Top 4 Xu Hướng Ngành Bán Lẻ Toàn Cầu 2023
Tình hình thị trường trong những năm gần đây đã giúp các nhà bán lẻ học được cách duy trì sự bền vững trong một môi trường kinh tế đầy biến động. Hướng đi tiếp theo sẽ không đơn giản, nhưng mục tiêu của bài viết là giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu thay đổi sự bất ổn trong tình hình hiện nay.
Trong bài viết sau, Kyanon Digital sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về hành vi mua sắm của người tiêu dùng và top 4 xu hướng ngành bán lẻ toàn cầu sẽ hình thành trong vòng ba đến năm năm sắp tới được phân tích bởi Google.
1. Mua Sắm Đã Trở Thành Một Trải Nghiệm Đa Kênh
Ngày nay, người tiêu dùng di chuyển liên tục giữa các nền tảng mua sắm trực tiếp, trực tuyến và mạng xã hội khi có thể dễ dàng thao tác truy cập web, tìm kiếm sản phẩm đến việc mua sắm. Hành vi mua sắm này sẽ tiếp tục nâng cấp khi nó chuyển từ một trải nghiệm cụ thể – người dùng tìm kiếm một mặt hàng cụ thể trên một kênh cụ thể trong một khoảng thời gian xác định – thành trải nghiệm đa kênh.
Mọi người sẽ vô tình thấy các sản phẩm và dịch vụ mới khi lướt mạng xã hội, xem stream và chơi trò chơi. Điều này sẽ giúp cho giai đoạn tiếp theo của thương mại ít phải dựa vào việc người tiêu dùng chọn kênh nào để tương tác, mà tập trung vào việc các nhà bán lẻ có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và các nơi mà họ dành thời gian – những nơi đáp ứng nhu cầu, khám phá, lựa chọn và tiêu thụ.
Số những người mua hàng trẻ tuổi tăng gấp đôi đến gấp ba lần vì yêu thích mua sắm qua các phương tiện truyền thông.
Do đó, các nhà bán lẻ nên xem xét cách nhận diện thương hiệu khi ranh giới giữa thương mại và nội dung trở nên mờ nhạt hơn. Các trải nghiệm được cung cấp bởi thực tế tăng cường và thực tế ảo (AR và VR) cùng với các video có thể mua sắm sẽ trở nên phổ biến hơn khi người tiêu dùng càng có nhiều nhu cầu của đối với các trải nghiệm mua sắm có sử dụng công nghệ. Hiện nay, số lượng những người mua hàng trẻ tuổi tăng gấp đôi đến gấp ba lần vì yêu thích sử dụng các phương tiện truyền thông mới nổi để mua sắm như mạng xã hội, thử đồ ảo và live stream trực tuyến.
Đúng khách hàng và đúng thông điệp sẽ là mục tiêu di động. Các marketers nên phụ thuộc nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo (AI) để giữ sự linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với những thay đổi liên tục về điểm tiếp xúc và việc tổ chức nội dung. Các giải pháp như chiến dịch Performance Max được cung cấp bởi công nghệ AI của Google có thể giúp marketers tối đa hóa hiệu suất trên tất cả các kênh của Google.
2. Khi Sự Trung Thành Của Thương Hiệu Giảm Dần, Giá Trị Của Các Đối Tác Tăng Lên
Sự trung thành với thương hiệu sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi người mua hàng chọn các công ty và sản phẩm phù hợp hơn với giá trị và nhu cầu cá nhân của họ. Thật vậy, kỳ vọng của người tiêu dùng về cá nhân hóa đang tăng lên, với 73% người mua hàng mong đợi các thương hiệu hiểu được nhu cầu và mong muốn riêng của họ.
Các nhà bán lẻ và thương hiệu muốn giữ chân khách hàng tốt hơn nên đổi mới các sản phẩm của mình thông qua sự hợp tác với các đối tác. Thực tế, một loạt các doanh nghiệp trung gian đã trở thành những nhân vật quan trọng trong môi trường bán lẻ. Điều này bao gồm các ứng dụng siêu thị như Rappi ở Mỹ Latinh hoặc Grab ở Đông Nam Á đã tập trung các nhu cầu khách hàng khác nhau trong một nơi duy nhất, các công ty dịch vụ thanh toán khi mua hàng như Affirm hoặc Klarna, các bộ tập hợp điểm thưởng, các ứng dụng mạng xã hội và các doanh nghiệp giao hàng chặng cuối.
Theo Allied Market Research, thị trường giao hàng last-mile tự động toàn cầu dự kiến sẽ đạt 90 tỷ USD vào năm 2030. Đồng thời, các sàn thương mại trực tuyến sẽ chiếm 45% đến 50% tổng số chi tiêu trực tuyến vào năm 2025. Những con số này nhấn mạnh tại sao các nhà bán lẻ cần tìm đối tác phù hợp để giúp họ trở nên khác biệt so với đối thủ và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Tập trung hợp tác với các đối tác
3. Gen Z Đang Dẫn Đầu Trong Lực Lượng Mua Sắm Hiện Nay
Gen Z chiếm gần 30% tổng số dân số thế giới và được dự đoán sẽ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động vào năm 2025. Họ cũng là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong một thế giới kỹ thuật số, dành nhiều thời gian trực tuyến hơn bất kỳ nhóm nào khác và sức mua của họ đang tăng lên.
Nhà bán lẻ cần thu hút sự quan tâm của thế hệ gen Z thông qua thói quen và sở thích cụ thể của họ, chẳng hạn như cách họ tìm kiếm nơi mua hàng từ các nguồn đáng tin cậy trên mạng. Ví dụ, 46% người tiêu dùng toàn cầu đã mua sản phẩm trực tuyến thông qua livestream, nơi các influencers tổ chức các chương trình trải nghiệm mua sắm trực tiếp. Cụ thể, YouTube có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng đầu của thế hệ gen Z hơn các nền tảng video và mạng xã hội khác, khi họ đang cần đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hoặc cần thông tin hướng dẫn đáng tin cho một món hàng cần xem xét kỹ hơn.
Hành vi phụ thuộc kỹ thuật số này được hiểu thành nhiều điều khác hơn là chỉ mua sắm trực tuyến. Gen Z cho biết có 42% mức chi tiêu của họ vẫn diễn ra thông qua mua hàng trực tiếp, tương đương với Gen Y (chiếm 38% mức chi tiêu). Do đó, các nhà bán lẻ sẽ cần tạo ra những trải nghiệm mua sắm đa kênh mượt mà hơn bằng cách tận dụng các công nghệ số trong cửa hàng để tăng cường trải nghiệm, thử nghiệm công nghệ thế hệ tiếp theo như video có thể mua hàng, và thu được phản hồi thực tế của khách hàng.
Gen Z đang dẫn đầu trong lực lượng mua sắm hiện nay
4. Người Tiêu Dùng Có Ý Muốn Tăng Giá Trị Nhận Được Và Giảm Rủi Ro
Sau nhiều năm bất ổn về kinh tế toàn cầu và địa-chính trị, người mua hàng đã quan tâm nhiều hơn về giá trị sản phẩm. Do đó, mọi người đang chú trọng vào việc đề xuất về tổng giá trị thương hiệu hơn là về giảm bớt giá cả. Trong thực tế, nghiên cứu mới đây của Google đã cho thấy việc cung cấp các lợi ích của mua hàng từ một nhà bán lẻ cụ thể, chẳng hạn như giao hàng nhanh và miễn phí đổi trả, có sức ảnh hưởng tương đương như giảm giá sản phẩm.
Sự kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng đi đôi với việc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về dữ liệu cá nhân. Theo Kantar’s Global Monitor, 79% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ quan tâm đến bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư trên internet, và 72% tin rằng họ đang gặp rủi ro khá lớn từ việc người bán hoặc các công ty sử dụng sai mục đích dữ liệu cá nhân của họ.
Khi các yếu tố nhận dạng cá nhân như cookie và thiết bị ID đang được loại bỏ và các marketers thích ứng với môi trường với nhiều quy định hơn, các nhà bán lẻ và thương hiệu cần có một nền tảng vững chắc về bản quyền dữ liệu first-party. Ứng dụng sẽ là chìa khóa để xây dựng quan hệ trực tiếp với khách hàng của họ, đó cũng là cách giúp thu thập dữ liệu first-party.
Khi sự không ổn định tiếp tục tồn tại trong một môi trường bán lẻ thay đổi liên tục, các nhà bán lẻ và thương hiệu có thể linh hoạt và chuẩn bị cho tương lai bằng cách thích ứng với trải nghiệm mua sắm phổ biến hơn, tìm đến các đối tác phù hợp để nâng cao giá trị của mình, thu hút khách hàng Gen Z, và cung cấp cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn và ít rủi ro hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được nhiều thông tin hơn về tương lai của ngành bán lẻ cũng như 4 xu hướng toàn cầu sẽ càng ngày phổ biến trong 5 năm tiếp theo.