Marketer Quỳnh Trang
Quỳnh Trang

Viện quản trị công nghệ FSB

Quản lý cấp trung là ai? Vai trò, chức năng vị trí này ra sao?

Quản lý cấp trung là mắt xích quan trọng liên kết giữa tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo cấp cao với những người trực tiếp thực hiện. Cụ thể họ là ai và vai trò của họ trong doanh nghiệp như thế nào?

1. Quản lý cấp trung là ai?

Zalo

Quản lý cấp trung (Middle manager) là các nhà quản trị thuộc cấp quản lý trung gian trong bộ máy cơ cấu của tổ chức. Bộ phận này hoạt động dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo cấp cao, đồng thời dẫn dắt, quản lý các nhân viên cấp dưới.

Quản lý cấp trung chính là cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo cấp cao trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, vận hành hệ thống quản lý, đảm bảo sự thống nhất, liền mạch của một doanh nghiệp.

Các nhà quản lý cấp trung thường phụ trách một phòng ban, chi nhánh hoặc một bộ phận cụ thể. Một số vị trí Middle manager bao gồm: Giám đốc chi nhánh; Giám đốc khu vực; Cửa hàng trưởng; Quản lý bộ phận; Trưởng phòng; Tổ trưởng; Giám đốc phân xưởng...

2. Vai trò của nhà quản trị cấp trung trong doanh nghiệp

2.1.Hỗ trợ quản lý cấp cao

Nhà quản trị cấp trung được xem là cánh tay phải đắc lực cho các nhà lãnh đạo cấp cao, hỗ trợ truyền đạt thông điệp tầm nhìn, sứ mệnh, đồng thời thực hiện các chiến lược kinh doanh, sản xuất cũng như việc vận hành hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Quản lý cấp trung cần báo cáo các thông tin về hiệu suất, kết quả hoạt động của bộ phận mà họ quản lý cho các nhà quản lý cấp cao.

Trên thực tế, nhà quản lý cấp cao có trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến lược cho toàn bộ doanh nghiệp, trong khi nhà quản trị cấp trung thường tập trung vào vấn đề quản lý chi tiết hoặc dẫn dắt đội ngũ thực hiện chiến lược. Do đó, mối quan hệ giữa họ thường là mối quan hệ hợp tác, mỗi người có vai trò và trách nhiệm khác nhau để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp.

2.2.Quản lý nhân viên cấp dưới

Vai trò chính của nhà quản trị cấp trung là trực tiếp quản lý và điều hành công việc của đội ngũ nhân viên hoặc bộ phận cấp cơ sở trong tổ chức.

Nhà quản trị cấp trung triển khai phân bổ công việc, dẫn dắt, hỗ trợ nhân viên thực hiện đúng với công việc được phân công, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Xây dựng và duy trì một môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo nhân viên được đào tạo và phát triển.

Đồng thời thực hiện giám sát, đánh giá hiệu suất làm việc, thúc đẩy sự hợp tác và hòa thuận giữa các nhân viên trong bộ phận của mình, đảm bảo công việc được thực hiện đúng thời hạn và chất lượng đạt yêu cầu.

2.3.Cầu nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo

Quản lý cấp trung là trung gian trong quá trình truyền đạt tầm nhìn, chiến lược từ ban lãnh đạo cấp cao, được cụ thể hóa bằng các kế hoạch và việc vận hành hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu.

Nhà quản trị cấp trung có nhiều cơ hội để tương tác, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của cấp dưới. Họ có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác cho các nhà quản trị cấp cơ sở, giúp đội ngũ nhân viên tiếp nhận thông tin rõ ràng, thực hiện công việc đúng yêu cầu và đạt hiệu suất cao.

Đồng thời, quản lý cấp trung cũng có thể thu thập thông tin từ các nhân viên và chuyển tiếp lên ban lãnh đạo để cải thiện quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

💥BỨT PHÁT TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP - TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

khi Nắm bắt kiến thức toàn diện - Sở hữu bộ công cụ & Ứng dụng mạnh mẽ vào hoạt động quản lý hàng ngày - Tăng tốc hiệu suất công việc cá nhân cũng như đội nhóm/tổ chức với khóa học Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý cấp trung tại doanh nghiệp

Link tham khảo: https://fpub.fsb.edu.vn/khoa-hoc-mini-mba/

Xem thêm kiến thức về quản trị tại: https://www.tiktok.com/@fsbfpt_12?_t=8e5XT5MEz8D&_r=1