Phân tích case: Mở 300 nhà hàng trong... 1 ngày



Khi CÔNG NGHỆ kết hôn với F&B
Mở 300 nhà hàng trong... 1 ngày


Đó là case của một brand F&B có tên là MrBeast Burger do một công ty Food Tech là Virtual Dining Concept (VDC) phát triển… Mở 300 nhà hàng trong 1 ngày là điều bất khả với mô hình kinh doanh F&B truyền thông nhưng với việc đặt hàng qua các ứng dụng giao đồ ăn ngày càng phổ biến như hiện nay thì điều này đã trở thành hiện thực.

Chiến lược của Virtual Dining Concept nằm ở 3 key: Món ăn + FoodApps + Celebs


Công việc của Virtutal Dining Concept: Nghĩ ra món ăn phù hợp + Xây App riêng/Kết hợp với các FoodApps sẵn có + Thuyết phục các Celebs tham gia cuộc chơi. Bằng cách này, họ đã tạo ra một hướng đi cực kỳ bùng nổ cho ngành F&B

Họ kết hợp với DJ Pauly D làm ra món sandwich The Drip

Họ kết hợp với Tyga, một Rapper gốc Việt tung ra nhãn gà rán TygaBites

Họ kết hợp với nữ ca sĩ Mariah Carey để ra mắt bánh Mariah’s Cookies

Và bùng nổ nhất là sự kết hợp với MrBeast, một youtuber nổi tiếng với hơn 65 triệu sub với hơn 300 cửa hàng khai trương trong 1 ngày và sau 3 tháng MrBeast công bố đã bán ra được 1 triệu bánh Burger, một con số đáng nể

Các sản phẩm của Virtutal Dining Concept tung ra đáp ứng bùng nổ mạnh do các celeb đã có một lượng fan hùng hậu và sẵn sàng chi tiền ra mua đồ ủng hộ thần tượng. Thực ra tệp khách hàng fan luôn muốn ủng hộ thần tượng bằng cách này hay cách khác nhưng cách mua vé xem show hay donate thì cũng… thường thôi, ăn sản phẩm của thần tượng là trải nghiệm mới rất chi là mlem nên fan chi ra ngay. Đợt HN có bánh burger Black Pink mà cháy hàng vì fan tranh giành nhau mua là ví dụ

Kèo này có thể triển khai được tại Việt Nam không? Mình nghĩ là có thể, dĩ nhiên mới một số năng lực như sau

1. R&D sản phẩm: Món phải thật dễ làm, dễ thử, dễ mua, dễ đồng bộ, đấy là lý do tại sao các brand phát triển bởi Virtutal Dining Concept đều ở dạng fast food bởi sản phẩm dạng này chế biến nhanh, quy trình gọn, dễ đồng bộ, giá rổ dễ tiếp cận khách hàng phổ thông nữa

Bonus thêm: Nếu món R&D được phát triển bởi đầu bếp cũng là celeb chef luôn thì lại càng ngon, tạo sự khác biệt với sản phẩm tương tự trên thị trường

2. Marketing qua các Celebs: Điều này thì khỏi nghĩ rồi. Thực ra như phân tích ở trên các Celeb luôn có một lượng fan trung thành nhưng có một điểm nữa, đó là các celeb cũng nên có thêm những điểm chạm để tương tác với fan. F&B là các tương tác tốt, nhất là với những sản phẩm dạng fast food, dễ mua, dễ ủng hộ, dễ check-in và chưa kể là khéo nó còn gây tò mò và kéo thêm fan nữa cho celeb không chừng

3. Năng lực công nghệ: Xây Apps riêng hoặc kết hợp với các FoodApps, đảm bảo việt bán hàng diễn ra trơn tru… Virtutal Dining Concept có sản phẩm họ xây app riêng các các nhà hàng đăng ký bán món đó đăng ký với app riêng của họ, có những cái họ chạy ra FoodApps thứ 3 như Grubhub (kiểu Now/Grab ở Việt Nam)

4. Năng lực kết nối: Làm sao thuyết phục được Cecb và nhà hàng cùng tham gia cuộc chơi này, bởi 2 bên ngoài việc win là thấy rõ thì có thể cũng sẽ có lo ngại, kiểu món bán có chạy không? Món có phốt thì ảnh hưởng đến brand của celeb v.v… Làm sao để kết nối được 2 bên với nhau và đảm bảo việc vận hành sẽ diễn ra ngon lành cành đào khiến cuộc chơi win-win

5. Và win-win thì không đủ, phải là win-win-win-win thì mới bền vững. Đó là làm sao chiết ra được tỷ lệ phân chia lợi nhuận thật hợp lý giữa 3 bên tham gia trong đó có Celeb, có Nhà hàng và có bên thiết kế ra cuộc chơi này. Mới 3 win đúng không? Win cuối cùng là khách hàng có sản phẩm ngon để ủng hộ, win này thì tinh thần thôi, còn 3 win kia là tài chính => Cơ bản mô hình này có thể scale lên cực nhanh nhưng cũng có thể sụp đổ nhanh nếu 1 trong 3 bên không có được “miếng bánh” hợp lý

Nếu thực thi được thì đây là mô hình với mức đầu tư cơ sở vật chất ban đầu rất tối giản, mượn lực của các bên và thực sự có thể thay đổi ngành F&B trong tương lai. Mong sớm được thưởng thức bánh mỳ Đen Vâu, xôi Tóc Tiên, họa mi Binz…. Hay món gì độc lạ nữa thì bạn cứ còm-men nha, biết đâu ko xa trong tương lai lại đc mlem

#HoangTung #MrPizza #FnBShare