Quy trình ABC đi tìm Insight

Hầu hết những bạn gặp khó khăn khi tìm kiếm insight vì các bạn không biết bắt đầu từ đâu. Đa phần khi gặp mình, sau một vài câu hỏi, các bạn rõ ràng hơn về câu hỏi cần được trả lời và cả cách làm sao để đi kiếm câu trả lời đó. Đây gọi là kỹ năng research, bắt đầu với việc nhìn lại bạn đang cần tìm kiếm điều gì.

Nói vui thì research là chúng ta đi kiếm thông tin dữ liệu (search), kiểm tra lại, rồi lặp lại quá trình tìm kiếm một lần nữa (repeat).

Vậy chính xác quy trình này trông như thế nào?

Tạm gọi là quy trình bản chữ cái ABC tìm kiếm insight nhé

quy trình tìm insight

Quy trình ABC đơn giản tìm kiếm Insight

A: Ask the Right Questions | Đặt ra những câu hỏi đúng

Insight khách hàng là một phạm trù rất rộng lớn, nhưng để gói gọn chúng lại bạn sẽ có 2 thứ cần quan tâm: khách hàng đang cần cái gì (nhu cầu) và khách hàng đang gặp khó khăn gì (nỗi đau).

Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là bạn cần tìm hiểu khách hàng của bạn đang tìm kiếm những giải pháp gì? Họ đang quan tâm tới chuyện gì trong ngách của bạn?

Bạn có thể hỏi trực tiếp khi làm việc với khách hàng. Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin có sẵn.

Tóm lại, bạn cần làm thật rõ câu hỏi mình đang đi tìm là gì?

B: Break Down Data Barriers | Chẻ nhỏ từng lớp dữ liệu

Đây là khúc nhiều người gặp khó khăn nhất. Rất nhiều bạn tìm tới mình để hướng dẫn tìm insight, không phải vì bạn không có dữ liệu. Nhấn mạnh lại: tìm không được insight không phải vì bạn không có dữ liệu. Bạn không tìm được vì bạn không biết tách nhỏ dữ liệu mình có ra.

Tại sao?

  • Vì bạn nghĩ mình có chưa đủ. Bạn cần tìm thêm.

  • Vì bạn không làm rõ được chính xác mình muốn tìm cái gì

  • Và thông tin gì mới cũng hấp dẫn.

Nói tóm lại là bạn không biết mình cần tìm cái gì hết.

*Gợi ý: Bạn tìm insight để xây dựng thương hiệu? Để có ý tưởng tạo sản phẩm? Hay để cải thiện sản phẩm?

Mọi thứ đều cần bối cảnh rõ ràng.

Bạn còn nhớ bài viết trước mình đưa ra một câu hỏi “Nếu bạn làm ra sản phẩm xuất sắc 200% hơn cả thương hiệu dẫn đầu, nhưng bạn chưa chắc bán được 1/10 so với thương hiệu kia. Tại sao?”

Có một vài dữ liệu trong này: chất lượng sản phẩm, sức mạnh thương hiệu nhưng điều này đã đủ để lý giải tại sao chưa? CHƯA.

Có nhiều bình luận của mọi người trên bài Facebook post đó của mình còn bảo:

  • do chưa đúng nhu cầu khách hàng

  • sản phẩm ngon với sản phẩm bán chạy là khác nhau

  • nếu tôi bán Hermes thì bán chừng 5 cái còn LV thì 100 cái” v..v..

Đây là bối cảnh cụ thể đó. Và đây chính xác là đầu mối để chẻ nhỏ dữ liệu, làm rõ câu hỏi và kết nối để ra insight.

C: Connect the Dots Creatively | Kết nối dữ liệu một cách sáng tạo

Những ngày đầu bước chân vào làm Insight, mình nghe ra rả mấy cụm từ như the beauty of insight (vẻ đẹp của insight), hay “là nghệ thuật kết hợp giữa khoa học tự nhiên và xã hội”. Chả hiểu nói cái gì (xin lỗi các sếp).

Nhưng bây giờ thì hiểu

Insight có con số, có dữ liệu, có tư duy logic và khoa học và insight cũng có tâm lý hành vi, là con người, là cảm xúc.

Ví dụ thực tế mới xảy ra hôm qua.

Một bạn nhắn tin hỏi mình vì gặp khó khăn khi thanh toán bản tin trả phí, hỏi xem còn cách nào khác không? Mình chia sẻ bạn có thể chuyển khoản trực tiếp hoặc bạn có thể đăng ký Membership vì cũng có bản tin.

Câu chuyện không dừng lại ở đó.

Connect the dots lúc này nghĩa là “Bạn đã làm việc cùng mình, biết là mình cũng có bản tin chuyên môn. Nhưng tại sao bây giờ mới quyết định mua bản tin?” Đây là cái cần kết nối để phân tích insight đó.

Tất cả những cái này, mình gọi là case study - là những câu chuyện thực tế mà mình sẽ chia sẻ trong PLAYBOOK: Tự tin vẽ đúng hành trình khách hàng, một phần trong gói One-Year Insight Membership.

Nếu bạn chưa biết vẽ như thế nào, đừng chần chừ nữa. Nếu đã biết vẽ, hãy chia sẻ nó cho người cần nhé.

Đăng ký ngay đi, khi Membership còn 90% ƯU ĐÃI. Hẹn gặp một phiên bản insightful hơn của bạn nhé.

Norah VO

Bài viết trích từ bản tin Insights with Norah chuyên chia sẻ các nội dung về insight trong marketing và kinh doanh dành cho người viết, marketer và người làm chủ.