Viện Kinh tế Mastercard công bố Báo cáo Xu hướng Du lịch 2023

Kết quả nghiên cứu mới từ Viện Kinh tế Mastercard cho thấy người tiêu dùng đang tận dụng lợi thế của một hệ sinh thái du lịch mang tính truyền thống hơn trong năm 2023, ưu tiên du lịch nghỉ dưỡng và tiên phong khám phá các hành lang du lịch mới trên khắp thế giới. Báo cáo Xu hướng Du lịch 2023 được công bố ngày hôm nay cung cấp các thông tin chính về tình trạng du lịch toàn cầu, với trọng tâm là bối cảnh kinh tế đang thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng được duy trì và việc Trung Quốc đại lục mở cửa trở lại.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang thay đổi, việc ưu tiên trải nghiệm hơn các yếu tố khác1 từ sau đại dịch và nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ổn định sẽ định hình triển vọng năm 2023. Tuy ban đầu yếu thế hơn so với du lịch nghỉ dưỡng, du lịch công tác đã tăng trở lại vào nửa cuối năm 2022, đặc biệt là ở các nền văn hóa ưu tiên việc trở lại văn phòng. Theo ước tính của Viện Kinh tế Mastercard, trong hoàn cảnh thị trường du lịch đang chịu nhiều tác động từ nền kinh tế bất ổn, việc Trung Quốc đại lục mở cửa trở lại dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trên toàn cầu, với tác động tập trung ở châu Á - Thái Bình Dương.

Các kết quả chính bao gồm:

  • Du lịch nghỉ dưỡng và du lịch công tác đang phát triển với tốc độ tương đồng. Nhờ các hạn chế đi lại ở châu Á được dỡ bỏ, hoạt động du lịch nghỉ dưỡng trên toàn cầu vẫn phát triển mạnh mẽ, với lượng đặt vé máy bay vào tháng 3 năm 2023 tăng khoảng 31% so với cùng kỳ năm 2019.2 Trong nửa cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, lượng đặt vé máy bay của doanh nghiệp đã tăng lên ngang bằng mức đặt vé máy bay nghỉ dưỡng, nhờ xu hướng trở lại làm việc tại văn phòng mạnh mẽ ở một số khu vực.3 Du lịch giải trí và công tác hiện đang tăng trưởng với tốc độ tương đồng trên toàn cầu. Kết quả của Mastercard cho thấy nhu cầu gặp mặt trực tiếp, với mức tăng trưởng đáng kể nhất về chi phí đi lại phục vụ thương mại và giải trí dẫn đầu bởi châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu lần lượt 64% và 42% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2023.4
  • Trung Quốc đại lục mở cửa trở lại mang lại lợi ích cho du lịch toàn cầu nói chung và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau các quy định nghiêm ngặt về COVID diễn ra vào thời điểm mà động thái này có thể sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế trải nghiệm, vì nhu cầu đi lại bị dồn nén dự kiến sẽ tạo đà tăng mạnh. Đáng chú ý, tính đến tháng 3 năm 2023, chi tiêu cho trải nghiệm ở mức 93% so với năm 2019 mặc dù hoạt động du lịch trong năm ngoái chỉ ở mức tối thiểu.6 Các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ sự mở cửa của Trung Quốc, do mối quan hệ chặt chẽ về thương mại quốc tế, du lịch và khoảng cách địa lý. Dựa trên ước tính của Viện Kinh tế Mastercard, các quốc gia khác dự kiến sẽ được hưởng lợi bao gồm Bắc Âu – Đức và Pháp – và Brazil, đây là những quốc gia có thể chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi nền kinh tế phục hồi.
  • Du khách thiết lập các hành lang du lịch mới. Khi người tiêu dùng đang có thu nhập cao hơn và quay trở lại trạng thái thoải mái như thời kì trước đại dịch, họ cũng bắt đầu du lịch xa hơn đến các địa điểm mới. Đối với du khách đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và Úc vẫn là những điểm đến yêu thích cho hành trình du xuân và nghỉ hè. Bắt đầu từ cuối năm 2022, du khách đến Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã bắt đầu tăng lên, đưa nơi đây lọt vào top 10 điểm đến và bứt lên vị trí thứ 3 vào tháng 2 năm 2023. Những trải nghiệm du lịch sang trọng, như lưu trú cao cấp và du lịch xa hoa ở những nơi như Pháp và Ý, có thể sẽ thu hút khách du lịch Trung Quốc quay trở lại nền kinh tế trải nghiệm từ chính sách “không Covid”.
  • Du khách tiếp tục ưu tiên trải nghiệm. Khách du lịch tiếp tục ưu tiên trải nghiệm hơn các yếu tố khác và đang đòi hỏi nhiều hơn về sự độc đáo. Du khách đã đến những nơi ít được biết tới hơn để trải nghiệm văn hóa, có thể do ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông xã hội và giải trí. Cụ thể, vào tháng 3 năm 2023, chi tiêu trải nghiệm tăng 32,2% so với tháng 3 năm 2019, trong khi chi tiêu cho các yếu tố khác tăng 22,2% ở Việt Nam.8 Chi tiêu hướng đến trải nghiệm đang tăng mạnh ở một số hành lang du lịch nhất định khi lệnh phong tỏa do đại dịch được dỡ bỏ, nhưng du khách Trung Quốc vốn có truyền thống ưu tiên hàng bán lẻ xa xỉ có thể thúc đẩy chi tiêu hàng hóa trên khắp các thị trường.

Ông David Mann, Nhà Kinh tế trưởng khu vực châu Á, Viện Kinh tế Mastercard cho biết: “Trong năm 2023, du lịch bùng nổ trở lại ở châu Á nhờ việc Trung Quốc mở cửa lại biên giới và các thị trường khác nới lỏng những hạn chế cuối cùng về đi lại được đặt ra trong thời kỳ đại dịch. Với xu hướng ưu tiên trải nghiệm hơn các yếu tố khác trên toàn cầu, nhu cầu du lịch dự kiến sẽ gia tăng vượt xa đợt bùng nổ do bị kìm nén trước đây. Khi chúng ta chuẩn bị bước vào mùa du lịch hè cao điểm, câu hỏi lớn đặt ra là liệu nguồn cung chuyến bay và lưu trú có theo kịp nhu cầu hay không”.

Hỗ trợ toàn diện cho du khách và ngành du lịch

Khách du lịch muốn có trải nghiệm tốt ngay từ khi họ đặt vé máy bay cho đến khi đặt chân lên vùng đất mới, và các công ty hiểu được điều này sẽ có lợi thế trong việc thiết lập mối quan hệ lâu dài và có giá trị hơn với người tiêu dùng. Sự thay đổi kỳ vọng quan trọng này không chỉ ảnh hưởng tới cách các công ty làm việc với khách hàng của họ mà cả cách thức du lịch của chúng ta. Mặc dù hành vi của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi cùng với môi trường kinh tế vĩ mô, nhưng cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán hơn (chẳng hạn như tích điểm khi đặt chỗ) cùng với việc cá nhân hóa trải nghiệm, đề xuất và ưu đãi chỉ là hai trong số các chiến lược giữ khách du lịch cá nhân làm trung tâm của sự tương tác.

Mastercard nỗ lực hết mình để giúp ngành du lịch toàn cầu phục hồi và chào đón khách du lịch thông qua nhiều dịch vụ, từ phân tích thị trường và thông tin dữ liệu chuyên sâu tần suất cao giúp hiểu rõ xu hướng thay đổi của người tiêu dùng đến các giải pháp marketing và chiến lược thu hút tương tác nhằm thúc đẩy sự trung thành đối với thương hiệu và tối đa hóa lượng đặt trước.

Xem toàn bộ Báo cáo Xu hướng Du lịch 2023 tại đây hoặc tham khảo các báo cáo và thông tin chuyên sâu khác từ Viện Kinh tế Mastercard tại đây.

# # #

1, 6, 8 “Trải nghiệm” bao gồm chi tiêu của khách du lịch tại nhà hàng, hoạt động vui chơi giải trí, sòng bạc, hộp đêm, quán bar và các sự kiện khác, còn “những yếu tố khác” bao gồm chuỗi cửa hàng tiện lợi, quần áo, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, đồ trang sức, giày dép, hiệu sách, đồ điện tử, đồ chơi và cửa hàng tạp hóa. Không bao gồm chi phí đi lại và chỗ ở. Thể hiện phân tích về khối lượng chuyển đổi tổng hợp và ẩn danh (đô la Mỹ danh nghĩa chưa được điều chỉnh tỷ giá) dành cho khách du lịch nghỉ dưỡng tại điểm đến.

2 Tương ứng với số lượt đặt chuyến bay của khách du lịch nghỉ dưỡng trong thời gian tham chiếu so với cùng kỳ năm 2019. Dựa trên dữ liệu đặt chuyến bay của Mastercard tổng hợp và ẩn danh do các đối tác bên thứ ba cung cấp, lấy nguồn từ Viện Kinh tế Mastercard.

3 Tương ứng với số lượt đặt chuyến bay thương mại được thực hiện trong thời gian tham chiếu so với cùng kỳ năm 2019. Dựa trên dữ liệu đặt chuyến bay của Mastercard tổng hợp và ẩn danh do các đối tác bên thứ ba cung cấp, lấy nguồn từ Viện Kinh tế Mastercard.

4 Thể hiện phân tích về khối lượng chuyển đổi tổng hợp và ẩn danh (đô la Mỹ danh nghĩa chưa được điều chỉnh tỷ giá) dành cho chi phí du lịch doanh nghiệp và giải trí.

7 Phân tích dựa trên số lượng đặt chuyến bay quốc tế tới điểm đến được thực hiện bởi khu vực được chọn vào các thị trường đích được hiển thị trên biểu đồ. Dựa trên dữ liệu đặt chuyến bay của Mastercard tổng hợp và ẩn danh do các đối tác bên thứ ba cung cấp, lấy nguồn từ Viện Kinh tế Mastercard.