Tìm hiểu vai trò và chức năng của Marketing

1. Vai trò của marketing trong kinh doanh

Trước đây người ta xem marketing có vai trò ngang bằng các yếu tố như sản xuất, tài chính, nhân sự thì hiện tại vai trò của marketing đã được xem trọng hơn, marketing trở thành một triết lí mới trong kinh doanh cụ thể:

  • Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu của khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng. Định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp

  • Là cầu nối giúp các doanh nghiệp giải quyết được các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội

  • Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường

  • Là “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp dẫn đến các quyết định khách về công nghệ, tài chính, nhân lực phụ thuộc vào phần lớn của quyết định Marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Với số lượng bao nhiêu?

2. Chức năng hoạt động của marketing

Nếu nói hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm thì hoạt động thì hoạt động marketing tạo ra khách hàng và thị trường. Vai trò này xuất phát từ các chức năng:

2.1 Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu

Chức năng này bao gồm các hoạt động thu thập thông tin về thị trường phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dự đoán triển vọng của thị trường nhằm giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu của thị trường

2.2 Thích ứng nhu cầu

Sau khi tìm hiểu thị trường, marketing cần phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường qua:

  • Thích ứng nhu cầu về sản phẩm: qua tìm hiểu thị hiếu của khách hàng doanh nghiệp sẽ thiết kế và sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích ứng của sản phẩm sau khi đưa ra thị trường.

  • Thích ứng về mặt giá cả: qua việc định giá một cách hợp lý với tâm lý của khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và tình hình thị trường.

  • Thích ứng về mặt tiêu thụ: tổ chức đưa sản phẩm đển tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất.

  • Thích ứng về mặt thông tin và kích thích mua bán thông qua các hoạt động quảng cáo.

2.3 Hướng dẫn nhu cầu – Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao

Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và mức sông của người tiêu dùng được nâng cao và yêu cầu sản phẩm/dịch vụ phải đa dạng hơn. Hoạt động marketing đòi hỏi luôn phải nghiên cứu, nâng cấp đưa ra sản phẩm mới với những tính năng nâng cao, tối đa hóa chất lượng cuộc sống.

2.4 Chức năng hiệu quả kinh tế

Thỏa mãn nhu cầu chính là cách thức giúp doanh nghiệp có doanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả và lâu dài.

2.5 Chức năng phối hợp

Phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng.