Khai mở năng lượng tái tạo tại APAC với chiến lược route-to-market và hoạt động rà soát chính sách

Nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng của chính phủ và doanh nghiệp tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đối với năng lượng tái tạo, đội ngũ Năng lượng tái tạo của RSK đang tập trung hỗ trợ khu vực này đạt được các mục tiêu môi trường và phát triển bền vững đầy tham vọng.

Định hướng này của RSK hoàn toàn phù hợp với báo cáo năm 2024 của Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) - dự đoán rằng gần một nửa tổng công suất điện gió ngoài khơi trên toàn thế giới lắp đặt trong 10 năm tới sẽ thuộc về APAC. Qua đó nhấn mạnh tiềm năng to lớn khi đầu tư năng lượng gió ngoài khơi tại khu vực này.

Route-to-market strategies and policy revision key to unlocking APAC  renewables • RSK • Engineering and Environmental Consultancy

Tập đoàn RSK sở hữu hơn 200 công ty môi trường và kỹ thuật tại 40 quốc gia, bao gồm cả khu vực APAC. Giám đốc mảng năng lượng tái tạo của RSK - Peter Gettinby, cùng Giám đốc Vận hành RSK khu vực APAC - Jessica Finch, đã tham dự và chia sẻ kiến thức chuyên môn tại các hội nghị về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi tổ chức tại Manila, Đài Bắc, Singapore, Seoul, Busan, Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Pete cho biết: "2023 chứng kiến những đột phá quan trọng tại nhiều thị trường, trong đó có khu vực APAC. Bangladesh đã công bố kế hoạch xây dựng dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Việt Nam ban hành Quy hoạch Phát triển Điện 8, đặt mục tiêu đạt 6 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và 70-91,5 GW vào năm 2050. Hàn Quốc cấp giấy phép kinh doanh điện gió ngoài khơi (EBL) cho hơn 20,8 GW và đang phát triển hệ thống ‘kép' cho phát triển điện gió ngoài khơi. Philippines đang tiến tới phiên đấu giá năng lượng xanh đầu tiên cho điện gió ngoài khơi."

Ông nói thêm rằng thách thức chính mà các chính phủ và ngành công nghiệp ở khu vực APAC đang phải đối mặt là hiện thực hóa tiềm năng này.

"Bằng cách hợp tác, ngành công nghiệp và chính phủ có thể tạo ra một môi trường thúc đẩy đổi mới, đầu tư và phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi mạnh mẽ. Trong vài tháng qua, chúng tôi đã trao đổi với các nhà phát triển và cơ quan chính phủ về các kế hoạch đầy tham vọng của họ và công việc cần làm để loại bỏ mọi rào cản tiềm ẩn."

Song song với đó, Jessica chỉ ra rằng vẫn còn nhiều rào cản để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo. Một số thị trường vẫn chưa có chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường rõ ràng, đồng thời thiếu định hướng của chính phủ về các chính sách như quy hoạch biển, cho thuê, cấp phép và giá mua điện.

Bà cho biết: "Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các chiến lược đưa điện gió ngoài khơi vào thị trường vẫn đang trong giai đoạn sơ khai vì chính phủ đang phải làm quen với những quy trình mới phức tạp, dẫn đến chậm trễ và gây ra sự lộn xộn về chính sách. Tuy nhiên, với đà phát triển hiện tại, dự kiến các chính sách hiệu quả giúp thâm nhập thị trường sẽ sớm được triển khai."

Jessica nói thêm rằng, ngoài những khó khăn trong việc đưa điện gió ngoài khơi vào thị trường, thách thức tiếp theo là xây dựng chính sách công nghiệp hỗ trợ phát triển lĩnh vực này, tập trung vào ba yếu tố: chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

“Các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng do mất nhiều thời gian xây dựng đang trở thành trở ngại lớn, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển nhanh như APAC. Để giải quyết vấn đề này, cần có phương pháp phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, yêu cầu về nội địa hóa của một số thị trường có thể khiến cho áp lực lên chuỗi cung ứng càng thêm nặng nề.

“Phát triển lưới điện vốn là mối lo ngại thường trực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cũng như ảnh hưởng đến điện gió ngoài khơi. Trong đó, chính sách và quy hoạch của chính phủ đóng vai quan trọng, còn cơ sở hạ tầng cảng biển là những thách thức có thể cản trở sự phát triển của điện gió ngoài khơi.”

Jessica chia sẻ rằng ngành điện gió ngoài khơi đang có nhu cầu lao động lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm và chuyển đổi việc làm công bằng từ các ngành nghề không còn cần thiết. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức kép cho khu vực, đó là vừa cần nguồn nhân lực có tay nghề cao, vừa cần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động kỹ năng.

Sắp tới đây, đội ngũ nhân sự Tập đoàn RSK sẽ tham dự Hội nghị Công nghệ Ngoài khơi Châu Á (Offshore Technology Conference Asia) ở Kuala Lumpur (Campuchia) vào tháng 2 và Hội nghị Năng lượng Gió Châu Á 2024 (Wind Energy Asia 2024 Conference) ở Cao Hùng, Đài Loan vào tháng 3.