ Tiếng Hàn sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm và tạo ra lợi thế trong các lĩnh vực: dịch vụ, công nghệ, sản xuất,..

Trong những năm gần đây, khi các chứng chỉ Tiếng Anh được nhiều người lựa chọn như một ‘tấm vé’ xét tuyển đại học đã dẫn đến “sự lạm phát chứng chỉ ngoại ngữ”. Điều này có thể làm giảm giá trị của chứng chỉ Tiếng Anh khi nó trở nên quá phổ biến và không còn lợi thế nữa. Do đó, việc trang bị khả năng sử dụng đa ngôn ngữ là một lợi thế lớn giúp người đi làm đạt triển vọng cao trong các thị trường đặc biệt, tăng thu nhập và thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo.

Trong bối cảnh hội nhập, việc cập nhật xu hướng và phát triển kỹ năng thông qua việc trang bị các chứng chỉ và bằng cấp phù hợp không chỉ là một nhu cầu mà còn là một bước đi tối ưu để mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm thành công. Đó chính là con đường mà mọi cá nhân nên theo đuổi để thăng tiến trong sự nghiệp một cách bền vững.

Du Thư