CPI là gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Chỉ Số CPI Trong Marketing

Mỗi khi nhà phát triển ra mắt một ứng dụng mới thì thứ được quan tâm nhiều nhất và được đem ra làm chỉ số quan trọng nhất thì chính là lượt cài đặt (install). Đó là lý do vì sao chi phí cho mỗi lần cài đặt (CPI) là điều mà một marketer cần đo lường được. Trong Affiliate Marketing thì CPI là một dạng chiến dịch được rất nhiều publishers quan tâm, đặc biệt là những publishers mới. Vậy thì CPI là gì và cách kiếm tiền với hình thức CPI hiệu quả nhất.

CPI Là Gì Trong Marketing?

CPI là gì

CPI trong Marketing là gì

CPI là cụm từ viết tắt của Cost Per Install. CPI đề cập đến chi phí mà một nhà quảng cáo sẽ phải chi trả cho mỗi lượt tải ứng dụng hoặc lượt cài đặt sản phẩm. Trong mô hình CPI, nhà quảng cáo sẽ chỉ chi trả tiền khi người dùng thực hiện việc tải xuống và cài đặt ứng dụng hoặc sản phẩm của họ. Điều này giúp tối ưu ngân sách và đảm bảo chi phí này chỉ phát sinh khi có kết quả thực tế.

CPI thường được sử dụng trong việc quảng cáo cài đặt các ứng dụng di động, nơi việc tăng lượt tải xuống và thực hiện cài đặt là mục tiêu chính của các nhà phát triển ứng dụng.

Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Một Chiến Dịch CPI Marketing Là Gì?

Một chiến dịch CPI cần người dùng cần cài đặt ứng dụng hoặc dịch vụ theo yêu cầu của nhà phát triển ứng dụng. Tuy nhiên hiệu quả cài đặt có thể bị ảnh hưởng từ các yếu tố khác như:

Nền tảng của thiết bị: Mỗi hệ điều hành khác nhau sẽ có những giá CPI là khác nhau. Ngoài ra thiết bị cũng ảnh hưởng đến chỉ số CPI, ví dụ người dùng điện thoại sẽ có xu hướng tải app nhiều hơn so với những người dùng laptop. Ngoài ra người dùng các sản phẩm có hệ điều hành iOS cũng sẽ thường chi trả nhiều hơn cho việc cài đặt ứng dụng so sánh với những người dùng Android. Từ đó làm giá CPI cũng sẽ cao hơn so sánh giữa iOS và Android.

Nền tảng của từng thiết bị là một yếu tố ảnh hưởng đến CPI

Nền tảng của từng thiết bị là một yếu tố ảnh hưởng đến CPI

Vị trí theo quốc gia: CPI của mỗi quảng cáo sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Ví dụ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, giàu có như Nhật Bản, Hoa Kỳ,… sẽ có mức CPI cao hơn so với các nền kinh tế kém phát triển hơn như Ấn Độ hoặc Lào.

Phương tiện quảng cáo: Mỗi phương tiện quảng cáo sẽ có những tỷ lệ CPI khác nhau. Các kênh quảng cáo khác nhau có những cách tính giá và khả năng tiếp cận đối tượng là khác nhau. Ví dụ quảng cáo trên Google Ads có thể có giá CPI cao hơn so với quảng cáo trên Facebook Ads do sự cạnh tranh khác nhau và đặc tính của người dùng trên mỗi nền tảng.

Danh mục và loại ứng dụng: Các loại ứng dụng khác nhau sẽ có độ phổ biến và độ cạnh tranh khác nhau trên thị trường. Ví dụ các ứng dụng game, trò chơi thường có giá CPI cao hơn so với các ứng dụng giáo dục hoặc các ứng dụng công việc do sự quan tâm đặc biệt của người dùng.

Ưu Và Nhược Điểm Của Chỉ Số CPI Trong Marketing

Về ưu điểm, CPI có khả năng đo đếm lượng người tải ứng dụng một cách nhanh nhất so sánh với các hình thức quảng cáo khác. Điều này sẽ giúp cho các nhà quảng cáo có cái nhìn khách quan nhất, bên cạnh đó cũng sẽ kiểm soát được chi phí một cách tối ưu hơn.

Bên cạnh những ưu điểm đó thì chi phí cho một CPI là không hề rẻ, sự cạnh tranh của các ứng dụng di động trên thị trường ngày càng trở nên gắt gao. Không chỉ có vậy, lượng người dùng tải app có thể không thực sự sử dụng, đây cũng là một trong những bất cập.

CPI trong Marketing có những ưu và nhược điểm nhất định

CPI trong Marketing có những ưu và nhược điểm nhất định

Kết Luận

Thật sự ra, chiến dịch CPI cũng không quá khác biệt so với chiến dịch CPA. Chỉ số này đã trở thành tiêu chuẩn khi những nhà quảng cáo muốn đo lường hiệu quả lượt tải về ứng dụng. Ngoài ra, các chiến dịch CPI trong mô hình Affiliate Marketing cũng là một cơ hội kiếm tiền online khá hấp dẫn. Hy vọng bài viết đã cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất về CPI là gì và nhữn cách kiếm tiền với hình thức CPI. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên tại: https://dinos.vn/ để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.

Nguồn tin: Dinos Việt Nam