Marketing - Mix là gì? Ví dụ phân tích 4P của Starbucks

1. Khái niệm marketing - mix

Marketing mix là sự phối hợp giữa các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đặt được các mục tiêu đã hoạch định

Các thành tố của Marketing – mix là:

  • Sản phẩm (Product)

  • Giá cả (Price)

  • Phân phối (Place)

  • Chiêu thị/ Thông tin marketing (Promotion)

Marketing - mix còn được gọi là chiến lược 4Ps - do viết tắt bởi 4 chữ cái đầu trong:

🔸 Product (sản phẩm): Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, bao gồm chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ,... nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

🔸 Price (giá cả): Giá là khoản tiền mà khách hàng cần phải chi trả để có thể sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, giá bán được quyết định dựa trên các phương pháp định giá, mức giá và thay đổi theo biến động thị trường.

🔸Place (phân phối): Là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, các hoạt động bao gồm: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa...

🔸Promotion (chiêu thị): Là các hoạt động nhằm giới thiệu các thông tin sản phẩm thuyết phục khách hàng mục tiêu về chức năng của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các trương trình khuyến mãi để kích thích mua hàng.

Tất cả 1 trong 4 yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng cần phải được phối hợp nhịp nhàng mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động marketing.

2. Ví dụ phân tích 4P của nhãn hàng Stabucks

🔻Product (Sản phẩm): Điểm khởi đầu này (Chữ P) tập trung vào việc xác định những sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng. Starbucks luôn không ngừng đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Starbucks cung cấp sản phẩm chính là cà phê và được chia ra làm 4 tiêu chí khác nhau:

  • Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay

  • Dựa trên độ rang: cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang vừa (medium), cà phê rang kỹ (dark)

  • Dựa trên độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine), và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)

  • Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không có vị

Sự đồng nhất trong danh mục sản phẩm của Starbucks rất mạnh mẽ đến mức họ sẵn sàng từ bỏ các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm nếu chúng có tác động đến sản phẩm cốt lõi của họ. Một ví dụ điển hình là vào năm 2008, Starbucks đã thử nghiệm một loại bánh sandwich ăn sáng. Tuy nhiên, sau đó họ đã buộc phải ngừng bán loại bánh này vì nó ảnh hưởng đến hương vị tuyệt vời của cà phê - sản phẩm cốt lõi của Starbucks.

Tại thời điểm hiện tại, Starbucks đã phát triển một danh mục sản phẩm đa dạng bao gồm cafe, trà, bánh ngọt, đồ uống Frappuccino, smoothies và hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, …).

🔻Price (Giá cả): Có thể thấy giá của các loại đồ uống hay bánh ở Stabucks đều cao hơn bình thường. Bởi vì, Starbucks tập trung vào giá trị của sản phẩm, bằng cách truyền đạt thông điệp rằng họ mang đến cho khách hàng những sản phẩm có giá trị cao.

Tuy nhiên, để tồn tại và cạnh tranh trong thị trường cafe với nhiều quán và chuỗi cà phê trên toàn cầu, Starbucks đã áp dụng một chiêu bài khôn khéo - chỉ tính 1 đô la cho một cốc cà phê không giới hạn. Đây là mức giá khá hấp dẫn (thấp hơn 50 cent so với các quán cà phê khác). Tất nhiên, với mức giá phải chăng như vậy, Starbucks hút khách đến trải nghiệm.

Đồng thời, Starbucks cũng giới thiệu các combo tiết kiệm và dịch vụ bổ sung như bữa sáng tiết kiệm chỉ với 3,95 đô la. Những combo này nhằm thu hút nhóm khách hàng quan tâm đến giá cả. Để thu hút nhóm khách hàng có quan tâm đến giá, Starbucks ra mắt các sản phẩm cà phê giá rẻ, kết hợp với các sản phẩm cà phê nguyên hạt cao cấp và tận dụng so sánh giá để tiếp thị các sản phẩm cao cấp.

🔻Place (Phân phối): Ban đầu, Starbucks chỉ bán sản phẩm của mình tại các quán Starbucks Coffee truyền thống. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, Starbucks đã mở rộng việc cung cấp sản phẩm thông qua cửa hàng trực tuyến của mình, được gọi là Starbucks Online. Ngoài ra, một số sản phẩm của họ cũng được bán thông qua các nhà bán lẻ trên khắp thế giới. Họ cũng cho phép khách hàng sử dụng ứng dụng Starbucks để đặt hàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, họ còn liên kết với các khách sạn, sân bay, cửa hàng cà phê cho dân công sở. Cho đến nay, sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng, trong đó có tận 33,000 cửa hàng tại Hoa Kỳ.

🔻Promotion (Chiêu thị): Vào năm 2007, Starbucks đã chi ra 16.6 triệu đô cho các hoạt động quảng cáo – truyền thông. Starbucks tiến hành việc tìm kiếm và mua các vị trí địa điểm lý tưởng cho các cửa hàng outlet của họ. Ngoài ra, họ tổ chức các sự kiện lớn tại những địa điểm sắp khai trương, nhằm quảng bá và lan tỏa tên tuổi của mình. Starbucks còn có nhiều hoạt động khuyến mại đặc sắc khác, chẳng hạn như in logo của hãng lên đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc uống nước, hay bình giữ nhiệt.

Nhãn hàng này đã triển khai chiến lược Starbucks Gift Card. Bằng hình thức khuyến mại này, Starbucks đã thu hút dễ dàng các khách hàng mới, những người chưa từng trải nghiệm dịch vụ của họ. Họ được giới thiệu bởi bạn bè của các khách hàng hiện tại và Starbucks tận dụng nguồn khách hàng hiện có để quảng cáo miễn phí cho mình. Một điểm đặc biệt trong chiến lược khuyến mại của Starbucks là họ sẵn sàng giao cà phê đến các văn phòng công sở, không kể size đơn hàng.

Nguồn: https://tmarketing.vn/4p-marketing/