Các bước phát triển kế hoạch truyền thông marketing

Để phát triển có hiệu quả một chương trình truyền thông marketing đòi hỏi xem xét các bước sau: Xác định khách hàng mục tiêu, xác định mục tiêu truyền thông, thiết kế thông điệp, lựa chọn phương tiện thích hợp với thông điệp và tập hợp thông tin phản hồi.

1. Xác định đối tượng mục tiêu

Quá trình truyền thông khởi đầu bằng việc xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu, họ có thể là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại, họ có thể là người ra quyết định mua hoặc chỉ là người gây ảnh hưởng. Đối tượng mục tiêu có thể là một cá nhân, nhóm hay một tổ chức, nhóm công chúng nào đó. Việc xác định đối tượng mục tiêu ảnh hưởng mạnh đến các quyết định khác như: thông điệp sẽ nói gì? nói khi nào? ở đâu? Ai sẽ nói?

Xác định đối tượng mục tiêu -> Xác định mục tiêu truyền thông -> Thiết kế thông điệp -> Lựa chọn phương tiện -> Tiếp nhận thông tin phản hồi

2. Xác định mục tiêu truyền thông

Sau khi xác định đối tượng mục tiêu, bước kế tiếp nhà marketing phải xác định mục tiêu truyền thông - chính là xác định những phản ứng mà ta muốn có ở đối tượng. Mục tiêu truyền thông thường gắn liền với mục tiêu marketing và mục tiêu cuối cùng thường gắn với hành vi mua hàng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc mua hàng là kết quả của một quá trình dài trong việc ra quyết định của người tiêu dùng. Khi truyền thông ta cần biết chính xác người tiêu dùng đang ở vị trí nào trong quá trình sẵn sàng mua của họ.

Nhận biết -> Hiểu -> Thích -> Ưa chuộng -> Tin tưởng -> Mua

Thông thường người tiêu dùng có thể rơi vào bất cứ giai đoạn nào trong quá trình này. Ở các giai đoạn khác nhau, người truyền thông sẽ đặc ra các mục tiêu truyền thông thích hợp. Chẳng hạn ở giai đoạn nhận biết tìm hiểu rõ khách hàng nhận viết nhãn, sản phẩm như thế nào và cần thay đổi gì ở họ, hoặc khách hàng đã biết nhưng họ "cảm nhận" như thế nào?

3. Thiết kế thông điệp

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước kế tiếp là thiết kế thông điệp cần truyền đi. Thông điệp, trước hết phải giải quyết được mục tiêu truyền thông đã xác định, phải phù hợp với đối tượng truyền tin. Để có một thông điệp hiệu quả, khi mã hóa thông tin thành các thông điệp cần cân nhắc đặc điểm đối tượng và phương tiện sẽ sử dụng để phát tin.

Thiết kế thông điệp cần giải quyết ba vấn đề: nói cái gì? - nội dung, nói như thế nào? - cấu trúc và hình thức thông điệp.

Nội dung thông điệp: Cần phải thể hiện được ý tưởng, đặc trưng nổi bật nào đó để thông tin và thuyết phục đối tượng. Người ta thường sử dụng các phương pháp thu hút để tạp ra ý tưởng cho thông điệp.

Cấu trúc của thông điệp: Phải giải quyết được ba vấn đề sau

Thứ nhất: có nên đưa ra kết luận cho đối tượng không? (trước đây thì cách này hiệu quả nhưng hiện nay người ta có xu hướng đặt câu hỏi để cho đối tượng tự kết luận)

Thứ hai: Nên trình bày điểm mạnh của vấn đề hay trình bày cả điểm mạnh và điểm yếu, thông thường trình bày điểm mạnh có hiệu quả cáo hơn khi chào hàng.

Thứ ba: Trình bày điểm mạnh đầu tiên hay sau cùng.

Hình thức của thông điệp được truyền tải qua những kênh phát/ phương tiện khác nhau, ở mỗi phương tiện hình thức thể hiện thông điệp sẽ khác biệt.

4. Lựa chọn phương tiện truyền thông

Người truyền thông sẽ chọn lựa hai kênh truyền thông: cá nhân và phi cá nhân.

Truyền thông cá nhân là dạng truyền thông trực tiếp, mặt đối mặt với đối tượng mục tiêu. Hình thức truyền thông chủ yếu ở dạng này là chào hàng cá nhân.

Truyền thông phi cá nhân: các thông điệp được truyền đi không thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và người nhận. Hình thức truyền thông thuộc dạng này là quảng cáo, giao tế, marketing trực tiếp.

5. Tiếp nhận thông tin phản hồi

Tiếp nhận thông tin phản hồi là bước cuối cùng để đánh giá tác động và kết quả của chương trình truyền thông marketing. Thường sẽ có tác động lâu dài. Đánh giá hiệu quả các chương trình truyền thông marketing phải tiến hành cuộc khảo sát chuyên sâu nhằm và các đối tượng của kế hoạch truyền thông, từ thông tin phản hồi có thể điuè chỉnh cho những kế hoạch lần sau.