Sự khác biệt giữa Marketing với PR, Branding và Advertising

Marketing, Branding, Quan hệ công chúng (PR)Quảng cáo (Advertising) là 4 khái niệm khác nhau nhưng luôn bị hiểu nhầm bởi đa số những người “mới bước vào nghề”. Việc nhầm lẫn 4 khái niệm trên sẽ hạn chế doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa các kênh truyền thông; và vì mỗi hoạt động trên có mục đích và phương thức triển khai khác nhau, nên các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của mỗi hoạt động cũng khác nhau: việc áp dụng chung một tiêu chí đánh giá cho cả 4 hoạt động sẽ là không phù hợp.

Trong bài viết này, Marketing sẽ được đem ra để so sánh với từng khái niệm còn lại; bằng cách này, người đọc sẽ nhận ra được sự khác biệt giữa chúng, từ đó vận dụng từng hoạt động vào từng mục đích khác nhau nhằm tạo ra sự bùng nổ cho chiến dịch truyền thông của mình.

Marketing vs Quan hệ Công chúng (PR)

Khái niệm đầu tiên hay bị nhầm lẫn với Marketing chính là Quan hệ công chúng (PR). Các gạch đầu dòng sau đây sẽ diễn giải một cách ngắn gọn những điểm khác biệt chính giữa 2 khái niệm này:

  • Mục đích truyền thông: Marketing tập trung vào việc tăng doanh thu bằng cách cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho đúng người và vào đúng lúc. Trong khi đó, Quan hệ Công chúng tập trung vào việc xây dựng quan hệ với công chúng, làm tăng cảm tình thương hiệu và tạo danh tiếng tốt cho nhãn hàng.
  • Đối tượng truyền thông: Marketing nhắm đến nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của công ty. Trong khi đó, Quan hệ Công chúng nhắm đến tất cả các đối tượng trong công chúng: khách hàng, nhà báo và cả cộng đồng.
  • Công cụ truyền thông: Marketing sử dụng các công cụ như quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ để tiếp cận các nhóm khách hàng; còn Quan hệ Công chúng sử dụng các công cụ như báo chí, sự kiện và truyền thông xã hội để giao tiếp với công chúng.
  • Thời gian thực hiện: Marketing hướng đến mục tiêu ngắn hạn với từng chiến dịch được triển khai theo từng giai đoạn; còn Quan hệ Công chúng hướng đến mục tiêu dài hạn nên sẽ được triển khai trong khoảng thời gian lâu hơn.

Marketing vs Branding

Marketing và Branding là hai người bạn song đôi trong quá trình xây dựng chiến lược truyền thông cho một thương hiệu. Tuy có nét tương đồng với cả Quan hệ Công chúng, nhưng Branding vẫn có điểm khác biệt dễ nhận ra so với Quan hệ Công chúng và Marketing:

  • Mục đích truyền thông: Marketing tập trung vào việc quảng bá sản phẩm và làm tăng doanh số bán hàng của công ty. Trong khi đó, Branding tập trung vào việc xây dựng niềm tin, lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và danh tiếng của thương hiệu.
  • Thời gian thực hiện: Marketing hướng đến mục tiêu ngắn hạn với từng chiến dịch được triển khai theo từng giai đoạn. Trong khi đó, Branding hướng đến mục tiêu dài hạn và vận hành liên tục nhằm duy trì danh tiếng và vị thế của thương hiệu trên thương trường trong suốt thời gian doanh nghiệp còn hoạt động.
  • Cơ sở đánh giá kết quả: Marketing đánh giá kết quả dựa trên doanh số, lợi nhuận và tỷ suất chuyển đổi. Trong khi đó, Branding đánh giá kết quả dựa trên sự nhận thức thương hiệu, sự tin tưởng của khách hàng và vị thế thương hiệu trên thương trường.

Marketing vs Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo (Advertising) là khái niệm dễ bị nhầm lẫn nhất với Marketing, bởi Quảng cáo là một phần trong chiến dịch Marketing và cũng có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp những nội dung liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt cụ thể sau đây:

  • Mục đích truyền thông: Marketing tập trung vào việc quảng bá sản phẩm và làm tăng doanh số bán hàng của công ty. Trong khi đó, Quảng cáo tập trung thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua những thông điệp cụ thể, như là đề cập đến ưu điểm, tính năng, mẫu mã,…của sản phẩm.
  • Phương tiện truyền thông: Marketing sử dụng hầu hết các phương tiện truyền thông (truyền thông trực tuyến và truyền thống, quan hệ công chúng, sự kiện, tài trợ,…Còn Quảng cáo tập trung vào các phương tiện quảng cáo (các hình thức quảng cáo online như tivi, radio, báo chí, mạng xã hội và quảng cáo offline như biển quảng cáo ngoài trời, quảng cáo dán trên xe buýt và trong thang máy,…).
  • Thời gian hiệu quả: Marketing có thể đem lại hiệu quả dài hạn, còn Quảng cáo tập trung vào kết quả ngay lập tức và thường chỉ có hiệu quả ngắn hạn.

Như vậy, bài viết trên đã phần nào giúp phân biệt được 4 khái niệm Marketing, PR, Branding và Quảng cáo. Doanh nghiệp có thể nắm rõ ý nghĩa của từng hoạt động qua bảng tóm tắt sau:

  • (1) Marketing là nền tảng, doanh nghiệp sẽ đi nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra sản phẩm/dịch vụ và quảng bá chúng;
  • (2) Quan hệ Công chúng là việc doanh nghiệp giữ quan hệ tốt với công chúng, nhằm tạo dựng uy tín và niềm tin đối với khách hàng;
  • (3) Branding là làm tăng nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ “thổi hồn” vào sản phẩm/dịch vụ, từ đó tạo ra cảm xúc thương hiệu với khách hàng;
  • (4) Quảng cáo là việc doanh nghiệp đánh mạnh vào các giác quan của khách hàng bằng hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ, từ đó làm tăng tính nhận thức và thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Việc nắm vững những khái niệm này sẽ giúp các doanh nghiệp biết cách kết hợp chúng một cách hài hòa, từ đó tạo ra chiến lược truyền thông toàn diện, hiệu quả và làm tăng doanh số bán hàng.

Nguồn: EloQ Communications