Top 14 cách giúp tự động hóa trang thương mại điện tử hiệu quả nhất năm 2023

Trong thời đại số, khi hoạt động về thương mại điện tử ngày càng lên ngôi, nếu như doanh nghiệp vẫn mò mẫm với các cách làm thủ công sẽ dẫn đến vấn đề có thể như sót khách hàng, bỏ rơi quy trình chăm sóc, khó thống kê hoạt động kinh doanh từ hàng hóa, tài chính, nguồn lực... Vì vậy, tự động hóa là việc làm cần thiết và giúp ích cho doanh nghiệp từ thống kê, đo lường, quản lý các nguồn tài chính... tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.

Dưới đây, Ori Agency xin gợi ý cho doanh nghiệp 14 cách tự động hóa kênh thương mại điện tử.

I. Tự động hóa thương mại điện tử là gì?

Tự động hóa thương mại điện tử (Ecommerce Automation) là sử dụng các công cụ hoặc ứng dụng phần mềm để tự động hóa các các tác vụ thay vì thực hiện theo cách thủ công. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện một số đầu việc để tập trung xử lý các nhiệm vụ chiến lược quan trọng hơn. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình tự động hóa thương mại điện tử để tối ưu hóa thời gian hoàn thành một số các đầu việc như: quản lý hàng tồn kho, kế toán, tiếp thị, quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích và thu thập dữ liệu, tiếp thị email,...

II. 14 cách giúp tự động hóa trang thương mại điện tử

Tự động hóa trải nghiệm khách hàng và công việc quản lý

1. Theo dõi và tặng thưởng cho những khách hàng tương tác tích cực nhất

Để tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại, doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động trao thưởng, tặng quà cho những khách hàng trung thành. Những hoạt động này rất cần thiết với các chiến dịch thương mại điện tử. Và bạn hoàn toàn có thể tự động hóa những đầu việc này.

Ví dụ bạn có thể cài đặt tự động trên trang thương mại điện tử của mình để hệ thống tự động tặng thêm một món quà miễn phí hoặc miễn phí giao hàng với các đơn đặt hàng trên 500.000 đồng. Ngoài ra, khi sử dụng một số công cụ như ActiveCampaign, bạn còn có thể phân loại khách hàng dựa trên số tiền họ đã chi tiêu cho doanh nghiệp và tự động gửi cho email nhận thưởng cho họ.

2. Đồng bộ hóa danh sách khách hàng với Mailchimp

Các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới như WooCommerce và Shopify đều tích hợp và đồng bộ hóa danh sách khách hàng MailChimp. Bởi MailChimp giúp họ có thể tự động cập nhật và phân loại những tài khoản email quan tâm đến nội dung bạn gửi. Sau đó, công cụ này sẽ tự động chuyển những email trên vào danh sách được chỉ định. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng cập nhật và gửi mọi thông tin mới về sản phẩm hay ưu đãi mới nhất đến đối tượng khách hàng tiềm năng.

3. Thu thập phản hồi khách hàng sau mỗi lần mua sắm

Đánh giá hay phản hồi từ khách hàng chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Bởi chúng có thể tác động trực tiếp và kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Vì vậy để khuyến khích khách hàng đánh giá, bạn có thể thiết lập quy trình gửi email tự động theo một khoảng thời gian nhất định sau khi họ mua hàng. Trong email hãy gắn liên kết đến nơi họ có thể viết đánh giá và yêu cầu khách hàng phản hồi trung thực.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, việc đánh giá có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng. Nhưng đồng thời cũng có thể khiến doanh nghiệp bạn phải “lao đao”. Do đó, hãy kiểm soát hoạt động này cẩn thận.

4. Tìm kiếm những đánh giá tiêu cực

Nếu không may, bạn nhận được đánh giá 1 sao hay những phản hồi tiêu cực thì bạn cần bình tĩnh và phản hồi lại khách hàng theo hướng xây dựng và sẵn sàng giải quyết vấn đề. Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ đánh giá xấu nào vì chúng có thể sẽ khiến doanh nghiệp bạn càng trở nên tồi tệ hơn trong mắt khách hàng. Bạn có thể thiết lập quá trình tìm kiếm một cách tự động thông qua các phần mềm hỗ trợ (Helpdesk Software) để biết những gì đang xảy ra với doanh nghiệp bạn và xử lý chúng nhanh chóng.

5. Phân nhóm khách hàng dựa vào hành vi mua sắm

Việc chia khách hàng theo từng nhóm, từng phân khúc khác nhau sẽ giúp bạn thấu hiểu nhu cầu, hành vi và sở thích của khách hàng. Với các công cụ như CRM, bạn có thể dễ dàng gắn thẻ, phân chia nhóm khách hàng dựa trên các yếu tố nhân khẩu học (ví dụ: giới tính, vị trí), số lượng đơn đặt hàng hoặc bất kỳ đăng ký thành viên nào,...

Quản lý kho tự động

6. Tự động hóa quản lý kho để theo dõi các sản phẩm sắp hết hàng

Việc không có hàng hóa để kịp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến doanh thu thu cũng như khiến khách hàng cảm thấy thất vọng, khó chịu. Để tránh điều này, hãy tự động hóa việc quản lý kho của bạn để bạn biết chính xác những loại sản phẩm nào sắp hết hàng. Bạn có thể sử dụng WooCommerce, để tùy chỉnh và kích hoạt thông báo tự động cho những mặt hàng còn số lượng ít. Bằng cách này, bạn sẽ luôn chủ động kiểm soát hàng hóa của mình.

Tự động hóa quản lý đơn hàng

7. Gửi thông báo nhắc nhở về giỏ hàng

Theo báo cáo của Barilliance, 75% giỏ hàng thương mại điện tử bị khách hàng “bỏ quên”.

Để xử lý tình trạng này thì việc gửi email nhắc nhở khách hàng thường xuyên là cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Đây có thể coi là “bí quyết” giúp chuyển đổi “khách hàng có ý định mua hàng” sang “khách hàng đã thanh toán thành công”. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện công việc này một cách tự động bằng cách tích hợp phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm hỗ trợ tự động gửi email như Mailchimp.

8. Kinh doanh mô hình Dropshipping

Dropshipping là mô hình cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử thuê một bên thứ ba để thu mua, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này sẽ không lưu trữ bất cứ cứ một sản phẩm nào được bán trong kho của mình. Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử áp dụng hình thức kinh doanh này để giảm thiểu rủi ro hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể tự động hóa quá trình này. Oberlo là một trong những công cụ dropshipping phổ biến và hiệu quả nhất giúp bạn thực hiện mục đích trên.

9. In nhãn vận chuyển và gửi mã tracking (tracking numbers) nhanh chóng

Bằng cách tích hợp phần mềm WooCommerce với Shipstation, chỉ với một lần nhấp chuột, bạn có thể tự động hóa một số đầu việc tốn thời gian:

- Đồng bộ hóa đơn đặt hàng của bạn với Shipstation.

- Tạo và in nhãn vận chuyển cho các đơn đặt hàng WooCommerce.

- Đánh dấu tất cả các đơn đặt hàng đã hoàn thành

- Tạo và gửi số theo dõi (tracking number).

10. Gửi lời nhắc để khách hàng mua lại sản phẩm

Một số sản phẩm thiết yếu như đồ ăn, sản phẩm chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp,... được coi là những sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. Với những sản phẩm này, nhiều khả năng khách hàng có thể quan tâm và muốn mua mặt hàng nào đó khi họ dùng hết.

Do vậy, để nhắc nhở và thu hút khách hàng quay trở lại mua hàng, hãy thiết lập tự động hóa quy trình gửi email sau một khoảng thời gian nhất định từ lúc họ mua hàng. Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như Mailchimp…

Tự động hóa các hoạt động Marketing

11. Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng tiếp thị email

Người tiêu dùng không phải có thể ngay lập tức trở thành khách hàng. Bởi họ cần có thời gian nghiên cứu trước khi quyết định chi tiền. Vì vậy, nếu ai đó để lại địa chỉ email và cho phép liên hệ với họ, bạn hãy tận dụng chúng để “nuôi dưỡng” và biến họ trở thành khách hàng của mình. Hãy đảm bảo rằng nội dung bạn gửi cho họ phải chất lượng và có giá trị. Ví dụ như mã giảm giá, ưu đãi, quà tặng miễn phí… Công việc này cũng có thể được thực hiện một cách tự động bằng các công cụ như Mailchimp…

12. Lên lịch đăng bài tự động trên mạng xã hội

Nếu việc đăng bài chiếm quá nhiều thời gian, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để tự động hóa chúng. Ví dụ như bạn có thể sử dụng ứng dụng Shopify, Post Studio - Auto Posting để tự động đăng sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter mỗi ngày. Buffer là một ứng dụng khác cho phép bạn dễ dàng lên lịch trước.

Tự động hóa quản lý kinh doanh

13. Thêm các đầu việc vào các phần mềm Trello, Asana hoặc Slack

Một lợi ích khác của việc sử dụng các công cụ hỗ trợ tự động hóa là bạn có thể thông báo cho mọi thành viên trong nhóm của mình trên các nền tảng nội bộ như Trello, Asana hoặc Slack.

14. Sử dụng phần mềm “help desk”

Khi bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh thương mại điện tử của mình, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Để tự động hóa một số đầu việc trong chiến lược trên, bạn có thể sử dụng phần mềm Help Desk & Ticketing Software. Cụ thể, nền tảng này cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn để cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng cách tự động hóa với các “bots” và khảo sát sự hài lòng của khách hàng,... Từ đó, bạn có thể tập trung, tìm kiếm giải pháp và hỗ trợ khách hàng hiệu quả.

Nguồn biên tập: Ori Marketing Agency

Vượt sóng 6 tháng nửa cuối năm 2023 với các hoạt động Marketing đột phá nhất cùng Ori Agency.

Ori Marketing Agency định vị là một Performance Agency, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp, triển khai các chiến dịch Marketing với nhiều loại ngành nghề khác nhau như Ô tô, Bất động sản, F&B, FMCG, Giáo dục - Khóa học, Sản phẩm sức khỏe,....

Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện Marketing của bạn, tư vấn hỗ trợ bạn đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất: https://bit.ly/3OF2d3Y