15 "triệu chứng" doanh nghiệp cần triển khai chiến dịch Inbound Marketing

Theo báo cáo từ HubSpot, Inbound Marketing tạo ra nhiều hơn 54% khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp so với các phương pháp tiếp thị trả phí truyền thống. Trong khi đó, dựa vào báo cáo của Mashable, phương pháp này lại giúp các công ty giảm thiểu 62% chi phí bỏ ra so với các chiến lược marketing truyền thống.

Nếu đang điều hành một doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực Tiếp Thị - Truyền Thông thì chắc hẳn bạn đã nghe đến chiến lược Inbound Marketing kể trên. Vậy bạn có thắc mắc tại sao chiến lược này này là gì và vì sao nó lại đem lại kết quả vượt trội cho doanh nghiệp hay không? Hay Inbound Marketing áp dụng trong hoàn cảnh nào của doanh nghiệp là hiệu quả? Nếu bạn đang có những băn khoăn trên thì trong bài viết này hãy cùng Ori Agency khám phá Inbound Marketing và 15 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần triển khai nó.

I. Inbound Marketing - Xu hướng tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời đại số

Inbound Marketing là phương pháp thu hút khách hàng bằng cách xây dựng và chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn nhu cầu, mối quan tâm của người đọc. Hình thức Marketing chủ yếu của phương pháp này có thể là SEO, blog, podcast,...

Inbound Marketing có nhiều ưu điểm giúp doanh nghiệp phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn. Thứ nhất Inbound marketing đem lại hiệu quả chuyển đổi cao cho doanh nghiệp mà không cần đến những quảng cáo đắt tiền. Thứ hai Inbound Marketing giúp nâng cao nhận thức thương hiệu. Bởi Inbound Marketing sẽ dẫn lối khách hàng tiềm năng chủ động tìm kiếm doanh nghiệp thông qua Google, các trang blog hay mạng xã hội. Thứ ba Inbound Marketing là một khoản đầu tư dài hạn giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt với khách hàng mục tiêu và thu hút khách hàng tiềm năng. Cuối cùng với tốc độ phát triển của Internet cũng như hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng, Inbound Marketing sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai.

HubSpot gọi đây là phương pháp tiếp thị dựa trên tính nhân văn bởi khách hàng không bị “cưỡng bức” tiếp nhận thông tin. Phương pháp này khiến khách hàng ngày càng tin tưởng và yêu quý doanh nghiệp vì nhận được những thông tin giá trị.

4 giai đoạn vận hành Inbound Marketing theo Hubspot:

1. Giai đoạn 1: Thu hút khách hàng truy cập vào website (Attractive)

Đây là giai đoạn mà marketers cần phải thu hút được khách hàng tiềm năng, có nhu cầu. Để làm được điều đó thì cần phải xuất bản nội dung có giá trị. Đa số người dùng Việt Nam hiện nay tự mình tìm kiếm thông tin sản phẩm/dịch vụ qua 3 kênh: Google, mạng xã hội hoặc các trang blog. Vì vậy có một số chiến lược để thực thi giai đoạn này.

Thứ nhất là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Chiến lược này yêu cầu nhắm mục tiêu chọn các từ khóa/cụm từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và chú trọng các giải pháp cung cấp cho khách hàng. Thứ hai sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, LinkedIn,...). Đối với kênh này, việc tạo một profile chuyên nghiệp và truyền tải những thông tin giá trị, doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng theo dõi và dẫn họ về website chính thức. Bên cạnh đó, cần phải chú ý Social Listening để luôn lắng nghe và hiểu đâu là điều khách hàng muốn xem trước khi tạo nội dung. Cuối cùng là doanh nghiệp có thể xuất bản những video hấp dẫn. Theo thống kê, người dùng đã xem video trị giá 12,2 tỷ phút chỉ tính riêng trong năm 2020 và video được phát hiện là có tác dụng tăng các sự kiện chuyển đổi (Ori, Ebook Inbound). Doanh nghiệp lựa chọn thể loại video dạng dài hay ngắn tùy theo nền tảng, mục đích truyền thông.

2. Giai đoạn 2: Biến khách hàng truy cập thành khách hàng tiềm năng (Convert)

Chỉ thu hút khách hàng vào website là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải biến họ thành khách hàng tiềm năng, tiếp tục nhận thông tin. Mục đích của giai đoạn này là thu thập dữ liệu người dùng và thêm thông tin của họ vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích trên doanh nghiệp cần phải thúc đẩy mọi người hành động bằng những CTA (call-to-action) như: đăng ký nhận bản tin, điền vào form đăng ký hoặc đề nghị sử dụng bản dùng thử,... Doanh nghiệp cũng có thể tương tác, giao tiếp với người dùng thông qua cuộc gọi, tin nhắn, bình luận,... để cung cấp thêm thông tin về dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Giai đoạn 3: Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng (Close)

Để thực hiện được giai đoạn này, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ bằng các bản dùng thử miễn phí, ưu đãi,...

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo để đạt được mục đích. Thứ nhất là quảng cáo những nội dung khuyến khích khách hàng hành động trên Google, Facebook. Hiển nhiên, đối tượng của những chiến dịch quảng cáo này những khách hàng tiềm năng (từng tương truy cập vào website, từng xem sản phẩm, từng cho sản phẩm vào giỏ hàng,...). Với cách này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng chốt đơn với khách hàng.

Theo dữ liệu Ori cập nhật trong cuốn Ebook Inbound, 81% doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào email làm công cụ chính để thu hút khách hàng và 80% dựa vào email để giữ chân khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng tiếp thị Email. Đây là phương pháp tiếp thị tự động hóa dựa trên việc hệ thống hóa quá trình doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng tiềm năng cho đến khi họ trở thành khách hàng. Một số kỹ thuật hóa tiếp thị, doanh nghiệp có thể sử dụng:

- Lead Scoring: là quá trình gán giá trị cho mỗi khách hàng tiềm năng để team sales có thể tiếp cận nhanh nhất đến những khách hàng cần được tương tác đầu tiên, cùng với đó là loại bỏ những khách hàng có điểm thấp nhất để không bị lãng phí thời gian vào nhóm khách hàng không tiềm năng.

- Lead Nurturing: dựa trên số điểm đạt được và đặc điểm của khách hàng tiềm năng, doanh sẽ thiết kế một loạt các luồng tự động để gửi thông tin liên quan đến nhu cầu của họ.

4. Giai đoạn 4: Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu (Delight)

Quá trình xây dựng Inbound Marketing chưa kết thúc khi doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Điều mà doanh nghiệp cần phải làm tiếp theo là khiến khiến khách hàng ở lại càng lâu càng tốt thông qua các chiến lược xây dựng lòng trung thành. Nội dung có thể là bản tin trên website (newsletters), ưu đãi hoặc dịch vụ hậu mãi… Doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng trọng mọi tình huống để hài lòng họ. Điều này cực có lợi cho doanh nghiệp bởi việc duy trì một khách hàng ít tốn kém hơn nhiều so với việc tìm kiếm một khách hàng mới từ đầu. Giai đoạn này, doanh nghiệp có thể thực hiện một số phương pháp như sử dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), tiếp thị qua email, chatbox, social listening,...

II. 15 "triệu chứng" doanh nghiệp cần triển khai chiến dịch Inbound Marketing

1. Website trả về sai dữ liệu khách hàng tiềm năng

Trước hết hãy cùng Ori xem xét một ví dụ. Giả sử bạn có một cửa hàng bán xe nằm ở một vị trí đắc địa, đông người qua lại. Bạn quyết định thiết kế một cửa sổ trưng bày thật ấn tượng. Sau đó, lưu lượng khách hàng ghé vào cửa hàng bạn tăng nhanh chóng và lúc nào cũng đông đúc vào cuối tuần. Nhưng tuyệt nhiên, điều đó lại không giúp tăng trưởng doanh số bán hàng mà thậm chí còn làm chỉ số trên tụt dốc. Hẳn bạn đang cảm thấy “hoang mang” và khó hiểu trước tình huống này? Tuy nhiên đây lại chính là thực trạng mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Lý do cho tình huống trên có thể là chiến lược thiết kế cửa sổ trưng bày của bạn đang nhắm sai đối tượng. Cụ thể, thay vì thu hút những khách hàng thực sự có nhu cầu mua xe thì nó lại đang hấp dẫn những em bé tiểu học hay những đối tượng không bao giờ lái xe hoặc bỏ lái xe suốt một thập kỷ.

Ví dụ trên cũng xảy ra tương tự khi bạn triển khai các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng online. Nếu bạn chỉ tạo ra nội dung để tạo lưu lượng truy cập mà không nghiên cứu chân dung, nhu cầu thực sự của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ nhận về các dữ liệu khách hàng tiềm năng sai.

Do đó, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn có nhiều điểm chung với thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Alexa hoặc Google Analytics để chắc chắn rằng bạn đang nghiên cứu và thu thập đúng các dữ liệu nhân khẩu học.

2. Lưu lượng truy cập website thấp

Có lẽ doanh nghiệp bạn đang thu hút và duy trì được số lượng lớn khách hàng thông qua các hoạt động gọi điện tư vấn, truyền miệng,... nhưng website của bạn lại như một “vùng đất hoang vu”, không ai muốn vào. Thực trạng này là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy doanh nghiệp bạn cần triển khai chiến lược Inbound Marketing. Bởi với chiến lược này bạn sẽ có những định hướng hướng rõ ràng nhất để triển khai xây dựng kho tài liệu, bài viết chia sẻ những thông tin giá trị. Qua đó, biến website của chính bạn trở thành “điểm đến” đáng tin cậy mỗi khi khách hàng của bạn gặp khó khăn. Hoặc đơn giản, đó sẽ là nơi mà khách hàng truy cập để thu nạp kiến thức về ngành hàng thường xuyên.

Ngoài ra, chiến lược tiếp thị này sẽ nhắm mục tiêu nhằm trả lời các câu hỏi mà mọi người thường xuyên tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, bằng cách tạo nội dung phù hợp và chứa các từ khóa liên quan đến các truy vấn tìm kiếm thường xuyên, trang web của bạn sẽ bắt đầu xếp hạng ngày càng cao. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị các trang web đăng nội dung mới thường xuyên. Do đó, việc chia sẻ nội dung mới thường xuyên đã có thể nâng cao thứ hạng tìm kiếm cho thương hiệu bạn.

Dưới đây là một số phương pháp doanh nghiệp bạn có thể áp dụng để xử lý vấn đề này. Trước hết, bạn cần xây dựng kho bài viết đủ nhiều rồi sau đó hãy bắt đầu chia sẻ chúng trên “mọi mặt trận Internet” chẳng hạn như các nhóm Facebook, diễn đàn liên quan đến ngành hàng bạn đang kinh doanh,... Trong quá trình đi phủ bài, hãy luôn nhớ gắn link nguồn trỏ về website để gia tăng lượt truy cập. Ngoài ra, bạn cũng cần đăng tải và chia sẻ những nội dung dẫn link nguồn trực tiếp từ các bài trên website để khách hàng không bỏ truy cập website chính của doanh nghiệp. Hay bạn cũng có thể sử dụng phương pháp SEO, tạo nội dung bài viết giá trị cao cho website để thu hút khách hàng truy cập website.

3. Khách truy cập không hứng thú với nội dung website

Ngay cả khi bạn có đủ lưu lượng truy cập từ những người có khả năng trở thành khách hàng nhưng liệu rằng website của bạn có đang thực sự tạo ra giá trị? Nếu đang do dự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên thì đây là lúc doanh nghiệp bạn cần ngừng suy nghĩ về việc thu hút nhiều người hơn trên trang web. Thay vào đó, hãy bắt đầu nghĩ cách để bạn có thể khiến họ yêu thích nội dung, thương hiệu và doanh nghiệp ngay trên chính website. Và Inbound Marketing chính là phương pháp giúp bạn đạt được điều đó nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể triển khai tìm kiếm, nghiên cứu chủ đề nội dung theo xu hướng tìm kiếm và nhu cầu của khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp cần bắt đầu xây dựng kho nội dung, tài liệu có giá trị cao dựa vào kết quả nghiên cứu ở bước trên. Ngoài ra, một điều bạn cần lưu ý là luôn luôn cập nhật, làm mới và đa dạng các chủ đề nội dung để khách hàng không cảm thấy nhàm chán. Bạn cũng cần phải chia danh mục chủ đề bài viết rõ ràng để người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin họ cần một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng phương pháp SEO từ khóa để bài viết được xếp thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, qua đó gia tăng tỷ lệ tiếp cận với khách hàng.

4. Website có traffic nhưng tỷ lệ chốt đơn thấp

Bạn có đủ lưu lượng truy cập và sở hữu lượng lớn người hâm mộ theo dõi, tương tác tích cực với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Dường như, bạn chắc chắn đang làm mọi thứ đúng nhưng kết quả là bạn vẫn không bán được hàng. Có một lý do đơn giản khiến điều này xảy ra đó là bạn đang thiếu những nút CTA hấp dẫn.

Internet ngày nay đã tạo ra một thế hệ những người dùng có thời gian chú ý ngắn. Nếu bạn không thu hút sự chú ý của họ, bạn có thể bỏ lỡ và đánh mất họ. Do đó hãy đảm bảo rằng mọi thứ xuất hiện trên trang web của bạn đều có lời kêu gọi hành động rõ ràng – ngay cả khi đó chỉ là biểu mẫu đăng ký nhận bản tin. Và để đạt được điều này một cách hiệu quả nhất thì không gì khác, bạn cần triển khai chiến lược Inbound Marketing.

Để tăng tỷ lệ chốt đơn, bạn có thể thiết kế các nút CTA (Call-to-action) trên các trang khách hàng truy cập.

5. Website không giữ chân được người dùng mới truy cập và khách hàng tiềm năng

Như đã đề cập trước đó, Inbound Marketing là một chiến lược có nhiều giai đoạn. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng nội dung thu hút đúng đối tượng vào website của mình. Sau đó, bạn cần thuyết phục đăng ký vào danh sách hoặc để lại thông tin liên lạc cho bạn. Cuối cùng, bạn sẽ dành thời gian nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng đó cho đến khi họ sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng bằng chính những thông tin hữu ích bạn chia sẻ đều đặn trên website của bạn. Chiến lược này sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn cũng như khiến họ nhớ và truy cập lại trang web của doanh nghiệp thường xuyên hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp bạn cũng có thể triển khai các hoạt động thu thập thông tin người dùng như email, số điện thoại,... để chăm sóc khách hàng dài hơn, sâu hơn. Một đề xuất Ori dành cho bạn để hoạt động trên đạt kết quả cao là bạn có thể thực hiện các hoạt động chia sẻ tài liệu, webinar,...

6. Khách hàng không “mặn mà” khi bạn chào hàng

Nếu bạn đang tiếp thị đúng khách hàng và đảm bảo cung cấp cho họ thông tin phù hợp cũng như chắc chắn rằng họ cần thứ bạn đang bán, thì chắc chắn khách hàng sẽ không thể “ngó lơ” với các gói dịch vụ kèm ưu đãi hấp dẫn.

Trong bài viết này về nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, Pardot (@pardot), giải thích điều này chi tiết hơn. Trước khi bạn triển khai các hoạt động bán hàng, bằng các chiến lược nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và cung cấp cho họ những gì họ cần sẽ kích thích họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tóm lại, để khách hàng cảm thấy hứng thú và dành thời gian lắng nghe tư vấn về các dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp thì bạn cần phải trao đi những thứ họ cần và quan tâm trước tiên để tạo sự tin cậy, tăng độ uy tín cho thương hiệu.

7. Tỷ lệ không mở và hủy đăng ký email cao

Bạn đã sở hữu cho mình tệp dữ liệu khách hàng đúng, có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Sau đó, bạn quyết định sử dụng chiến lược email marketing để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Nhưng kết quả bạn nhận được là tỷ lệ mở email của khách thấp hoặc thậm chí là số lượng khách hàng hủy đăng ký nhận email cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình huống trên chẳng như tiêu đề, đoạn văn bản xem trước chưa hấp dẫn khách hàng… Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất là khách hàng cảm thấy bị làm phiền do nội dung bạn gửi đi quá “quảng cáo” và họ không nhìn thấy giá trị từ những thông tin đó. Do đó, một chiến lược Inbound Marketing khéo léo cung cấp giá trị và tạo dựng niềm lâu dài với khách hàng sẽ giúp thương hiệu bạn tạo được niềm tin với họ.

8. Khách hàng chưa đủ thuyết phục và tin tưởng doanh nghiệp

Tương tự với tình huống vừa đề cập ở trên nhưng lần này khách hàng đã mở và đọc email của bạn nhưng họ vẫn không đưa ra quyết định mua hàng. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do bạn chưa đủ thuyết phục và khiến họ tin tưởng rằng bạn có đủ năng lực để cung cấp thứ họ mong muốn. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này thì Inbound Marketing sẽ là giải pháp lý tưởng cho bạn. Bởi thông qua khối lượng kiến thức, bài viết bạn chia sẻ, khách hàng dần dần sẽ cảm thấy bạn rất đáng tin tưởng, bạn hiểu và nắm rõ mọi kiến thức liên quan đến ngành hàng đang hoạt động.

Để gia tăng niềm tin của khách hàng về doanh nghiệp, bạn có thể tăng cường các hoạt động PR thương hiệu. Chẳng hạn, bạn có thể chia sẻ các bài viết với nội dung liên quan đến con người, văn hóa công ty hay đó có thể là feedback từ khách hàng hoặc các kết quả mà doanh nghiệp đạt được qua từng dự án,...

9. Doanh nghiệp muốn chứng minh độ tin cậy và thể hiện tư duy lãnh đạo

Một dấu hiệu khác cho thấy Inbound Marketing có thể phù hợp với công ty của bạn đó là khi bạn muốn xây dựng hình ảnh và mong muốn trở thành người dẫn đầu hay một chuyên gia trong lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động. Như đã đề cập ở trên, Inbound Marketing là chiến lược xây dựng và chia sẻ những nội dung giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu hay giải quyết những vấn đề khách hàng đang gặp phải. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể bày tỏ quan điểm, thể hiện khả năng tư duy lãnh đạo. Đồng thời, điều này giúp doanh nghiệp bạn chứng minh một cách tự nhiên và chân thực nhất với khách hàng, đối tác cũng như đối thủ rằng bạn thực sự nắm rõ các kiến thức chuyên môn về ngành của mình.

Vì vậy, với mục tiêu trở thành Performance Agency số 1 tại Việt Nam, Ori đang không ngừng nỗ lực xây dựng kho nội dung giá trị nhằm giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng, đối tác, doanh nghiệp B2B và cả những cá nhân đang hoạt động hoặc quan tâm đến lĩnh vực Tiếp Thị - Truyền Thông - Quảng cáo... Những nội dung mà Ori Agency đang chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết các bài toán chiến lược cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất trong ngành.

10. Doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi triển khai các hoạt động PR

Hiện nay khách hàng ngày càng khó chịu, “dị ứng” với các nội dung quảng cáo và ngay lập tức “skip” các thông tin đó. Nếu doanh nghiệp bạn đang đau đầu giải quyết thực trạng này thì Inbound Marketing sẽ là giải pháp tuyệt vời nhất dành cho doanh nghiệp bạn. Bởi chiến lược này cho phép doanh nghiệp bạn tạo ra những nội dung quảng cáo, PR một cách gián tiếp mà nhiều khi người xem khó thể phát hiện ra. Do đó, khách hàng sẽ tiếp nhận thông tin một cách tự nguyện. Ngoài ra, phương pháp này còn tạo ra những thay đổi trong nhận thức của khách hàng và giúp bạn điều hướng cuộc thảo luận theo cách bạn mong muốn.

Như đã đề cập ở trên, có một vài nội dung thể hiện yếu tố PR mà doanh nghiệp có thể triển khai để thu hút khách hàng. Chẳng hạn như các dạng bài case study chia sẻ về cách thức, phương pháp triển khai dự án cũng như các kết quả đã đạt được để giải quyết nhu cầu, vấn đề, khó khăn mà khách hàng gặp phải. Hay những dạng bài chia sẻ cảm nhận, feedback, đánh giá thực tế từ khách hàng. Hoặc các bài viết chia sẻ về sứ mệnh, mục tiêu, văn hóa và con người,... tại doanh nghiệp bạn.

11. Chi phí tìm kiếm khách hàng cao

Lợi ích lớn nhất mà chiến lược Inbound Marketing mang lại cho doanh nghiệp bạn chính là tạo ra khách hàng với chi phí tiết kiệm nhất so với các phương pháp marketing truyền thống. Nhờ vậy, doanh nghiệp bạn sẽ thu về khoản lợi nhuận lớn hơn, tỷ suất hoàn vốn (ROI) nhanh và cao hơn so với ngân sách bỏ ra vào các chiến dịch marketing.

12. Doanh nghiệp thiếu tương tác với khách hàng

Các thương hiệu có hoạt động kinh doanh online hiệu quả nhất là những doanh nghiệp có tỷ lệ tương tác qua lại với khách hàng cao. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thuyết phục khách hàng tương tác với mình. Và Inbound Marketing sẽ giúp bạn đạt được điều đó bằng chính những nội dung chất lượng đánh trúng vào nhu cầu, mối quan tâm, lo lắng của khách hàng.

13. Phạm vi tiếp cận hạn chế

Nếu doanh nghiệp bạn hiện đang chỉ dừng lại ở việc triển khai các hoạt động tiếp thị và truyền thông theo các phương pháp như truyền miệng, chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram,... thì chắc chắn khả năng và phạm vi tiếp cận khách hàng sẽ bị hạn chế. Vì vậy, một chiến lược Inbound Marketing thông minh sẽ giúp ích cho bạn. Bởi hơn bất cứ điều gì, việc xây dựng và chia sẻ nội dung sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng cho doanh nghiệp bạn.

14. Khách hàng tiềm năng hoạt động tích cực trên Internet

Theo báo cáo từ “We are social”, tính đến đầu năm 2023, số người dùng Internet ở Việt Nam đã đạt đến 77,93 triệu. Do đó có thể khẳng định rằng, phần lớn khách hàng của bạn đang hoạt động trên Internet. Và hiện nay, không chỉ B2C, phần lớn các quyết định mua hàng của các doanh nghiệp B2B cũng được thực hiện và giao dịch trực tuyến. Kỳ vọng chung của tất cả khách hàng với doanh nghiệp bạn là một trang web không chỉ dễ nhìn và dễ điều hướng mà còn trả lời mọi câu hỏi cũng như cung cấp giá trị cho họ. Vì vậy Inbound Marketing chính là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để bạn gặp gỡ khách hàng tại nơi họ xuất hiện nhiều nhất (Internet) thay vì cố gắng tìm kiếm họ thông qua các phương pháp truyền thống như đài phát thanh, báo in, quảng cáo...

15. Đối thủ cạnh tranh gay gắt

Trong bất kể ngành nghề nào thì việc xuất hiện đối cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Và họ có thể đánh bại doanh nghiệp bạn bằng nhiều cách. Chẳng hạn như khi tìm kiếm các từ khóa liên quan đến ngành, dịch vụ, sản phẩm bạn đang cung cấp thì thông tin về đối thủ luôn được xếp hạng cao hơn bạn trên mọi công cụ tìm kiếm. Hay có thể đối thủ của bạn đang lấn chiếm và “hớt tay trên” khách hàng của bạn bằng cách mua các không gian quảng cáo trên Internet…

Để giải những tình trạng trên bạn hoàn toàn có thể sử dụng Inbound Marketing để phủ truyền thông cho thương hiệu bạn trên mọi “mặt trận” bằng các bài viết giá trị cao. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận, thu hút khách hàng một cách tự nhiên và thân thiện nhất. Từ đó, khách hàng sẽ chủ động tìm đến bạn thay vì phải bỏ ra quá nhiều ngân sách cho quảng cáo.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp bạn những thông tin hữu ích và giá trị. Với phương châm “Trao đi để nhận lại”, Ori Agency tin rằng càng nhiều giá trị được cho đi sẽ tỷ lệ thuận với “trái ngọt” thu về. Vì vậy, hãy áp dụng chiến lược Inbound Marketing ngay cho doanh nghiệp của mình để thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Ori Marketing Agency

Ori Marketing Agency là đơn vị hàng đầu cung cấp các giải pháp Digital Marketing hướng tới chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp.

Chúng tôi định vị là một Performance Agency, không chỉ triển khai các dịch vụ marketing đơn thuần, chúng tôi thực hiện một giải pháp marketing toàn diện, hiệu quả cao trên nền tảng số.

Với kinh nghiệm vận hành hơn 500+ khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau như: Lexus Thăng Long, FPT School of Business & Technology, Manulife Tràng An, Dai ichi Life, Trung tâm kính - Bệnh viện mắt HN 2, Nhà sách Tiến Thọ, Sữa chua trân châu Hạ Long, Quán Nhỏ... chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh.

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ cùng bạn: https://bit.ly/3OMrF7E

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về dịch vụ của chúng tôi tại đây: https://oriagency.vn/dich-vu.html