Vị trí đắc địa trong bán lẻ, kinh doanh - Khái niệm và các yếu tố tạo thành

Chọn một vị trí đắc địa là một phần quan trọng của sự thành công trong bán lẻ và kinh doanh. Vị trí đóng vai trò quyết định đến lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng và sự cạnh tranh. Bất kể bạn làm thương mại điện tử, mở cửa hàng bán lẻ truyền thống, hay kinh doanh dịch vụ, lựa chọn vị trí sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn định nghĩa, các yếu tố xác định một vị trí đắc địa và công cụ hỗ trợ bạn phân tích đánh giá vị trí chỉ với 30s.

Vị trí đắc địa là gì? Khái niệm vị trí đắc địa

Vị trí đắc địa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các vị trí nằm ở vị trí, địa điểm trung tâm, có giá trị sử dụng, giá trị kinh doanh cao hoặc có nhiều lợi ích, ưu điểm hơn hẳn các vị trí khác. Yếu tố đắc địa được hiểu là yếu tố lợi thế. Nói ngắn gọn, vị trí đắc địa là vị trí có lợi thế tốt để kinh doanh, đầu tư hoặc cư trú.

Ví dụ, một căn nhà nằm ở trung tâm thành phố có thể được mô tả là “vị trí đắc địa” vì nó tiện lợi cho việc di chuyển và có giá trị cao. Trong lĩnh vực kinh doanh, một cửa hàng ở gần một trung tâm mua sắm nổi tiếng cũng có thể được coi là có “vị trí đắc địa” do có nhiều khách hàng tiềm năng qua lại.

Do yếu tố đắc địa mà loại vị trí này thường có chi phí đầu tư, mua hoặc thuê mặt bằng không hề rẻ. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tìm thuê các vị trí được cho là đắc địa để mở kinh doanh?

Vị trí đắc địa gồm những yếu tố gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, “vị trí đắc địa” thường bao gồm một số yếu tố quan trọng mà một doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh có thể tận dụng để thúc đẩy sự thành công. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải nhìn thấy lợi tức đầu tư lớn khi quyết định đầu tư kinh doanh vào vị trí đó.

Các yếu tố nên được xem xét khi doanh nghiệp chọn vị trí đắc địa bao gồm:

  1. Lượng khách hàng tiềm năng cao: Vị trí nằm ở nơi có nhiều khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng mục tiêu. Một số đặc điểm dễ thấy nhất là: dân số đông, khu vực dân cư có thu nhập cao, hoặc có sức tiêu thụ sản phẩm lớn…
  2. Khả năng tiếp cận thị trường tốt: Vị trí cần nằm ở vị trí có nhiều tiện ích giao thông, gần các trục đường chính hoặc cơ sở hạ tầng giao thông tốt. Nằm ở vị trí thuận tiện cho khách hàng ghé thăm là yếu tố cần ưu tiên cao khi chọn vị trí kinh doanh.
  3. Cạnh tranh thấp hoặc cạnh tranh lành mạnh: Vị trí đắc địa có thể được xem xét qua góc độ cạnh tranh. Nếu bạn nằm ở một vị trí mà không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì cơ hội kinh doanh là cao hơn hẳn.
  4. Mặt bằng và các yếu tố bài trí thương hiệu: Một vị trí được đánh giá là đắc địa nên có mặt bằng rộng rãi và có thể bài trí thương hiệu của doanh nghiệp rõ ràng. Ví dụ, một nhà hàng trên tầng cao của một tòa nhà cao cấp có thể tạo ra trải nghiệm độc đáo và thu hút khách hàng.
  5. Sự an toàn và môi trường: Không gây lo ngại về an ninh, môi trường thân thiện với khách hàng và nhân viên.
  6. Pháp lý và quy định: Một vị trí cũng nên được xem xét nằm trong khu vực địa lý có các quy định và luật pháp thuận lợi, giúp doanh nghiệp hoạt động dễ dàng và đảm bảo các lợi ích kinh tế.

Vị trí đắc địa trong đầu tư bất động sản

Theo quan niệm của người Việt, vị trí đắc địa cần thỏa mãn nguyên tắc “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ.” Điều này vẫn được coi là quan trọng khi lựa chọn nơi sống, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Vị trí là yếu tố then chốt quyết định giá trị của bất động sản. Khu vực có vị trí chiến lược thường đem lại giá trị cao cho bất động sản. Các sản phẩm bất động sản ở vị trí trung tâm, gần ngã ba, ngã tư, hoặc các tuyến đường chính thường có giá cao hơn so với các vị trí khác, như các ngõ hẻm.

Trong ngành bất động sản, vị trí đắc địa thường bao gồm các yếu tố:

  • Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông
  • Gần với các tiện ích như công viên, trung tâm thương mại,…
  • Nằm ở khu vực có quy hoạch rõ ràng
  • Dễ dàng kết nối các tiện ích hạ tầng công cộng
  • Gần thiên nhiên, trong lành sạch sẽ…

Vị trí đắc địa trong kinh doanh bán lẻ

Khác với nhu cầu bất động sản, các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng khi lựa chọn vị trí đắc địa cần tính toán nhiều hơn tới các yếu tố về khách hàng và tiềm năng thị trường tại khu vực bao quanh vị trí đó.

Ví dụ, trong ngành bán lẻ, khi lựa chọn một vị trí đắc địa để mở mới địa điểm bán hàng, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nằm ở khu trung tâm hoặc các khu dân cư đông đúc, có tiềm năng mua hàng cao
  • Nằm ở khu vực có nhân khẩu học phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Nằm ở vị trí có giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận cửa hàng
  • Nằm ở trong khu vực có ít cửa hàng cạnh tranh trực tiếp
  • Không gian thoáng, mặt tiền rộng rãi, bãi đỗ xe rộng

Bên cạnh các yếu tố trên, việc đầu tư vào các địa điểm kinh doanh trong ngành bán lẻ cũng cần lưu ý tới vấn đề quy hoạch để đảm bảo vị trí đó nằm trong khu vực đã được quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

Vị trí đắc địa trong ngành bán lẻ tập trung vào dữ liệu khách hàng & lưu lượng người lưu thông

Vị trí đắc địa trong ngành bán lẻ tập trung vào dữ liệu khách hàng & lưu lượng người lưu thông

Làm sao để xác định một vị trí có phải đắc địa không?

Có 2 cách phổ biến nhất để xác định một vị trí có phải đắc địa hay không, đó là khảo sát trực tiếp hoặc sử dụng các công cụ phân tích trực tuyến.

Với phương pháp khảo sát truyền thống, doanh nghiệp sẽ cử nhân viên hoặc thuê các công ty khảo sát thị trường thực hiện việc khảo sát khu vực từ 3-5 ngày để có đủ dữ liệu phân tích cần thiết. Hoạt động này bao gồm các việc như xuống trực tiếp khu vực để khảo sát mặt bằng, xem xét các khu vực xung quanh, theo dõi lượng người qua lại ở các khung giờ, thống kê các cửa hàng cạnh tranh trong khu vực…

Đây là cách làm truyền thống và thường tốn một chi phí không nhỏ của doanh nghiệp dù kết quả khảo sát trả về thường mang tính chủ quan của người quan sát, rủi ro dẫn tới các quyết định đầu tư thiếu chính xác hoặc chi phí mua/thuê bất động sản lớn hơn tiềm năng kinh doanh thực tế.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ ngày nay, các doanh nghiệp có thể ngồi tại văn phòng và phân tích, khảo sát tiềm năng kinh doanh tại bất kỳ khu vực nào, bất kỳ vị trí nào để chọn ra vị trí đắc địa phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Công cụ hỗ trợ chọn vị trí đắc địa

Các công cụ phân tích và xác định vị trí đắc địa cho doanh nghiệp dựa trên 4 nhóm dữ liệu vị trí thông minh chính bao gồm:

  1. Dân cư & nhân khẩu học: Đánh giá quy mô, sức mua của thị trường tại khu vực đó thông qua các dữ liệu về tổng dân cư, phân bổ dân cư theo độ tuổi/giới tính, nhân khẩu học, hộ gia đình, thu nhập trung bình…
  2. Tiện ích xung quanh: Đánh giá các tiện ích xung quanh vị trí. Các yếu tố như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm, công viên, và cơ sở hạ tầng giao thông có thể làm cho vị trí trở nên đắc địa hơn.
  3. Hạ tầng và giao thông: Kiểm tra hạ tầng giao thông, hạ tầng cơ sở,… như vị trí gần đường cao tốc, tuyến đường chính, hoặc có nhiều phương tiện giao thông công cộng sẽ có lợi thế hơn.
  4. Cạnh tranh trong khu vực: Kiểm tra mật độ cạnh tranh trong khu vực đang cao hay thấp và tiềm năng thị trường còn trống dựa trên tổng sức mua với số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại để xác định thị phần tiềm năng của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, công cụ hỗ trợ phân tích vị trí đắc địa hiện nay đã ra mắt thị trường là VGM.AI (Nền tảng tiếp thị địa lý Việt Nam). Đây là công cụ phân tích vị trí thông minh sử dụng công nghệ máy học và địa lý không gian, cho phép người dùng nhập các địa điểm chính xác trên bản đồ, hoặc một các khu vực trên bản đồ và xem báo cáo về tiềm năng kinh doanh tại khu vực/ vị trí đó thông qua các dữ liệu.

Giao diện so sánh tiềm năng kinh doanh tại 2 khu vực thị trường trên nền tảng VGM.AI

Phần mềm có tính năng so sánh, đánh giá 2 hoặc nhiều vị trí với nhau để cho biết vị trí đắc địa hơn trên thang điểm 10.

Điểm cộng nữa của VGM là tính dễ dùng, chỉ cần tra cứu địa điểm và bấm xem báo cáo mất chưa tới 30s là người dùng đã có thể truy cập đầy đủ các thông tin liên quan về vị trí tại một khu vực thị trường nhất định. Báo cáo này sẽ được VGM liên tục cập nhật theo dữ liệu ở thời điểm mới nhất, bạn có thể bấm “phân tích lại” để nhận về báo cáo gần thời gian thực.

Nguồn: vgm.ai