Chú Khải Lê: 25 năm vượt ải gian nan, trở thành Creative Director lão làng ngành Sáng tạo Việt

Điều gì đã khiến một giáo viên thể dục bén duyên với nghiệp sáng tạo ở buổi khai thiên lập địa của ngành Quảng cáo Việt? Từ bỏ một công việc ổn định, chú Khải Lê quyết theo đuổi đam mê, từng bước phát triển từ Intern, Graphic Designer đến Art/ Creative Director tại các Global Agency có tiếng như McCann Erickson Vietnam, Chuo Senko Vietnam... và Hit Advertising, Golden Group, Square Group...

Trải qua 25 năm “nằm gai nếm mật” trong nghề, chú Khải Lê hiểu rõ người làm truyền thông cần gì, thiếu gì để chạm tay đến hào quang rực rỡ. GIGAN Training Center hi vọng những chia sẻ của chú Khải tại Talkshow “Nghe chuyện lão làng: 25 năm làm nghề sáng tạo” dưới đây sẽ truyền động lực cho bất cứ ai có hứng thú với nghiệp sáng tạo.

1. Từ tay ngang nhập môn ngành Sáng tạo

Với niềm yêu thích văn nghệ, thể thao từ nhỏ, năm 1987 chú bắt đầu những năm tháng sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Thể dục Dụng cụ. Sau khi tốt nghiệp, chú tiếp tục được giữ lại làm giảng viên cho trường.

Tư duy đúng giúp thầy giáo thể chất thành công chạm ngõ ngành Sáng tạo.

Năm 1994, bước ngoặt bén ngành Sáng tạo đến với chú khi một người anh Việt kiều nhờ phác thảo ý tưởng cho dự án của công ty quảng cáo mới mở. Khoảnh khắc đến studio, chú kể “như bước chân vào một thế giới mới, chú bị choáng bởi máy tính, những quyển sách thiết kế đầy ắp trên kệ”. Có lẽ từ ánh nhìn đầu tiên chú Khải đã “đổ gục trước ngành Sáng tạo”.

Câu hỏi “Có muốn đi theo cái nghề này không?” của người anh Việt kiều như nhóm lên trong lòng một ngọn lửa, khiến chú Khải trằn trọc suy nghĩ đến 3 ngày 3 đêm. Bởi thời điểm đó, chú đã đi dạy được 5 năm, được hưởng biên chế của ngành Sư phạm. Nếu thay đổi ngành, chú sẽ phải bắt đầu lại từ con số 0.

Tuy nhiên, ngọn lửa đam mê quá lớn vẫn khiến chú phải “quay xe”, quyết theo đuổi ngành Sáng tạo. “Intern đối với chú là một cơ hội, mình đi học nghề, nhận của người ta nhiều hơn là cho. Đây là món quà mà không phải ai cũng có”, chú chia sẻ. Chấp nhận mức phụ cấp ít ỏi, để theo nghề, chú phải tìm thêm cả công việc để duy trì thu nhập ổn định cho gia đình.

“Từ 6 giờ đến 8 giờ tối, chú phụ trách vẽ poster quảng cáo bằng tay cho một vũ trường có tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ. Sau đó, chú tiếp tục phụ trách vị trí VJ cho phòng Karaoke tại vũ trường đến 3 giờ hôm sau. Đúng 7 giờ sáng, chú lại tiếp tục có mặt tại công ty để được giao việc”.

2. Trái ngọt đầu tiên trong nghề Creative

Ban đầu, sếp chỉ đưa cho chú mấy quyển sách thiết kế rồi bảo “tự quậy, vẽ lại những tác phẩm trong sách lên máy tính, cái gì khó quá thì kêu ảnh”. Cứ thế ròng rã 1 năm, mày mò từ hình này đến hình khác, qua nhiều phong cách khác nhau, chú đã làm chủ được toàn bộ công cụ.

Tác phẩm đã giúp chú Khải nhận được cái gật đầu của Vietnam Airlines.

Thành thạo tay nghề, chú lại nảy ra suy nghĩ: “Những thiết kế trong sách, từ trước đến giờ chú thấy chỉ toàn là của người nước ngoài, tại sao bản thân không phát triển một phong cách Việt. Chúng ta vẫn có thể tạo nên dấu ấn từ chính chất liệu văn hóa dân tộc…”.

Thế là chú lén sếp, mở máy tính, mò mẫm tạo ra một phong cách đậm chất Việt: Những cô gái lả lướt trong tà áo dài, đon đả trong tâm áo bà ba với đòn gánh trên vai…

Tình cờ, sếp của chú phát hiện ra những thiết kế và đem vào trong dự án dành cho Vietnam Airlines. Với phong cách khác biệt, giữ nguyên cốt cách Việt nhưng thổi thêm làn gió hiện đại, mới lạ, những bức tranh của chú nhanh chóng nhận được cái gật đầu của nhãn hàng. Sau này, tác phẩm đã trở thành dấu ấn trong triển lãm quảng bá du lịch Việt Nam và được sử dụng trên mọi phương tiện truyền thông của hãng lúc bấy giờ.

3. Bước ngoặt giúp chú chạm tay đến vị trí “chủ vựa Sáng tạo”

Đến năm 1997, chú được McCann Erickson – Agency phụ trách cho Coca-Cola tại thị trường Châu Á – “khuân” về làm Graphic Designer. “Chú nhớ hồi đó, máy tính mới chỉ là Macintosh của Apple. Toàn cỗ máy cũ kĩ, mỗi lần lưu là chú đi kiếm cốc cà phê, ngồi 20-30 phút vì quá lâu. Mà không cẩn thận có khi còn mất file nữa”, chú Khải hồi tưởng lại khoảng thời gian ấy.

Cơ hội đến khi chú được giao phụ trách việc nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm đề xuất ý tưởng sáng tạo và thực hiện dự án “Coke Tết campaign 2000” cho Coca-Cola Châu Á. Chia sẻ về quá trình thực hiện dự án, chú kể: “Chú để ý là từ trước đến giờ chưa ai từng vẽ illustration lên một lon Coca Cola cả. Năm đó là năm con Thìn, tận dụng kỹ năng sở trường, chú đã xây dựng Concept ‘Năm của Rồng Việt’ với hình illustration của 6 con rồng may mắn”.

Chú bao trọn từ bao bì, ấn phẩm báo chí, mọi thiết kế ngoài trời, cửa hàng… cho đến TVC storyboard, giám sát quay phim, hậu kỳ tại một trong những Production house lớn nhất tại Thái Lan thời bấy giờ. Một tháng thực hiện dự án là một tháng chú Khải ăn ngủ ở công ty. “Đó là khoảng thời gian cực nhất đời chú. Hồi đó máy móc bèo cỡ nào, chú phải tỉ mẩn vẽ từng cái vảy rồng, tìm cách dùng Photoshop đánh 3D hình. Đến công đoạn in chỉ cần sai một dấu chấm có thể phải đền đến 200 USD, mà hồi 1999-2000, số tiến đó lớn cỡ nào”.

Để thành công trong ngành, người làm truyền thông phải sẵn sàng nắm lấy mọi cơ hội.

Dù khó khăn nhưng chú Khải vẫn biết ơn khoảng thời gian ấy: “Nhờ vậy mà chú học được rất nhiều thứ, nắm chắc mọi ngóc ngách của nghề nghiệp. Giá trị lớn nhất của dự án là chú được tiếp cận với quy trình, chuẩn mực làm chiến dịch quảng cáo mang tầm thế giới của một công ty đa quốc gia. Chính giá trị ấy là nguyên liệu để chú giải quyết mọi công việc sau này. Với chú, tiền bạc không phải thứ quan trọng nhất mà là cơ hội được học hỏi, trải nghiệm. Nếu thời cơ đến, hãy chấp nhận mọi khó khăn để nắm lấy”.

4. Những mảnh ghép tạo nên một creative director tài năng

Thừa thắng xông lên, chú Khải tiếp tục nhào nặn nên những chiến dịch, TVC làm mưa làm gió khắp nơi như Mytime (hãng nước hoa đình đám của ca sĩ Mỹ Tâm), sữa Similac Mom (TVC 2 em bé nói chuyện trong bụng mẹ đem về giải thưởng Concept of the Year của tập đoàn Abbott), Mì súp Sư Tỷ (chiến dịch “quậy” nhất sự nghiệp khi chú kiêm luôn cả viết nhạc, lời và đóng quần chúng trong TVC), Miss Saigon, Lavie...

Không thể phủ nhận tài năng thiên phú là bước đà giúp chú Khải gia nhập ngành Sáng tạo. Nhưng những yếu tố dưới đây mới là yếu tố quyết định giúp chú chạm đến thành công:

  • Sự trau dồi không ngừng biến tiềm năng thành kỹ năng: Suốt 25 năm sự nghiệp, chú Khải luôn không ngừng rèn luyện cả về kiến thức, tư duy lẫn kỹ thuật. Dù có thiên phú vẽ vời nhưng để làm chủ được công cụ, chú sẵn sàng dành quỹ thời gian của mình trong suốt một năm đầu để mài tay nghề cho bén. Không chỉ dừng lại ở chuyên môn nghề nghiệp, chú còn học hỏi cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội vì với chú đó cũng chính là chất liệu cho những ý tưởng sáng tạo.
  • Sự dẫn lối của mentor có tâm có tầm: Nếu ngày đó không gặp được người anh Việt Kiều phát hiện ra tiềm năng, sẵn sàng trao đi cơ hội, dìu dắt chú thuở ban đầu thì có lẽ chú Khải vẫn sẽ là một thầy giáo thể chất. Chúng ta cũng sẽ mất đi một cánh chim đầu đàn đa tài trong làng sáng tạo Việt.
  • Chấp nhận đương đầu với khó khăn để tìm ra giải pháp: Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nghề ở cái buổi mà kinh tế còn khó khăn, công cụ cũng chưa xịn sò như bây giờ nhưng chú Khải vẫn chưa một lần than vãn. Đối với chú, trở ngại là cơ hội cho ta tìm ra những giải pháp tốt hơn để hoàn thiện công việc.
  • Dũng cảm giải phẫu khả năng của bản thân: Với chú Khải, đã làm nghề là không được ngại dốt, phải dũng cảm nhìn nhận, biết bản thân yếu ở chỗ nào để trau dồi, sửa đổi. Cái gì không biết thì mình học, càng học hỏi, càng rèn luyện chúng ta sẽ càng trở nên tốt hơn.

Cuối cùng, chú Khải Lê kết lại phần chia sẻ bằng một câu nói sâu sắc: “Hãy luôn nghĩ mình là cá con trong biển kiến thức để không ngừng nâng cấp bản thân. Đó chính là tư duy của một con cá mập”.

★★★

Nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện dành cho cộng đồng, ngày 23/12/2023, GIGAN Training Center trân trọng tổ chức Talkshow: Từ lính “cực chiến” đến Manager “cực phẩm”. Đây là Talkshow mới lạ, độc đáo với hình thức gameshow đối thoại 2 chiều sôi động giữa sếp – nhân viên theo nhiều cấp độ kinh nghiệm:

  • Team SẾP: Sếp trẻ Gen Z, Sếp trung 9X, Sếp cứng cựa 7X-8X
  • Team NHÂN VIÊN: Intern mới đi làm, Nhân viên mẫn cán, Senior
  • Các chủ đề “nóng hổi vừa thổi vừa nghe” chốn công sở: Làm tự do hay kỷ luật, sếp thiên vị, nhân viên trái ngành...

Talkshow là nơi để các anh chị đi trước chia sẻ kinh nghiệm, tư duy làm nghề đúng đắn cũng như cơ hội để các bạn trẻ bày tỏ nỗi lòng để hai bên sếp-nhân viên được mở rộng góc nhìn, thấu hiểu nhau hơn. Sự kiện được tài trợ bởi 10+ đối tác, với sự tham gia của chú Trần Hùng Thiện – Founder/CEO tại GCOMM Global; chị Hảo Nguyễn – COO, Hiệu trưởng tại GIGAN Training Center, Chuyên gia/ Giảng viên tại Brands Vietnam và những gương mặt khách mời quen thuộc.

Từ lính “cực chiến” đến Manager “cực phẩm” – Bỏ túi bí kíp trở thành nhân viên giỏi, sếp xịn

Thông tin đăng ký

  • Thời gian: 13h00-17h30 thứ Bảy, ngày 23/12/2023.
  • Địa điểm: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (số 215 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh).
  • Đăng ký tham gia tại đây.
  • Phí tham dự:
    • Vé Phổ thông (12/12-18/12): 150.000Đ
    • Vé giờ chót (sau 18/12): 200.000Đ
  • Talkshow được tổ chức bởi GIGAN Training Center
  • Đồng tổ chức: Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Bảo trợ truyền thông bởi Brands Vietnam
  • Đối tác truyền thông: Tâm Sự Con Sen, Bạn Đã Có Việc Làm Chưa?, Nghề Content, Mar cũ chào Mar mới, Hỏi đáp Marketing, Canva - Thiết kế dễ như chơi, Sơ hở là Xây kênh
  • Nhà tài trợ Vàng: Bác sĩ cây xanh
  • Nhà tài trợ Bạc: GUMAC, G-morning, IELTS Mentor
  • Nhà tài trợ Đồng: Đậu Má Mix, Logitech, NXB Trẻ, ViHAT, Edumall, Sebamed, DKLAB

Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ với GIGAN Training Center theo thông tin dưới đây: