7 cách giúp thực hiện hiệu quả chiến lược Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị Liên kết – Affiliate Marketing – là một chiến lược không khó làm lại vô cùng đắc lực nếu vận dụng đúng cách. Khi phát huy hiệu quả, nó chẳng những giúp bạn tăng trưởng mạnh doanh thu mà còn lan rộng uy tín. Nhưng tất nhiên, điều đó chỉ có khi bạn làm đúng cách! Vậy làm Tiếp thị Liên kết sao cho đúng cách? Hãy cùng Cask tìm hiểu trong bài viết hôm nay!

Định nghĩa Tiếp thị Liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị Liên kết – Affiliate Marketing – hay còn gọi là Tiếp thị Kết hợp – Associate Marketing – là một mô hình vận hành theo cách hợp tác giữa Nhà Quảng bá – Advertiser – với Nhà Phát hành – Publisher. Nhà Quảng bá chính là chủ gian hàng Ecomm, với nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường. Còn Nhà Phát hành là một đối tác của Nhà Quảng bá, họ sẽ quảng bá sản phẩm cho Nhà Quảng bá trên trang của mình và hưởng hoa hồng từ doanh thu hay thành quả kinh doanh.

7 cách giúp thực hiện chiến lược Tiếp thị liên kế (Affiliate Marketing) hiệu quả

Để làm tốt Tiếp thị Liên kết, bạn hãy áp dụng 7 lời khuyên sau:

1. Chọn đúng đối tác

Tiếp thị Liên kết có thể xem là một dạng Tiếp thị Truyền miệng – một công cụ Marketing chưa bao giờ lỗi thời, nếu không muốn nói là ngày càng hiệu quả với sự xuất hiện của Internet và mạng xã hội. Trong Tiếp thị Liên kết, bạn sẽ chọn các đối tác giúp bạn lan truyền thông điệp về nhãn hàng, sản phẩm… đến càng nhiều độc giả càng tốt. Vì vậy, chọn đúng đối tác là điều quan trọng trước tiên. Để đánh giá một đối tác, bạn hãy cân nhắc các nhân tố sau:

  • Số lượng người theo dõi trang của đối tác. Đây là một tiêu chí rất quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả.
  • Số lượt xem trang.
  • Độ tương tác của trang.
  • Mạng lưới quan hệ của đối tác với những cá nhân, tổ chức quan trọng trong ngành, có thể giúp ích cho việc kinh doanh của bạn.
  • Uy tín hay thẩm quyền của đối tác. Hẳn nhiên, uy tín càng cao, độ tác động đến độc giả càng lớn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhóm độc giả của đối tác phải hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của bạn; hay nói cách khác, họ cũng là khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn bán điện thoại di động, bạn không thể hợp tác với chuyên gia về thực dưỡng.

2. Tối ưu hóa các nền tảng của bạn

Các nền tảng – Platform – bao gồm: Blog, trang Web, Facebook, Instagram… của công ty bạn. Bạn cần tối ưu hóa & trang bị đầy đủ cho chúng để đón lượng khách hàng tiềm năng do đối tác chuyển đến. Lúc này, mục tiêu của bạn là khiến họ mua hàng hoặc chí ít là đăng ký thông tin – nói cách khác, bạn sẽ cố gắng tăng Tỷ lệ Chuyển đổi càng nhiều càng tốt. Một số công cụ phổ biến giúp bạn tối ưu hóa gồm:

  • Thông tin dưới dạng Video.
  • Gửi Email cá nhân hóa: tức Email giới thiệu, chào mời sản phẩm… dựa trên thông tin về nhu cầu, đặc trưng riêng của khách hàng.
  • Soạn danh sách từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm của khách hàng.
  • Xây dựng Landing Page đúng đối tượng mục tiêu.
  • Xây dựng nội dung phù hợp với khách hàng và thường xuyên phát triển, cập nhật.
  • Thử nghiệm và cải thiện tốc độ truy cập/thao tác trên nền tảng nếu cần.

3. Đa dạng hóa chương trình liên kết

Khi đầu tư tài chính, người ta thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Tương tự vậy, bạn nên tìm kiếm và hợp tác cùng lúc với nhiều đối tác. Hẳn nhiên, bạn bắt đầu với một hai đối tác nhưng sẽ dần mở rộng thêm ra. Một vài gợi ý như sau:

  • Dành thời gian tìm hiểu các đối tác tiềm năng và liên hệ với họ. Tuyển lựa kĩ càng và duyệt xét lại danh sách đối tác sau mỗi quý.
  • Phân nhóm các đối tác, xác định chiến lược & các chiến dịch phù hợp cho từng nhóm.

4. Hợp tác với người ảnh hưởng

Vai trò của người ảnh hưởng ngày càng lớn trong Marketing. Theo một nghiên cứu, 14% khách hàng Gen Z thế hệ đầu đã mua một sản phẩm trong vòng 6 tháng trước dựa trên lời khuyên của người ảnh hưởng. Hơn nữa, tính trung bình, một chiến dịch Marketing dựa vào người ảnh hưởng mang lại tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư cao gấp 11 lần chiến dịch Marketing thông thường.

5. Sử dụng Coupon

Tâm lý khách hàng vẫn thích ‘hời’ được đồng nào hay đồng đó. Theo một thống kê, 60% Shopper trong thương mại điện tử chủ động tìm kiếm các Coupon trước khi mua hàng. Đối với doanh nghiệp, Coupon có những lợi điểm là ít tốn chi phí và dễ đo lường, theo dõi. Nó vừa giúp bạn có thêm khách hàng mới vừa giúp giữ chân khách hàng hiện tại. Khi tổ chức chương trình Coupon, bạn hãy tính toán kĩ lưỡng về: (i) Cách làm của đối thủ; (ii) Tình hình thị trường; (iii) Thời điểm phù hợp…

6. Hợp tác liên nhãn hàng

Hợp tác liên nhãn hàng là một cách hiệu quả nhất để tăng lượng độc giả Email dài hạn. Theo một nghiên cứu, 43% người dùng muốn thử mua một sản phẩm từ công ty họ ưa thích và đang chạy chương trình hợp tác liên nhãn hàng.

Cũng giống như đối tác cá nhân, bạn cần chọn đối tác nhãn hàng phù hợp với giá trị & nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Việc hợp tác với nhãn hàng có quy mô và tầm quan trọng lớn, do đó bạn nên tuần tự tiến hành: (i) Mở đầu hợp tác bằng một chiến dịch nhỏ, ngắn hạn; (ii) Nếu khởi đầu suôn sẻ, hãy tìm thêm những cơ hội hợp tác tiềm năng; (iii) Mở rộng hợp tác bằng các cam kết, định hướng chiến lược với nhiều chương trình bao quát hơn.

7. Sử dụng phần mềm Tiếp thị Liên kết

Tổ chức & quản lý các chiến dịch tiếp thị liên kết sẽ khá vất vả nếu số lượng nhiều. Hãy dùng các phần mềm chuyên nghiệp, giúp bạn theo dõi, quản lý, điều chỉnh… Có nhiều phần mềm như vậy trên thị trường, hãy lựa chọn dựa vào:

  • Tính trọn gói: hãy dùng phần mềm giúp bạn quản lý nhiều chương trình liên kết cùng một lúc mà chỉ qua một tài khoản.
  • Tính kết hợp: phần mềm có thể tích hợp hiệu quả vào trang thương mại của bạn.
  • Dễ khởi tạo: không phải qua nhiều bước, giao diện thân thiện, dễ hiểu.
  • Tương thích với các thiết bị di động, để bạn có thể dễ dàng làm việc ở mọi nơi.

Kết: Với 7 lời khuyên trên, bạn hoàn toàn có thể an tâm thử nghiệm và triển khai các chương trình tiếp thị liên kết.

Để nắm bắt thêm nhiều kiến thức về Ecommerce, hãy tham gia ngay Khóa học “Design Winning Ecommerce Channel” – Thiết kế kênh thương mại điện tử hiệu quả tại CASK Academy.