CTR là gì? Các cách cải thiện chỉ số CTR hiệu quả nhất

Trong bài viết trước đó của Minh Dương Ads, chúng tôi đã đề cập đến CPE nhưng một chỉ số tham chiếu để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục đi nghiên cứu thêm về một trong những chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến CPE và hiệu quả chiến dịch quảng cáo – Chỉ số CTR.

CTR là gì?

CTR là viết tắt của “Click-Through Rate,” và đây là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến và marketing. CTR đo lường tỷ lệ giữa số lượng lượt nhấp vào một liên kết, quảng cáo hoặc nút gọi hành động và số lần mà liên kết hoặc quảng cáo đó được hiển thị.

Vai trò của CTR

Một CTR cao thường cho thấy rằng quảng cáo hấp dẫn và hữu ích cho người dùng, trong khi CTR thấp có thể cho thấy rằng quảng cáo không thu hút sự quan tâm của người xem hoặc không phù hợp với mục tiêu đối tượng.

CTR có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, và các mạng quảng cáo khác. Nó cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách điều chỉnh nội dung, đối tượng, hoặc mục tiêu để tăng tỷ lệ nhấp vào và đạt được kết quả tốt hơn.

Công thức tính CTR

CTR = (Số lần nhấp vào quảng cáo / Số lần quảng cáo được hiển thị) x 100%

Trong đó, các số liệu cần có bao gồm:

  • Số lần nhấp vào quảng cáo: Đây là số lần mà người dùng thực hiện hành động nhấp chuột để tương tác với quảng cáo bằng cách mở liên kết hoặc trang web được quảng cáo đưa ra
  • Số lần quảng cáo được hiển thị: Đây là tổng số lượt xem hoặc ấn tượng trên quảng cáo, tức là số lần mà quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng.

Những vấn đề xoay quanh chỉ số CTR trong Adwords

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Mức CTR được coi là tốt hay không tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngành, loại quảng cáo, mục tiêu kinh doanh cụ thể… Mức CTR cụ thể nên được xem xét trong trường hợp cố định với các điều kiện kèm theo. Một CTR tốt hay không tốt cũng phụ thuộc vào mục tiêu của bạn cho chiến dịch. Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra những lượt nhấp chất lượng và tăng doanh số bán hàng, CTR có thể quan trọng hơn so với chiến dịch có CTR cao nhưng không tạo ra giá trị thực sự.

CTR trung bình trong AdWords

Mức CTR tốt trong Google Ads có thể thay đổi tùy theo ngành công nghiệp và mục tiêu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, một mức CTR trung bình hoặc cao thường được coi là tốt, thường nằm trong khoảng từ 2% đến 5%. Tuy nhiên, nếu bạn có tỉ lệ CTR cao hơn mức trên, đây thường là tín hiệu tốt vì nó cho thấy bạn đang có một nội dung quảng cáo hấp dẫn.

Lưu ý rằng việc tối ưu hóa CTR không chỉ là mục tiêu duy nhất của chiến dịch quảng cáo. Bạn cũng cần xem xét các chỉ số khác như tỷ lệ chuyển đổi và giá trị khách hàng để đảm bảo rằng chiến dịch đang tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp của bạn.

Cách tăng CTR trong quảng cáo

Để tăng CTR trong quảng cáo, có rất nhiều phương pháp khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Sử dụng từ khóa phù hợp
  • Nội dung hấp dẫn cùng CTA phù hợp
  • Tối ưu hóa trang đích
  • Sử dụng mở đầu và tiêu đề thu hút
  • Sử dụng phân đoạn đối tượng
  • Sử dụng ad extensions
  • Thử nghiệm và tối ưu hóa liên tục các chiến dịch quảng cáo

Những vấn đề xoay quanh chỉ số CTR trong SEO

CTR trong SEO khác gì với CTR trong Adwords?

Tương tự với Google Ads, SEO cũng sử dụng CTR như một phương thức để đánh giá độ hấp dẫn và hữu ích của nội dung với người đọc.

CTR trong SEO có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện sự tương tác của người dùng với các kết quả tìm kiếm. CTR cao hơn cho thấy rằng một liên kết hoặc kết quả tìm kiếm được người dùng coi là hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ. Điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trong các kết quả tìm kiếm, vì các công cụ tìm kiếm có thể xem xét CTR là một trong những yếu tố đánh giá sự phù hợp của một trang với các từ khóa tìm kiếm cụ thể.

Các cách tối ưu CTR trong SEO

  • Nghiên cứu các từ khóa dài: Hãy bắt đầu bằng việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm kiếm các từ khóa dài, ít cạnh tranh hơn. Những từ khóa này sẽ mang lại cơ hội tốt để tối ưu CTR do đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng một cách cụ thể hơn.
  • Tối ưu Meta Description: Meta description là cơ hội để bạn tạo ra một “lời giới thiệu” hấp dẫn và thú vị về nội dung bài viết. Sử dụng từ khóa mục tiêu một cách tự nhiên và tạo ra mô tả mà kích thích sự tò mò của người tìm kiếm, nêu rõ lợi ích của việc nhấp vào trang của bạn.
  • Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”: Structured data giúp thông tin của bạn hiển thị một cách nổi bật trong kết quả tìm kiếm. Bằng cách sử dụng schema thích hợp, bạn có thể tối ưu hóa CTR bằng cách hiển thị thông tin chi tiết như đánh giá sản phẩm, giá, và câu hỏi thường gặp.
  • Thêm hình ảnh cho bài viết: Hình ảnh là một phần quan trọng của nội dung. Chọn hình ảnh chất lượng và liên quan để làm cho nội dung hấp dẫn hơn. Đảm bảo rằng mỗi hình ảnh được đặt tên và mô tả một cách tốt để tối ưu hóa SEO hình ảnh.
  • Sử dụng URL thân thiện: Tạo một URL ngắn, dễ đọc và phản ánh nội dung của trang và sử dụng từ khóa mục tiêu nếu có thể. URL dễ đọc giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang trước khi họ nhấp vào.
  • Kiểm tra các tiêu đề trên Social Media: Thói quen của người đọc là chia sẻ những thứ họ thấy hữu ích, do đó hãy tối ưu bài viết trên social một cách tốt nhất. Khi chia sẻ nội dung trên mạng xã hội, hãy đảm bảo tiêu đề và hình ảnh phản ánh đúng nội dung, có sự hấp dẫn để kích thích sự chia sẻ và tương tác.
  • Tối ưu tốc độ tải trang: Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng và SEO. Tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng caching và giảm thiểu mã JavaScript và CSS để đảm bảo rằng trang của bạn tải nhanh và mượt mà.
  • Sử dụng nội dung địa phương hóa: Nếu mục tiêu của bạn là thu hút đối tượng địa phương, hãy tạo nội dung phù hợp với khu vực cụ thể và sử dụng từ khóa địa phương hóa để cải thiện khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tại địa phương. Ví dụ: phòng marketing thuê ngoài ở Hà Nội

Những vấn đề xoay quanh chỉ số CTR của Facebook

Mặc dù có cách hoạt động tương tự như CTR Adwords và SEO. CTR trong Facebook cũng có những đặc điểm riêng biệt mà người làm quảng cáo cần hết sức lưu ý.

CTR Facebook bao nhiêu là tốt?

Một CTR được coi là tốt trên Facebook thường nằm trong khoảng 2% trở lên. Tuy nhiên, CTR tốt hay không tốt trên Facebook còn phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là tạo sự tương tác và tạo thương hiệu, thì CTR có thể không phải là chỉ số quan trọng nhất. Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung vào số lượng tương tác (like, bình luận, chia sẻ).

Hãy nhớ rằng việc đánh giá hiệu suất chiến dịch trên Facebook cần xem xét cả CTR cũng như các chỉ số khác như tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), chi phí mỗi lần tương tác (cost per engagement), và ROI (Return on Investment) để đảm bảo rằng bạn đang đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

CTR Facebook quá cao có tốt hay không?

CTR Facebook cao là một tín hiệu tốt nhưng nếu nó cao một cách bất thường, hãy cẩn trọng vì đây có thể là 1 tín hiệu xấu. CTR cao bất thường có thế do bạn đã xác định sai tệp khách hàng mục tiêu dẫn đến quảng cáo được hiển thị với quá nhiều đối tượng không có mục đích mua hàng. Điều này dẫn đến việc họ chỉ click vào quảng cáo vì tò mò nhưng lại không mua hàng, khiến cho chi phí quảng cáo bị thất thoát rất nhiều.

Ngoài ra, Facebook cũng là nền tảng có rất nhiều tài khoản ảo (còn thường được gọi là nick ảo hay acc clone). Nếu nếu CTR quá cao nhưng không ra đơn và cũng không mang đến bất cứ tương tác nào, rất có khả năng chiến dịch của bạn đang bị phân phối hiển thị cho các tài khoản ảo này.

Cách tối ưu CTR trên facebook

Để tối ưu CTR trên Facebook, bạn nên thử những phương pháp sau:

  • Chọn hình ảnh hấp dẫn, thu hút người dùng. Hình ảnh nên rõ ràng, mang thông điệp cần truyền tải
  • Viết nội dung ngắn gọn, dễ đọc. Nội dung phải thu hút và thông báo rõ thông tin khi nhấp vào
  • Sử dụng phông chữ dễ đọc, kích thước phù hợp, tránh dùng nhiều màu sắc, chữ hoa, hiệu ứng rối mắt
  • Đặt giờ phát trên Facebook theo thời gian hoạt động của đối tượng dựa trên báo cáo tương tác của người dùng với trang
  • Sử dụng liên kết ngắn, rõ ràng đến trang/nội dung cần thiết, tránh quá nhiều trang trung gian
  • Đặt thẻ hashtag liên quan, gắn từ khoá thu hút người dùng
  • Đăng tải đều đặn, duy trì nội dung hấp dẫn để khán giả quen thuộc.

CTR là một chỉ số quan trọng với mọi nền tảng quảng cáo trả phí cũng như SEO. Tuy vậy, nó không thể đại diện cho hiệu quả của chiến dịch cũng như tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp mà chỉ đóng vai trò đánh giá sức hấp dẫn cho nội dung mà bạn truyền tải. Tuy vậy, khi kết hợp với các chỉ số khác, CTR giúp người làm quảng cáo có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch của mình.

Nguồn: Minhduongads