Phát triển trí tuệ cảm xúc - Yếu tố song hành trong tư duy toàn diện

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là một phần quan trọng hình thành nên con người toàn diện với đầy đủ các yếu tố từ tư duy đến tình cảm. Vậy, trí tuệ cảm xúc là những gì sẵn có của mỗi người hay là một “bộ môn” cần sự giáo dục và rèn luyện hàng ngày? Cùng chị Hạnh Hoa - CEO JoyUni tìm hiểu về tầm quan trọng của sức bền tinh thần trong Podcast 18 giờ 01 của Adsota.

Podcast 18 giờ 01 là kênh audio về Marketing do Adsota Agency sản xuất, nhằm kết nối, chia sẻ những kiến thức thực tế từ các khách mời đến các thính giả yêu thích lĩnh vực tiếp thị. 18 giờ 01 tập trung khai thác, đào sâu những câu chuyện của các chuyên gia thuộc nhiều ngành nghề: giáo dục, kinh doanh, tuyển dụng,...để thấy được góc nhìn mới mẻ, đa chiều của họ. Từ đó, đem đến những thông tin giá trị được vận dụng linh hoạt trong ngành Marketing.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'PODCAST #13 18 18G01 Giờ PODCAST LÀM THẾ NÀO QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG CHO C-LEVEL? Ms. Vũ Hạnh Hoa CEO JoyUni'

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho C-levels liệu có khó?

Những người thuộc cấp quản lý, điều hành hay nhân viên là những đối tượng đang miệt mài làm việc, cống hiến cho sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp. Do vậy, đôi lúc họ quên đi những cảm xúc cá nhân, cho rằng giáo dục sức bền tinh thần là một khái niệm trừu tượng và không đánh giá cao sự tồn tại của nó trong công việc, cuộc sống. Với những người thuộc cấp C-levels, việc truyền tải thông tin và thay đổi cách nhìn nhận là điều không hề dễ bởi họ là những người luôn phải đưa ra quyết định và ít bị tác động bởi mọi thứ xung quanh.

Chia sẻ của chị Hạnh Hoa trong Podcast 18 giờ 01: Mỗi doanh nghiệp không chỉ là nơi làm việc tận tâm của các cá nhân nhằm tạo ra các con số lý tưởng mà nơi đó phải mang lại niềm hạnh phúc, hứng thú và sự thoải mái. Có như vậy, con người mới thực sự gắn kết với nhau, tạo ra những kết quả mà doanh nghiệp mong đợi. Nhận thức được điều này, bản thân những người thuộc cấp quản lý phải thấu hiểu tầm quan trọng của việc bồi dưỡng cảm xúc cho chính mình và nhân viên thì mới có thể tạo ra môi trường lành mạnh và phát triển lâu dài.

Trong quá trình tiếp cận và “thuyết phục” đối tượng C-levels đề cao trí tuệ cảm xúc, chị Hạnh Hoa cho biết JoyUni luôn đưa ra “chiến lược mềm” để đi sâu vào insight, thấu hiểu nỗi đau riêng của từng người, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể về mặt cảm xúc, tinh thần. Sở dĩ, hầu hết những người thuộc C-levels họ chưa thực sự xem sức bền tinh thần là giải pháp tốt cho đến khi gặp phải những khó khăn trong việc quản lý, kết nối nhân viên với nhau.

Làm Marketing như thế nào để C-levels nhận thức được trí tuệ cảm xúc là một “bộ môn” cần học?

Thay vì tập trung xây dựng thương hiệu thông qua các nền tảng số, JoyUni lựa chọn marketing bằng cách trực tiếp đi tìm “những người lãnh đạo có nỗi đau”, trò chuyện, tiếp xúc từ đó thấu hiểu những vấn đề mà họ gặp phải. Trong quá trình đồng hành cùng C-levels, hầu hết họ đều nhìn nhận việc xây dựng hệ thống quản lý chuẩn chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị. Thậm chí, một số quản lý, lãnh đạo cho rằng miễn nhân viên nghe và làm theo thì mọi thứ có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, sau khi tư vấn và lắng nghe câu chuyện của những người đứng đầu doanh nghiệp, JoyUni đã tìm ra điểm đau và giúp họ nhận ra rằng phong cách lãnh đạo đem lại nhiều tác động tích cực nhất chính là sự kết hợp giữa thái độ “vô cùng tàn nhẫn” và “vô cùng yêu thương”. Nghĩa là người đứng đầu phải biết lấy yêu thương làm gốc, đồng thời cũng phải “tàn nhẫn” bằng cách tạo ra luật chơi, tạo ra áp lực để nhân viên hình thành sự chuyên nghiệp, kỷ luật và mang lại hiệu suất cao.

Thông qua các khóa học được thiết kế riêng cho từng đối tượng, JoyUni đã khiến giáo dục trí tuệ cảm xúc trở thành “bộ môn” C-levels cần học. Sau đó, tận dụng hiệu ứng marketing truyền miệng để tiếp cận thêm nhiều lãnh đạo, quản lý đang có chung nhu cầu. Có thể thấy, với lĩnh vực giáo dục đặc biệt này, cách marketing hữu hiệu nhất chính là mang lại giá trị “người thật, việc thật” khiến khách hàng tin tưởng.

Marketer có cần rèn luyện sức bền tinh thần hay không?

Marketer là những người phải liên tục cập nhật, làm mới bản thân và tạo ra nhiều nguồn cảm hứng trong công việc. Do vậy, đôi lúc họ sẽ đối mặt với sự mệt mỏi, suy kiệt và áp lực không biết làm thế nào để thể chất, tinh thần và trí tuệ luôn trong trạng thái “tươi mới”. Vì vậy, bồi dưỡng sức khỏe tinh thần thông qua việc xây dựng mối quan hệ, tự chữa lành bản thân là điều cần thiết và mang lại kết quả tích cực. Theo chị Hoa, “mài rìu” thông qua việc phát triển chuyên môn, nâng cao năng lực cũng là cách để marketer rèn luyện sức bền tinh thần, tự tin hơn trong công việc. Hơn hết, khi chúng ta trang bị một “chiếc rìu” đủ sắc, không chỉ trí tuệ được mài giũa mà cả tinh thần và thế giới quan cũng trở nên khác biệt.

Nghe thêm các Podcast về Marketing của Adsota Agency tại đây.

Về Adsota,

Adsota là đơn vị "may đo" giải pháp tiếp thị toàn diện cho thương hiệu, giúp tối ưu nguồn lực và tăng nhận diện hiệu quả nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sáng tạo và công nghệ.

Với đội ngũ dày kinh nghiệm tư vấn chiến lược & triển khai Performance Marketing, là đối tác DUY NHẤT của Facebook Gaming tại Việt Nam, sở hữu 60 triệu+ insights người tiêu dùng trẻ tại Đông Nam Á, Adsota tự tin là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp Marketing tổng thể, cam kết đem lại kết quả vượt trội trong các hoạt động xây dựng thương hiệu và tối đa hiệu quả kinh doanh.