Marketer SEONGON Google Marketing Agency
SEONGON Google Marketing Agency

HR @ SEONGON - Google Marketing Agency

GenZ ảnh hưởng đến tương lai của ngành bán lẻ và dịch vụ như thế nào?

Thế hệ Z — thế hệ được sinh từ giữa những năm 90 đến đầu những năm 2000. Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận Internet cùng các thiết bị kỹ thuật số từ nhỏ, vậy nên thế hệ này còn được mệnh danh là những "công dân thời đại kỹ thuật số”, có ảnh hưởng tới văn hóa, truyền thống về giải trí trực tuyến, du lịch, mua sắm, tin tức và giáo dục.

Vì được sinh ra trong kỷ nguyên của Internet và công nghệ, 74% Gen Z đã mua sản phẩm trực tuyến bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông, ứng dụng mua sắm cũng như phương tiện kỹ thuật số để so sánh chặt chẽ các sản phẩm nhằm giúp họ tự tin và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về cách mà GenZ mua sắm, từ đó là lời giải giúp doanh nghiệp tiếp cận với GenZ theo cách riêng biệt.

Truyền cảm hứng trước; bán hàng sau

Là một thế hệ luôn tìm tòi, khám phá về cuộc sống, Gen Z được truyền cảm hứng từ các sản phẩm và trải nghiệm theo xu hướng tập trung vào sự mới lạ và đa dạng. Nhưng họ không ngồi đó chờ đợi để được truyền cảm hứng. Thay vào đó, Gen Z chủ động tìm kiếm, nghiên cứu những gì “trending” và họ chủ động tạo ra các xu hướng hằng ngày. Hàng ngày, 43% Gen Z truy cập các ứng dụng mua sắm, nơi họ tìm thấy nguồn cảm hứng từ những thứ đang thịnh hành, khám phá những gì người khác đang mua và tìm cách tạo ra những kiểu mới.

Ở Ấn Độ, các cô gái từ 18-21 tuổi thường xem qua NYKAA - một nhà bán lẻ trực tuyến các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và thời trang, ngay cả khi họ không tìm mua. Họ nhận được các mẹo và lời khuyên cũng như tìm hiểu về những sản phẩm làm đẹp nào đang thịnh hành.

Mang lại trải nghiệm tuyệt vời với điện thoại di động

Tìm kiếm trên nền tảng di động là chìa khóa trong hành trình kỹ thuật số của Gen Z

Ví dụ: một hành trình kỹ thuật số phổ biến mà Gen Z sẽ bắt đầu trước khi chọn một nhà hàng là sẽ tìm kiếm trên ứng dụng như Instagram để tìm ý tưởng từ bạn bè, chọn lọc các bức ảnh về món ăn, sau đó truy cập tài khoản Instagram của nhà hàng để kiểm tra giá, thực đơn hoặc các chương trình khuyến mãi hiện có. Họ cũng có thể lấy cảm hứng từ ảnh của một người bạn được chia sẻ trên Facebook, sau đó nhấn vào ứng dụng du lịch như Agoda để tìm kiếm khuyến mãi hoặc ưu đãi.

Khi họ càng biết nhiều, họ càng có nhiều khả năng đưa ra quyết định. Điều tương tự cũng xảy ra đối với hành vi mua hàng của Gen Z - như một chuyến đi đến trung tâm mua sắm, nghiên cứu kỹ lưỡng là để biết trải nghiệm của sản phẩm sẽ như thế nào trước khi họ mua.

Nhận thức tới sự tác động đến môi trường

Đối với Gen Z, trách nhiệm xã hội được hưởng ứng mãnh liệt. Ở một số thị trường, đặc biệt là Philippines, hoạt động tình nguyện vì môi trường cũng được coi là một cách để gắn kết với những thế hệ khác và thế giới xung quanh, đóng góp một cách có ý nghĩa cho sự nghiệp tương lai của họ.

Nhận thức được tác động của các doanh nghiệp đối với môi trường, một số Gen Z cũng đã bắt đầu tạo ra các thương hiệu được xây dựng trên tiền đề là có ý thức xã hội. Ví dụ, nhà thiết kế thời trang Gen Z người Philippines, Alyssa Lagon , là người sáng lập Tela, một nhãn hiệu quần áo xanh giúp biến vải vụn tái chế thành quần áo thời trang đồng thời hỗ trợ các hoạt động môi trường và sinh kế.

Lớn lên cùng kỹ thuật số và tạo ra những hành vi mới

Thị trường đang thay đổi thói quen mua sắm của Gen Z — cách họ khám phá các sản phẩm và dịch vụ cũng như cách họ thanh toán. Các thương hiệu nên xem xét những cách mới để làm cho sản phẩm của họ có thể tiếp cận và có thể khám phá được.

Ví dụ: một số thị trường trực tuyến không chuẩn hóa các mô tả sản phẩm, vì vậy, những Gen Z hiểu biết đã chuyển sang tìm kiếm hình ảnh ngược để bỏ qua tìm kiếm văn bản.

Việc cung cấp nhiều cách thanh toán cũng rất quan trọng. Gen Z thường không sở hữu thẻ tín dụng, thay vào đó ưa chuộng ví điện tử và các dịch vụ “mua trước, trả sau”. Tại INSEA, 12% Gen Z hiện đang sử dụng ví điện tử, con số này cao hơn ở các thị trường thương mại điện tử lâu đời hơn như Singapore (18%).

Không có thẻ tín dụng, thế hệ Z ở Thái Lan tìm kiếm các phương thức thanh toán khác để mua sắm trực tuyến, chẳng hạn như Thisshop , một ứng dụng mua sắm cho phép họ trả góp không lãi suất cho các mặt hàng đắt tiền hơn.

Tổng kết

Thế hệ Z là những người có tư duy tương lai được xác định việc công nghệ trong tầm tay, họ sẵn sàng giải quyết các nhu cầu cụ thể của mình và tiếp tục chạy theo các xu hướng phù hợp, điều này cũng có thể khiến các thương hiệu phải đối mặt với một số thách thức.

Bài viết được dịch từ Vibe check: How is Gen Z influencing the future of retail and services?.

#SEONGON #GenZ #bán-lẻ