Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ theo dõi huyết áp tại nhà

Kết quả nghiên cứu dữ liệu mới do OMRON Healthcare Singapore thực hiện cho thấy việc theo dõi huyết áp tại nhà có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Theo đó, những người có thói quen theo dõi huyết áp tại nhà sẽ dễ dàng phát hiện và kiểm soát tình trạng tăng huyết áp - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ - hơn những người không có thói quen này.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ hơn 340 người dùng tích cực và hơn 43.000 chỉ số huyết áp tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam từ tháng 11/2021 tới 10/2022. Nhóm người tham gia bao gồm những người thường xuyên sử dụng thiết bị theo dõi huyết áp kỹ thuật số được kết nối với Bluetooth, đồng thời theo dõi chỉ số huyết áp của họ bằng ứng dụng kết nối OMRON và chương trình Quà tặng sức khỏe của OMRON được tích hợp trong ứng dụng.

Việc theo dõi và phân tích kết quả đo huyết áp của những người tham gia trong khoảng thời gian trước và sau khi đăng ký (3 tháng trước khi đăng ký, tháng thứ nhất, tháng thứ 3, tháng thứ 6 và tháng thứ 12) cho thấy huyết áp tâm thu trung bình được cải thiện 10 mmHg ở những người huyết áp cao với huyết áp tâm thu cơ bản từ 135 mmHg trở lên trong vòng 12 tháng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 80% nhóm người này đã ghi nhận sự cải thiện về huyết áp của họ, với 55% đạt được huyết áp tâm thu bình thường vào tháng thứ 12 kể từ khi bắt đầu theo dõi.

Nhiều thử nghiệm quốc tế về hạ huyết áp và phòng ngừa đột quỵ cho thấy cứ mỗi 5 mm Hg huyết áp tâm thu (SBP) được giảm, nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong dự kiến sẽ giảm tương ứng ​​18% (khoảng tin cậy 95% [CI] 12 -24%) ở những người dưới 55 tuổi, 9% (5-12%) ở những người từ 55-74 tuổi, 9% (4-13%) ở những người từ 75-84 tuổi và 1% (-13 ; +12) ở những người từ 85 tuổi trở lên.

Do đó, nghiên cứu của OMRON một lần nữa cho thấy việc theo dõi huyết áp tại nhà và qua ứng dụng là biện pháp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, đặc biệt ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp hoặc đột quỵ. Nó cũng giúp phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào về huyết áp, giúp người dùng có biện pháp chữa trị kịp thời trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Giáo sư Valery Feigin, Giáo sư Thần kinh & Dịch tễ học kiêm Giám đốc NISAN cho biết: “Tôi tin rằng việc theo dõi huyết áp tại nhà là cần thiết để kiểm soát và quản lý tình trạng tăng huyết áp cũng như các bệnh đi kèm như đột quỵ, đau tim và sa sút trí tuệ. Việc theo dõi thường xuyên với các thiết bị kỹ thuật số chính xác sẽ cho phép người dùng phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đồng thời trao quyền cho bệnh nhân kiểm soát sức khỏe của chính họ bằng cách đưa ra quyết định sáng suốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là phải kết hợp việc theo dõi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn để đạt được sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn về lâu dài."

OMRON Healthcare, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực theo dõi sức khỏe tại nhà - đã tiên phong thúc đẩy tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp tại nhà. Công ty đã và đang phát triển các thiết bị theo dõi huyết áp kỹ thuật số sáng tạo, kết nối với giá cả phải chăng. Các sản phẩm này đang được một lượng lớn người tiêu dùng Châu Á-Thái Bình Dương tin dùng để theo dõi huyết áp tại nhà. Năm nay, công ty vừa kỷ niệm 50 năm ra mắt máy đo huyết áp và sẽ tiếp tục nỗ lực để hiện thực hóa tầm nhìn “xóa sổ bệnh mạch máu não và tim mạch” trên toàn thế giới.

Ông Frans Velkers, Tổng giám đốc OMRON Healthcare Singapore cho biết: "Theo dõi huyết áp dựa trên nền tảng số tại nhà là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến chống đột quỵ vì nó giúp kiểm soát tăng huyết áp - yếu tố rủi ro lớn nhất của đột quỵ. Các thiết bị của chúng tôi có ưu điểm là chính xác, kết nối số, thân thiện với người dùng, giúp mọi người dễ dàng theo dõi huyết áp thường xuyên, đồng thời giúp bác sĩ & người chăm sóc dễ dàng nhận được thông tin với sự trợ giúp từ ứng dụng OMRON connect. Điều này cho phép họ đưa ra các quyết định kịp thời và hiệu quả hơn, giúp quản lý tình hình sức khỏe một cách tốt hơn, từ đó dẫn đến ít sự cố sức khỏe không mong muốn hơn. Điều này cũng là động lực giúp chúng tôi thúc đẩy tầm nhìn “Hướng tới không biến cố tim mạch -Going for Zero” của mình.

Ngoài ra, những phần thưởng nhỏ dành cho người dùng từ chương trình HealthGift của OMRON được công ty ghi nhận là một công cụ hiệu quả, giúp thúc đẩy người dùng xây dựng và duy trì thói quen theo dõi huyết áp thường xuyên.

Các báo cáo khoa học đều cho rằng tăng huyết áp là yếu tố rủi ro hàng đầu dẫn tới đột quỵ, đau tim và mất trí nhớ; tương tự, việc hạ huyết áp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Tuy nhiên, do nhận thức và điều trị kém, việc tăng huyết áp vẫn tiếp tục gây ra nhiều hệ luy nghiêm trọng đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia và khu vực châu Á. Ước tính tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới gần 3,7 triệu ca tử vong mỗi năm ở Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương2. Do vậy, việc đo huyết áp thường xuyên là điều cần thiết đặc biệt nếu xét đến bản chất không triệu chứng và gánh nặng bệnh tật đáng kể mà nó mang lại cho cộng đồng. Việc theo dõi huyết áp tại nhà (HBPM) được công nhận là một thói quen hiệu quả để theo dõi và phát hiện tăng huyết áp một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa đo huyết áp thường xuyên với điều trị bằng thuốc phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và mất trí nhớ.

Để hướng tới mục tiêu này, OMRON đã tích cực tài trợ thiết bị đo huyết áp thông qua chương trình Tháng 5 đo huyết áp (May Measurement Month). Kể từ năm 2017, OMRON đã tặng khoảng 23,000 máy đo huyết áp cho các Hiệp hội y tế liên quan trên toàn cầu để hỗ trợ việc sàng lọc và chẩn đoán tăng huyết áp.

Giáo sư Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Phân hội THA Việt nam/ Hội Tim mạch học Việt nam cũng đã đánh giá cao sự hỗ trợ của Công ty OMRON trong việc thực hiện chương trình MMM từ 2017 đến nay. Qua đó đã tầm soát huyết áp cho trên 300.000 người dân trong các Tỉnh Thành toàn quốc. “Kết quả huyết áp đo được sẽ giúp người dân quan tâm nhiều hơn trị số HA của chính mình, đồng thời bệnh nhân THA sẽ phối hợp tốt hơn chẩn đoán và điều trị THA tại nhà cùng với các cơ sở y tế góp phần giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm của THA như đột quị não, nhồi máu cơ tim…”