GDN là gì? Các bước thiết lập chiến dịch Google Display Network

gdnGoogle Display Network hiện nay đang trở thành hình thức quảng cáo quan trọng không thể thiếu tại mỗi doanh nghiệp. Vậy Quảng cáo GDN là gì? Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn quảng cáo hiển thị để thực hiện các chiến dịch quảng cáo? Cùng Ori tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. GDN là gì?

GDN được viết tắt bởi Google Display Network - một hệ thống mạng lưới các trang web khổng lồ trên internet. GDN là đối tác của Google, cho phép quảng cáo bằng hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ của mình lên Mạng hiển thị của Google với khả năng tiếp cận được trên 90% số người dùng Internet.

Google Display Network (GDN) - Tất cả những gì bạn cần biếtGoogle Adwords (Google Ads) gồm có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là quảng cáo Search và quảng cáo Display.

  • Google Search Network là hình thức quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, hình thức này sẽ đặt Ads ở vị trí “đắc địa” của Google. Điều này giúp cho người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy thương hiệu của doanh nghiệp khi họ thực hiện tìm kiếm từ khóa. Trang quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic. Đồng thời có thêm nội dung về CTA so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác. Ads Search hướng đến đối tượng có hứng thú đến sản phẩm, dịch vụ của bạn ngay khi nhìn thấy quảng cáo.

  • Google Display Network (GDN) là hình thức quảng cáo thụ động hơn. Chúng ta sẽ đặt Ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy được hình ảnh quảng cáo khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Loại hình quảng cáo này phổ biến là hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.

II. Vị trí quảng cáo GDN

Hình thức quảng cáo Google Display Network cho phép sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể xuất hiện trên hơn 2 triệu website. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận hơn 90% người dùng Internet. Quảng cáo sẽ được hiển thị tại nhiều website, app di động và video. Còn cách hiển thị như thế nào sẽ tùy thuộc vào các marketer đặt mục tiêu cho chiến dịch:

  • Tìm từ khóa và các chủ đề liên quan

  • Chọn website và trang cụ thể

  • Hướng đến khách hàng cụ thể dựa trên sở thích, đặc điểm nhân khẩu và lịch sử họ có ghé thăm website.

Lưu ý: Tùy vào Targeting để doanh nghiệp có thể lựa chọn vị trí đặt Ads có thể liên quan hoặc không liên quan đến nội dung Ads.

III. Cách thức hiển thị của quảng cáo Google Display Network

  • Hiển thị quảng cáo dạng văn bản: Đây là dạng đơn giản nhất của quảng cáo, bao gồm 1 dòng tiêu đề, một URL đích và hai dòng nội dung

  • Hiển thị quảng cáo Google dạng hình ảnh: Quảng cáo Google banner đầy màu sắc là quảng cáo hình ảnh được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay.

  • Hiển thị đa phương tiện: Bao gồm các yếu tố như tương tác, ảnh động hoặc các khía cạnh khác thay đổi tùy thuộc vào người dùng xem quảng cáo và cách họ tương tác với nó.

  • Hiển thị quảng cáo dạng video: Quảng cáo hiển thị Google (GDN) dạng video cũng chính là hình thức quảng cáo Video Outstream của Google.

IV. Phương thức hoạt động GDN là gì?

1. Quảng cáo theo ngữ cảnh

Đây là thủ thuật dựa trên từ khóa hoặc chủ đề mà doanh nghiệp đã chọn. Nhằm tăng cơ hội hiển thị quảng cáo trên website, app và trang web có nội dung liên quan.

Google luôn thực hiện phân tích chủ thể chính của các website đăng quảng cáo. Dựa trên các yếu tố như nội dung, ngôn ngữ hoặc các cấu trúc liên kết và cấu trúc của trang. Nếu từ khóa hay các chủ đề quảng cáo của doanh nghiệp trùng với chủ thể của website thì Google sẽ chọn website đó đăng quảng cáo.

2. Chọn chính xác website

Với Placement Targeting, việc lựa chọn website, video và app từ hệ thống website của Google Display Network để thực hiện hiển thị quảng cáo chứ Google sẽ không tự động lựa chọn website cho doanh nghiệp như từ khóa hay chủ đề.

3. Remarketing

Remarketing là hay còn gọi là tiếp thị lại, đây là hình thức quảng cáo hiển thị cho những người đã từng truy cập vào trang web và lưu dấu vết, những quảng cáo hiển thị này sẽ gợi ý nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Thủ thuật này còn được gọi là Remarketing Ads, các quảng cáo sẽ chuyên nhắm vào người dùng đã từng tương tác với Ads, website hay app của bạn. Nhằm hiển thị Ads của bạn thường xuyên với đối tượng này.

Người dùng chỉ cần từng truy cập vào website hay nhấn vào Ads cũng sẽ được đưa vào danh sách Remarketing.

V. Ưu điểm và nhược điểm của GDN là gì?

1. Ưu điểm

  • Giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng

  • Phạm vi tiếp cận rộng

  • Đơn giá tiếp cận khách hàng tiềm năng thấp

  • Đưa được hình ảnh sản phẩm vào mẫu quảng cáo

2. Nhược điểm

Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp nên cân nhắc đến Google Display Network nhưng trước khi đưa Ads này vào chiến dịch quảng cáo của mình thì doanh nghiệp cũng nên biết một số nhược điểm sau đây.

a. Không thể kiểm soát hiển thị Ads

Bất lợi đầu tiên là doanh nghiệp không thể kiểm soát được website khi quảng cáo của doanh nghiệp được hiển thị Ads.

Google luôn nỗ lực để đặt quảng cáo ở những website liên quan nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo được độ chính xác. Đôi lúc Ads của doanh nghiệp sẽ hiển thị trên website xấu. Mặc dù có thể ngăn chặn được các website nào không quảng cáo nhưng doanh nghiệp phải tự add thủ công trong phần cài đặt chiến dịch.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tự kiểm tra 2 triệu website để quảng cáo sẽ không xuất hiện trên những website độc hại, khiến hình ảnh thương hiệu không bị ảnh hưởng mà còn có thể đem về nguồn traffic chất lượng.

b. Ads không liên quan đến website

Google cũng không ngừng đánh giá nội dung của website để thực hiện hiển thị Ads phù hợp với nội dung. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng vậy.

Cách duy nhất là doanh nghiệp phải tự ngồi lọc và loại bỏ những trang web không liên quan trong cài đặt chiến dịch quảng cáo của mình. Còn không thì cách tốt nhất là mua các banner quảng cáo từ chính website mà bạn muốn.

c. Bạn không thể điều chỉnh hành vi của khách hàng

Một vấn đề khác của GDN là doanh nghiệp sẽ gặp khó khi nhắm vào đối tượng khách hàng cụ thể.

Google Display Network không thể nhắm vào một đối tượng khách hàng cụ thể

Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh sách sẽ muốn tập trung vào người dùng muốn mua sách và đang tìm kiếm thông tin chi tiết về mặt hàng này. Đối với Google Search Network, doanh nghiệp chỉ cần thêm từ khóa như “mua sách” vào cụm từ tìm kiếm. Tuy nhiên trong GDN thì quảng cáo hiển thị không đơn giản như vậy. Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị với bất kỳ ai, dù họ có muốn mua sách hay không.
VI. 5 Lý do chọn GDN là gì?

Lợi ích nổi bật của GDN đối với các doanh nghiệp:

1. Tiếp cận người dùng

Lợi thế rõ ràng nhất của GDN là độ bao phủ của quảng cáo rộng. Với hơn 2 triệu website đăng ký GDN, quảng cáo của doanh nghiệp sẽ có cơ hội xuất hiện & click vào nhiều hơn.

Google Display Network trong Google Ads giúp quảng cáo của các doanh nghiệp tiếp cận được lượng người dùng tốt nhất. Trong khi dùng Google Ads thông thường, Ads chỉ có thể hiển thị khi người dùng truy cập vào Google và gõ tìm từ khóa nào đó. Nếu doanh nghiệp lựa chọn để dùng GDN thì người dùng sẽ thấy Ads của bất kể ở đây kể cả khi họ không tìm kiếm bằng Google. Đây là lợi thế cực kỳ lớn cho lại hình quảng cáo này vì sẽ có nhiều người nhìn thấy Ads hơn.

2. Giảm bớt chi phí CPC

So với Google Search thì CPC trên Google Display Network thường ở mức rẻ hơn. GDN là lựa chọn tuyệt vời để thay thế các hình thức quảng cáo khác cho những doanh nghiệp muốn tiết kiệm ngân sách.

3. Nhiều mức giá để chọn lựa

PPC (Pay-per-click) là cách trả phí mà các marketer quen thuộc khi Advertiser, đây là hình thức trả phí cho mỗi lượt click. Nhưng với Google Display Network thì doanh nghiệp có thể đổi qua CPM (cost per mile). CPM là hình thức có lợi cho doanh nghiệp vì chi phí này dựa trên mỗi lần đạt được 1000 view thay vì mỗi lần click. Đây là cách tối ưu chi phí và tăng ROI bằng quảng cáo hiệu quả.

4. Quảng cáo hình ảnh

Với GDN, marketer có thể sử dụng hình ảnh mang tính tương tác cao. Không chỉ vậy, còn có thể chọn ảnh động để quảng cáo hiệu quả hơn. Khi đặt ở đúng website, hình ảnh quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tăng đáng kể CTR và Conversion.

5. Remarketing Ads

Một trong những tính năng mạnh nhất của GDN là Remarketing Ads hay còn gọi là quảng cáo bám đuôi.

10 Cách tăng doanh số bằng Google Remarketing | LeadUp.vnRemarketing là một trong những điểm được GDN tận dụng để chạy quảng cáo hiệu quả hơn

Với sức mạnh của hình thức quảng cáo bám đuôi, doanh nghiệp có thể tạo ra chiến dịch mới chỉ nhắm đến người dùng đã từng ghé thăm website của doanh nghiệp. Với GDN, website sẽ Tracking User thông qua Cookies và hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp sau khi người dùng truy cập vào website. Cách này không chỉ rẻ mà còn có khả năng giúp doanh nghiệp lấy lại lượng Lead tưởng chừng đã mất và khiến khách hàng chuyển đổi.

Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng hiển thị khi người dùng lướt web, dần dần họ sẽ bị thuyết phục và hành động mua hàng.
VII. Cách nhắm mục tiêu trong quảng cáo GDN

Hãy cài đặt nhắm mục tiêu:

  • Từ khóa: Nếu doanh nghiệp đã lựa chọn hiển thị quảng cáo trên các trang web trong Mạng hiển thị, Google Ads sẽ sử dụng từ khóa của doanh nghiệp để đặt quảng cáo bên cạnh nội dung phù hợp với quảng cáo. Công nghệ của Google sẽ thực hiện các bước quét nội dung và địa chỉ web của trang web sau đó tự động hiển thị quảng cáo có từ khóa phù hợp chặt chẽ với chủ đề hoặc địa chỉ web của trang đó. Nếu doanh nghiệp nhắm mục tiêu từ khóa cho chiến dịch, ở phần cài đặt từ khóa doanh nghiệp sẽ có hai lựa chọn là đối tượng (Audiences) và nội dung (Content).

  • Cài đặt mục tiêu theo đối tượng: cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo đến mọi người dựa trên sở thích, nhu cầu liên quan đến từ khóa

  • Cài đặt mục tiêu theo nội dung: quảng cáo sẽ được nhắm mục tiêu theo từng ngữ cảnh. Google sẽ xác định website hoặc app liên quan dựa trên các yếu tố như: nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc link, cấu trúc trang.

  • Đối tượng: Nhắm mục tiêu theo đối tượng cho phép doanh nghiệp hướng quảng cáo của mình vào các phân khúc khách hàng cụ thể. Hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp cho mọi người dựa trên đặc điểm về sở thích, thói quen mua sắm…..

  • Nhân khẩu học: Hướng quảng cáo của doanh nghiệp đến những người ở độ tuổi, giới tính, tình trạng con cái. Đối tượng và nhân khẩu học là cách hiệu quả để khoanh vùng được các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp.

  • Chủ đề: Chọn từ một danh sách lớn các danh mục được xác định trước bao gồm các chủ đề chính của doanh nghiệp và trang đích mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Sau đó, đặt quảng cáo hiển thị của doanh nghiệp trên các trang web được xác định là có liên quan đến các chủ đề đó.

  • Vị trí đặt: Xác định rõ trang web mà doanh nghiệp muốn quảng cáo Google banner.

VIII. Các định dạng hiển thị quảng cáo GDN

Nhiều người thường hiểu lầm rằng GDN chỉ hiển thị quảng cáo hình ảnh. Nhưng thực tế GDN sẽ cho doanh nghiệp rất nhiều lựa chọn định dạng, kích thước với quảng cáo chữ, số liệu, hình ảnh, media và video.

  • Ads chữ – GDN có thể chạy Ads chữ giống như quảng cáo Search. Hình thức này bao gồm tiêu đề và hai nội dung, đồng thời cho phép marketer viết nhiều loại nội dung mà trong đó copy tạo ra nhiều click nhất.

  • Ads hình ảnh – Hình ảnh số liệu sẽ được phủ kín kích thước Ads trên website hiển thị. Doanh nghiệp có thể thêm các hình ảnh về khách hàng, bố cục và màu nền trên hình ảnh quảng cáo.

  • Trường hợp Ads media – Các thành phần có thể tương tác hoặc quảng cáo thay đổi tùy theo đối tượng và cách họ tương tác với quảng cáo của doanh nghiệp.

Ngoài ra, GDN có hơn 20 kích thước định dạng các quảng cáo được hiển thị khác nhau, cung cấp nhiều size quảng cáo cho Marketer chọn lựa. Mỗi website khi doanh nghiệp đăng ký đăng quảng cáo thì Google sẽ lựa chọn cỡ quảng cáo phù hợp với bố cục trang web. Do đó nếu doanh nghiệp muốn quảng cáo chạy trên nhiều website đáp ứng nhiều kích cỡ quảng cáo thì tốt nhất nên thiết kế Ads Display theo nhiều kích thước.

Google Display Network – Den ultimate guide | DIG2100 (2103)

Nhà quảng cáo có thể đăng các hình vẽ, ảnh thật lẫn quảng cáo HTML5 trên GDN với kích thước như sau:

1. Hình vuông và hình chữ nhật

200 × 200 Hình vuông nhỏ

240 × 400 Hình chữ nhật dọc

250 × 250 Hình vuông

250 × 360 Màn hình rộng gấp ba

300 × 250 Hình chữ nhật trong dòng

336 × 280 Hình chữ nhật lớn

580 × 400 Netboard

2. Hình chữ nhật đứng

120 × 600 Hình chữ nhật đứng

160 × 600 Hình chữ nhật cao và rộng

300 × 600 Quảng cáo nửa trang

300 × 1050 Thẳng đứng

3. Hình chữ nhật dài

468 × 60 Banner

728 × 90 Hình chữ nhật dài

930 × 180 Banner đầu trang

970 × 90 Hình chữ nhật dài lớn

970 × 250 Bảng billboard

980 × 120 Toàn cảnh

4. Mobile

300 × 50 Banner mobile

320 × 50 Banner mobile

320 × 100 Banner mobile lớn

Kích thước file: Nhỏ hơn hoặc bằng 150KB

Doanh nghiệp buộc phải thiết kế quảng cáo tương thích với tất cả các kích thước quảng cáo như trên. Nếu không, quảng cáo ấy sẽ bị hạn chế xuất hiện trên GDN hoặc thậm chí không thể hiển thị trên một số website nhất định. quảng cáo hình ảnh hoặc media thu về CTR xấp xỉ gấp 2 lần quảng cáo văn bản nhưng tần suất xuất hiện thấp hơn.

IX. Thiết lập chiến dịch Google Display Network

1. Bắt đầu chiến dịch

Đầu tiên, doanh nghiệp cần có tài khoản Google Ads. Đảm bảo rằng tên doanh nghiệp và các thông tin chung khác về doanh nghiệp đã có sẵn để tạo được các tài khoản Google Ads.

Khi đã có tài khoản Ads Google, đăng nhập vào link: http://ads.google.com/. Tại trang Tổng quan của Google Ads, hãy click vào nút “ Chiến dịch mới” để khởi chạy quá trình thiết lập chiến dịch.

2. Thiết lập mục tiêu

Để bắt đầu một chiến dịch mới, Google sẽ hỏi “Mục tiêu quảng cáo của bạn là gì?”. Có các tùy chọn mục tiêu khác nhau như sau:

  • Doanh số: đây là loại mục tiêu nhằm thúc đẩy bán hàng, gia tăng doanh số

  • Khách hàng tiềm năng: giúp doanh nghiệp nhận được khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách khuyến khích khách hàng hành động

  • Lưu lượng truy cập trang web: tăng lưu lượng truy cập vào website từ các đối tượng khách hàng mục tiêu.

  • Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm: khuyến khích người dùng có thể khám phá, tìm hiểu thông tin về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận: tiếp cận được nhiều đối tượng hơn và xây dựng nhận thức về hình ảnh thương hiệu.

  • Quảng bá ứng dụng: tăng số lượng người cài đặt và tương tác với ứng dụng của doanh nghiệp.

Đối với mỗi mục tiêu, Google sẽ thực hiện đề xuất một số tùy chọn cho các loại chiến dịch khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp chọn mục tiêu của chiến dịch là tăng lưu lượng truy cập trang web, Google sẽ đề xuất ngay bên dưới là 5 loại chiến dịch khác nhau ví dụ như: Tìm kiếm, Hiển thị, Mua sắm, Video, Khám phá.

Giới thiệu về quảng cáo Google Display Network (Google GDN)Loại chiến dịch sẽ là bước xác định nơi khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp cũng như cài đặt và tùy chọn có sẵn. Đối với quảng cáo GDN, tất nhiên loại chiến dịch được chọn sẽ là “Hiển thị”. Tiếp theo là các bước để thiết lập một chiến dịch quảng cáo với Google Display Network.

3. Chọn loại chiến dịch phụ

Loại chiến dịch phụ cần cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra lựa chọn bởi sau đó không thể thay đổi. Có 3 lựa chọn:

  • Chiến dịch hiển thị chuẩn: Đây là loại tùy chọn đang được đề xuất nhiều nhất, đặc biệt là đối với các tài khoản mới không có quyền truy cập được vào các Chiến dịch hiển thị thông minh. Nó có thể cung cấp cho nhà quảng cáo quyền được kiểm soát chiến dịch.

  • Chiến dịch hiển thị thông minh: Với chiến dịch hiển thị này, nhiều tùy chọn như tối ưu hóa, đặt giá thầu và nhắm mục tiêu đều được xử lý tự động. Mặc dù điều này có thể làm hạn chế sự kiểm soát của doanh nghiệp, nhưng nó sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian.

  • Chiến dịch Gmail: nếu nhìn nhận được tiềm năng của quảng cáo thông qua Gmail của khách hàng thì đây là một lựa chọn tương đối tốt cho doanh nghiệp.

Nhà quảng cáo nên cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 loại chiến dịch phụ thật kỹ càng bởi không thể thay đổi sau đó.

4. Nhập các thông tin cho chiến dịch

  • Tên chiến dịch: đặt tên cho chiến dịch được cho là bước không quá quan trọng nhưng cũng lưu ý nên đặt tên thật cụ thể và đừng đặt những cái tên quá chung chung như “Hiển thị” hay “Nhận thức”. Thay vào đó nên đặt những cái tên cụ thể, rõ ràng như “Chiến dịch tăng khả năng hiển thị – Iphone” .

  • Địa điểm: Vị trí doanh nghiệp muốn quảng cáo của mình xuất hiện? Mặc định, Google sẽ tự động đặt phạm vi tiếp cận của các chiến dịch đến toàn bộ lãnh thổ trên quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các bước tùy chỉnh để quảng cáo chỉ phân phối đến một hoặc nhiều khu vực cụ thể.

  • Ngôn ngữ: tương tự như địa điểm, doanh nghiệp cũng có thể nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ. Google xác định ngôn ngữ của người dùng dựa trên các cài đặt của họ cũng như ngôn ngữ mà những trang web họ đang truy cập.

  • Đặt giá thầu: các lựa chọn để đặt giá thầu có tác động đáng kể đến các chiến dịch quảng cáo của bạn. Google thậm chí sẽ đề xuất các chiến lược đặt giá thầu dựa trên mục tiêu của chiến dịch nhưng bạn cũng có thể thực hiện các tùy chỉnh mục tiêu đặt giá thầu. Google mặc định đặt giá thầu dựa trên mục tiêu của chiến dịch.

  • Ngân sách: đặt ngân sách trung bình sẽ sử dụng hằng ngày cho chiến dịch. Ưu điểm ở đây là doanh nghiệp luôn có thể sửa đổi ngân sách quảng cáo của mình hàng ngày hoặc hàng tháng sao cho hợp lý và hiệu quả.

Các tùy chọn bổ sung khác: ngày bắt đầu – kết thúc của chiến dịch quảng có, lịch hiển thị quảng cáo, chọn các thiết bị, …

5. Cấu trúc và đặt tên cho các nhóm quảng cáo

Tiếp theo, cần tạo ra các nhóm quảng cáo cho chiến dịch thực hiện. Để nhắm mục tiêu được chính xác nhất, tách chiến dịch quảng cáo thành từng nhóm quảng cáo nhỏ có liên quan về chủ đề và thông điệp cụ thể. Nhóm quảng cáo sẽ giúp bạn tạo được nhiều thông điệp hơn cho mỗi một loại chiến dịch và giữ cho nội dung của thông điệp truyền tải đó phù hợp và đúng với chủ đề.

Tên của nhóm quảng cáo cũng tương tự như tên của toàn bộ chiến dịch, đặt tên cho nhóm quảng cáo bằng cái tên thật cụ thể và rõ ràng để thể hiện mục đích hoặc chủ đề của quảng cáo. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể phân biệt được các nhóm quảng cáo khác nhau và giữ cho cấu trúc của chiến dịch quảng cáo có tổ chức.

6. Thiết lập nhắm mục tiêu

Nhắm mục tiêu là một phần không thể thiếu của quá trình quảng cáo trực tuyến đạt được thành công. Việc nhắm mục tiêu không chỉ giúp doanh nghiệp có thể tìm thấy được đúng đối tượng mà còn có thể ở đúng thời điểm và địa điểm, điều đó giúp cho thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp đạt thành công hơn nữa.

Các đề xuất nhắm mục tiêu của Google Ads

  • Nhắm mục tiêu theo đối tượng: Google sẽ đề xuất doanh nghiệp tự động hóa việc nhắm mục tiêu vì điều này sẽ đưa đúng các đối tượng đến với thông điệp mà không tốn nhiều công sức. Doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh thông qua nhiều tùy chọn bằng cách nhắm mục tiêu thủ công. Cuối cùng, Google sẽ hỏi các thông tin về nhân khẩu học cụ thể của đối tượng mục tiêu (giới tính, độ tuổi, tình trạng con cái, thu nhập hộ gia đình).

  • Nhắm mục tiêu theo nội dung: Google Display Network cho phép bạn nhắm mục tiêu của mình dựa trên các nội dung từ các trang web là đối tác của Google. Với việc nhắm mục tiêu theo nội dung, doanh nghiệp sẽ nhập các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp và quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó, Google sẽ thực hiện tìm kiếm các trang web sử dụng các từ khóa có sự tương tự.

7. Tạo quảng cáo của bạn trên Google Display Network

Với tất cả các tùy chọn của chiến dịch quảng cáo cùng với các cài đặt đã được tối ưu hóa, nhắm mục tiêu, giờ đã đến lúc doanh nghiệp sẽ thực hiện tạo các quảng cáo đầu tiên với GDN.

Giới thiệu về quảng cáo Google Display Network (Google GDN)Đối với hình thức quảng cáo hiển thị (display ads) cần bắt buộc có những thành phần tạo nên nền tảng cho các thông điệp quảng cáo. Đó là:

  • Hình ảnh

  • Video

  • Tiêu đề

  • Dòng tiêu đề dài

  • Mô tả

  • Tên doanh nghiệp

Sau khi nhập đầy đủ các thông tin về chiến dịch quảng cáo, cuối cùng là xác nhận chiến dịch của doanh nghiệp.

Chọn “Tiếp tục chiến dịch” để có thể hoàn thành thiết lập quảng cáo hiển thị.

Với quảng cáo hiển thị google doanh nghiệp có thể hiển thị quảng cáo của mình trước mọi người, trước khi họ bắt đầu tìm kiếm những gì mà doanh nghiệp cung cấp, đây là một hình thức quảng cáo quan trọng, không thể thiếu chìa khóa cho chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. Ori hy vọng rằng qua bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về GDN và hiểu được GDN là gì? Từ đó đưa ra được những chiến lược quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

Nguồn: Ori Marketing Agency

Ori Marketing Agency định vị là một Performance Agency, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp, triển khai các chiến dịch Marketing với nhiều loại ngành nghề khác nhau như Ô tô, Bất động sản, F&B, FMCG, Giáo dục - Khóa học, Sản phẩm sức khỏe....

Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện Marketing của bạn, tư vấn hỗ trợ bạn đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất: https://bit.ly/3OF2d3Y