Bí mật SEO: Cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Được phát triển bởi OpenAI, ChatGPT là một ví dụ lý tưởng về công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo. Nền tảng này đang thu hút sự chú ý của những người đam mê công nghệ trên khắp thế giới, khi họ thử nghiệm hệ thống trí tuệ nhân tạo này thông qua các phiên bản thử nghiệm nghiên cứu và gây tiếng vang.

ChatGPT được huấn luyện bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu lớn thông qua học tăng cường từ phản hồi của con người (RLHF), có thể trả lời gần như bất kỳ câu hỏi nào một cách tức thì. Khả năng thực hiện các nhiệm vụ từ khóa làm cho nó trở thành một công cụ hữu ích trong góc nhìn SEO.

ChatGPT có thể là một công cụ phù hợp để bổ sung vào chiến lược nghiên cứu từ khóa của bạn. Nó có thể giúp bạn:

  • Tìm kiếm từ khóa dài hơn
  • Từ khóa LSI
  • Nhóm và phân nhóm từ khóa
  • Phân tích ý định tìm kiếm…

Cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Hãy khám phá một số gợi ý bí mật để biến ChatGPT thành một công cụ nghiên cứu từ khóa và tìm hiểu cách sử dụng ChatGPT cho nghiên cứu từ khóa.

Xây dựng chiến lược từ khóa toàn diện

Bạn có thể biến ChatGPT thành một trợ lý SEO mạnh mẽ bằng cách nhập một Prompt duy nhất. Ví dụ, tôi đã viết một prompt SEO cho ChatGPT để tạo ra một chiến lược từ khóa và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Prompt:

Đóng vai trò là một chuyên gia nghiên cứu từ khoá cho chiến dịch SEO tổng thể; có thông tin chính xác, đầy đủ và chi tiết về các từ khoá tìm kiếm trên Google và các công cụ tìm kiếm khác, bạn có khả năng phát triển một kế hoạch nội dung đầy đủ.

Hãy tạo một bảng với danh sách các từ khoá cho kế hoạch nội dung có chủ đề: Nhà hàng ở Quận 1”.

Phân loại các từ khoá theo bảng với tên của cột đầu tiên là “Nhóm từ khoá” nội dung là các từ khoá được phân nhóm, tên của cột thứ 2 là “Từ khoá đuôi dài”, chứa các từ khoá đuôi dài của “nhóm từ khoá”. Cột thứ 3 là “Mục đích tìm kiếm” là Search intent của người dùng (Thương mại, Giao dịch, Thông tin). Cột thứ 4 là “tiêu đề” nó sẽ gợi ý một tiêu đề hấp dẫn và chuẩn SEO cho bài đăng gắn với từ khoá tương ứng. Trong cột cuối cùng là thẻ “Meta description” hãy viết một đoạn có độ dài tối đa 155 ký tự. Thẻ mô tả Meta description này đề cập đến lý do tại sao nội dung lại hữu ích với người tìm kiếm một cách ngắn gọn, không viết chung chung. PAGE1 muốn nhận được kết quả ở dạng bảng biểu chứa các cột sau: Nhóm từ khoá, Từ khoá đuôi dài, Mục đích tìm kiếm, Tiêu Đề, Mô tả Meta.

Và đây là kết quả:

Tìm ý tưởng từ khoá mới từ “Seed Word”

Bây giờ, trong đầu tôi đang nghĩ tới 1 từ khoá là “Quán ăn ngon” và tôi muốn tìm ra một danh sách các từ khoá mới. Tôi sẽ sử dụng Prompt sau:

Prompt: Tạo 10 từ khoá cho “Quán ăn ngon”.

Đối với công cụ ChatGPT bản 3.5, kết quả nhận được sẽ là:

Lần này, tôi quyết định thử thêm câu lệnh tương tự nhưng dùng trên CHAT AI mới của Google là Bard.

Prompt: Tạo 10 từ khoá cho “Quán ăn ngon”, có thêm lượt tìm kiếm mỗi tháng cho từng từ khoá.

Và kết quả là:

Tìm từ khoá đuôi dài “Long-tail Keywords”

Bạn hoàn toàn có thể “nhờ” ChatGPT tạo cho mình một danh sách từ khoá đuôi dài, và câu lệnh như sau:

Prompt: Tìm 10 từ khoá đuôi dài cho “Quán ăn ngon”.

Và kết quả là:

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm từ khoá đuôi dài một cách chi tiết hơn, ví dụ:

Prompt: Tìm 10 từ khoá đuôi dài có độ dài nhiều hơn 6 từ nhưng không nhiều hơn 8 từ cho chủ đề “Quán ăn ngon”.

Cũng như trên, nếu bạn muốn có Volume tìm kiếm của từng từ khoá hãy dùng câu lệnh tương tự trên Bard của Google nhé!

Tìm từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing)

Cho ai chưa biết về LSI, thì LSI (Latent Semantic Indexing) Terms, hay còn được gọi là từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing), là các từ hoặc cụm từ liên quan được sử dụng để hiểu và phân tích mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong một văn bản. Kỹ thuật LSI giúp các công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tìm kiếm thông tin hiểu nội dung một cách thông minh hơn.

Trong ngữ cảnh tìm kiếm và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), các từ khóa LSI là những từ hoặc cụm từ có liên quan đến chủ đề chính của nội dung, nhưng không trùng khớp chính xác với từ khóa chính. Chúng giúp tăng tính liên quan và độ sâu của nội dung, cũng như giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nội dung của trang web hoặc bài viết. Sử dụng các từ khóa LSI một cách chính xác và tự nhiên trong nội dung có thể cải thiện hiệu quả SEO và giúp bài viết xếp hạng cao hơn trên các kết quả tìm kiếm.

Bạn có thể tìm ra các từ khoá LSI bằng cách sử dụng câu lệnh sau:

Prompt: Liệt kê các từ khoá LSI cho “Quán ăn ngon” (bạn có thể thay từ khoá “quán ăn ngon” bằng từ khoá khác).

Kết quả là:

Tìm các từ khoá dạng câu hỏi cho một chủ đề

ChatGPT có một kho dữ liệu cực kỳ lớn, vì vậy, việc tìm ra những từ khoá dạng câu hỏi là điều khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng theo câu lệnh:

Prompt: Tạo một danh sách câu hỏi cho từ khoá: Quán ăn ngon

Và kết quả là:

Phân loại từ khoá theo ý định tìm kiếm (Search Intent)

Trường hợp này nếu bạn đang có một danh sách từ khoá rất dài, và bạn đang rất khó khăn, mất thời gian với công việc chia nhóm từ khoá theo Search intent, thì ChatGPT có thể giúp bạn.

Prompt: Phân loại các từ khóa sau dựa trên mục đích tìm kiếm (search intent) trong một bảng có cột đầu tiên cho từ khóa và cột thứ hai cho mục đích tìm kiếm:

  • Từ khoá 1
  • Từ khoá 2
  • Từ khoá 3

Các từ khoá có thể cách nhau bằng dấu phẩy hoặc xuống dòng.

Kết quả là (mẫu):

Nhóm các từ khoá liên quan

ChatGPT cũng có thể giúp bạn nhóm các từ khóa theo chủ đề.

Prompt: Nhóm các từ khóa có liên quan lại với nhau (Các từ khoá có thể cách nhau bằng dấu phẩy hoặc xuống dòng).

Kết quả:

Đây là câu lệnh mà tôi đã sử dụng:

Nhóm các từ khóa có liên quan lại với nhau:

  • công cụ viết content
  • content angle là gì
  • content word là gì
  • content bánh trung thu
  • content chương trình khuyến mãi
  • content hay nói thay nước bọt đọc online
  • content hay về giày dép
  • content kem chống nắng
  • content thời trang nữ
  • content trị mụn hay
  • ctv content tại nhà

Tìm từ khoá chính và từ khoá phụ

Trong Content SEO, việc tìm ra và phân loại từ khoá chính, từ khoá phục sẽ giúp bạn tránh được tình trạng “ăn thịt từ khoá”.

Prompt: Xem xét danh sách các từ khoá sau, và số lượng tìm kiếm của chúng:... Tìm các từ khoá phù hợp nhất để làm từ khoá chính và phụ. Tạo một bảng có các cột cho một từ khoá, lượt tìm kiếm và chính/ phụ.

Và kết quả là (mẫu):

* Lưu ý: Lượt tìm kiếm của các từ khoá dùng trong ví dụ sử dụng công cụ SEMRUSH.

Tiềm năng của ChatGPT là rất lớn, việc tìm hiểu thêm cách sử dụng nó vào trong chiến dịch SEO của bạn có thể giúp bạn giảm được thời gian và công sức và đem lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, với hạn chế việc hiểu ngôn ngữ tiếng Việt nên đôi khi cách chia nhóm từ khoá, tạo danh sách từ khoá… hoạt động không thật sự hiệu quả. Vì lý do đó, tôi khuyên bạn nên kiểm tra lại danh sách mà công cụ ChatGPT tạo ra trước khi sử dụng dữ liệu đó.

* Nguồn: PAGE1